trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích.
3.2.3. Tăng cường phát triển đội ngũ Luật sư, trợ giúp pháp lý
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự trong thực tiễn đó là nước ta chưa có đội ngũ Luật sư, trợ giúp pháp lý đủ số lượng và chất lượng để tham gia, góp ý, phản biện quá trình áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, Nhà nước đã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao chất lượng của đội ngũ Luật sư, trợ giúp pháp lý.
Trong số các văn bản quan trọng với mục tiêu phát triển đội ngũ Luật sư hội nhập, năm 2010, Bộ Tư pháp đã xây dựng Chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020 (hiện đang hoàn thiện trình Lãnh đạo Bộ Tư pháp xem xét ký trình Chính phủ); Đề án "Phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020".
Ngoài ra, cùng với việc ban hành Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư (ngày 01/12/2010) để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho người tập sự trong quá trình tập sự hành nghề Luật sư, Bộ đã dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 02/2007/TT-BTP (ngày 25/4/2007) của Bộ Tư pháp và hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định 131/2008/NĐ-CP (ngày 31/12/2008) của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư.
Tất cả những việc làm ấy nhằm mục đích cao nhất là tăng cường phát triển đội ngũ Luật sư, trợ giúp pháp lý giỏi chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng tới người dân; qua đó phòng ngừa có hiệu quả sự phát sinh tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
3.2.4. Tăng cường phòng, chống "hình sự hoá" các quan hệ dân sự, kinh tế có liên quan đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu sự, kinh tế có liên quan đến tài sản có đăng ký quyền sở hữu
Một là, không ngừng hoàn thiện hệ thốngpháp luật liên quan đến thực
hiện giao dịch và giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự.
Hằng năm nên có các cuộc họp để đúc rút kinh nghiệm và thống kê các trường hợp có dấu hiệu "hình sự hóa" để kịp thời hướng dẫn giải quyết, đồng thời ra văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện các yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng với mục đích chống các hiện tượng "hình sự hoá" các tranh chấp kinh tế, dân sự và "phi hình sự hoá" trong điều tra các vụ án kinh tế, dân sự. Giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự phải áp dụng quy phạm pháp luật phù hợp. Bên cạnh đó cũng phải không ngừng hoàn thiện các quy phạm
pháp luật trong các văn bản Luật hình sự, văn bản Luật tố tụng hình sự, văn bản Luật dân sự, văn bản Luật tố tụng dân sự, văn bản Luật thi hành án hình sự, văn bản Luật doanh nghiệp,... Xác định các quy định có "xung đột" để giải quyết nhằm hoàn thiện pháp luật.
Phải phân định một cách rõ ràng giữa hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, dân sự với tội phạm. Tăng cường hiệu lực pháp luật trong việc chấp hành các phán quyết của Toà án kinh tế, Toà dân sự và Trọng tài kinh tế đối với các tranh chấp kinh tế, dân sự.
Hai là, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong kiểm tra, giám sát
các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
Hoàn thiện pháp luật phải trên cơ sở tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phải gắn liền với việc cải cách hành chính, đảm bảo phát huy một cách tốt nhất quyền giám sát kiểm tra của nhân dân cũng như các tổ chức chính trị xã hội khác đối với việc áp dụng các qui phạm pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự của các cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh việc thi hành Chỉ thị 02/1998/CT-TTg ngày 07/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giáo dục và phổ biến pháp luật, nâng cao dân trí, đảm bảo để các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự phân biệt được đâu là vi phạm các quy định pháp luật về kinh tế, đâu là vi phạm các quy định pháp luật về hành chính, đâu là hành vi tranh chấp dân sự, đâu là tội phạm. Tăng cường quản lý nhà nước trong áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự đồng thời củng cố vai trò các cơ quan kiểm tra, giám sát để đảm bảo kịp thời phát hiện và ngăn chặn, khắc phục hiện tượng "hình sự hoá" các tranh chấp kinh tế và "phi hình sự hoá" trong điều tra các vụ án kinh tế.
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua luận văn nghiên cứu: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam cho phép rút ra một số kết luận chung dưới đây.
MỘT LÀ, TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM