Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 31 - 41)

đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu

Đặc điểm của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu là những đặc trưng, dấu hiệu pháp lý hình sự của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Chính vì vậy mà tội phạm này có những đặc điểm riêng biệt như sau:

Về khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký

quyền sở hữu là không có sự khác biệt với khách thể của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như đã phân tích tại mục 1.1.1 luận văn này. Điểm riêng biệt của tội phạm này được thể hiện ở đối tượng mà tội phạm hướng đến/xâm phạm là tài sản có đăng ký quyền sở hữu. Có thể chia tài sản đăng ký quyền sở hữu thành hai loại: Bất động sản có đăng ký quyền sở hữu và động sản có đăng ký quyền sở hữu. Mỗi loại tài sản đều mang đặc trưng riêng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền năng của chủ sở hữu.

Đối với bất động sản có đăng ký quyền sở hữu: nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình gắn liền với đất,… là những tài sản gắn liền với đất, không thể di chuyển, thay đổi vị trí. Người sở hữu muốn thực hiện quyền năng của chủ sở hữu (Chiếm hữu, sử dụng) thì phải sinh sống trại nơi có tài sản để thông qua hành vi của mình mà chiếm hữu, sử dụng. Đối với quyền năng định đoạt thì chủ sở hữu phải tự mình và/hoặc ủy quyền hợp pháp cho người khác thực hiện quyền định đoạt trước sự chứng kiến của Công chứng viên; đồng thời để việc định đoạt được Nhà nước công nhận thì phải được cơ quan hành chính có thẩm quyền ra văn bản công nhận và ghi vào sổ đăng ký. Vì vậy, việc chuyển

giao tài sản, thay đổi chủ sở hữu bằng việc "lạm dụng tín nhiệm" là không thể thực hiện được.

Đối với động sản có đăng ký quyền sở hữu: Ô tô, mô tô, xe máy,... là những tài sản có thể dịch chuyển được. Người nhận được tài sản thông quan vay, mượn, thuê,… có thể thực hiện ba quyền: sử dụng, chiếm hữu, định đoạt sau khi nhận được tài sản. Tuy những tài sản này cũng có đăng ký nhưng việc đăng ký này chỉ nhằm quản lý phương tiện là chủ yếu (hiện nay việc đăng ký chỉ xác định được chủ phương tiện mua lần đầu tiên). Chính vì vậy, đây là đối tượng chủ yếu của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu.

Đối với một số loại động sản đặc biệt: Máy bay, tàu hỏa, tàu thủy,... là những động sản có đăng ký quyền sở hữu, hoạt động và sử dụng có điều kiện đặc biệt (Bến cảng, người điều khiển có trình độ cao, khó chiếm đoạt, không có nhu cầu vay, mượn,…), đồng thời được quản lý chặt chẽ. Do đó, tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là động sản có đăng ký quyền sở hữu như trên cho đến hiện nay không xảy ra.

Về khách quan: Đó là những hành vi hành vi "gian dối" để chiếm đoạt

tài sản. Người phạm tội thường sử dụng những hành vi "gian dối" sau: Giả tạo bị mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản,… Việc gian dối này chỉ thực hiện được nếu tài sản đáp ứng những điều kiện: Di chuyển được, nhỏ gọn, có nhiều chi tiết, bộ phận ghép thành. Chính vì vậy, thủ đoạn gian dối này chỉ áp dụng với động sản có đăng ký quyền sở hữu (ô tô, xe máy). Ví dụ: Rút một bộ phận động cơ ô tô, xe máy rồi bảo rơi ở nơi nào đó; thay đổi động cơ xe;...

Hoặc có hành vi "bỏ trốn" để chiếm đoạt tài sản. Hiện nay chưa có hướng dẫn nào xác định rõ hành vi thế nào là bỏ trốn; tuy vậy, thực tiễn các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã diễn ra ở các địa phương đã xác định hành vi bỏ trốn: Cơ quan điều tra cần xác minh tại chính quyền địa phương nhiều lần (ít nhất là 02 lần trở lên), ghi lời khai người thân của đối tượng (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người hàng xóm, người

bị hại) về việc họ có liên lạc với đối tượng không? có biết đối tượng ở đâu không? thông báo tìm đối tượng trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu qua thông báo tìm đối tượng, xác minh tại chính quyền địa phương xác nhận đối tượng đã bỏ đi khỏi địa phương không khai báo, những người thân, hàng xóm, người bị hại xác nhận không biết đối tượng ở đâu, thì phải xem đó là hành vi bỏ trốn. Hành vi bỏ trốn của người phạm tội để chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội mang tài sản (nhận được sau khi mượn, vay, thuê,…) đi khỏi nơi cư trú mà không ai biết. Điều này có nghĩa là hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản chỉ có thể thực hiện được khi tài sản có thể di chuyển được, nhỏ gọn. Chính vì vậy, với hành vi bỏ trốn thì người phạm tội chỉ có khả năng chiếm đoạt được động sản có đăng ký quyền sở hữu mà thôi. Ví dụ: Mượn, thuê xe ô tô rồi sử dụng chính ô tô, xe máy đó để trốn sang tỉnh khác, nước khác nhằm chiếm đoạt.

Hoặc có hành vi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được tài sản cho chủ sở hữu. Tuy vậy, xác định "mục đích bất hợp pháp" cũng còn nhiều tranh luận/quan điểm trái chiều của các nhà nghiên cứu pháp luật và cơ quan áp dụng pháp luật. Có nhiều quan điểm xác định việc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp bao gồm việc người nhận được tài sản sử dụng "sai" mục đích đã cam kết trong hợp đồng (ví dụ: Mượn xe máy để sử dụng nhưng sau đó lại cho người khác thuê dẫn đến làm mất xe); nhưng nhiều quan điểm khác lại cho rằng sử dụng vào mục đích bất hợp pháp nghĩa là người nhận được tài sản sử dụng tài sản đã nhận được để thực hiện tội phạm xâm phạm quan hệ pháp luật khác được pháp luật hình sự bảo vệ dẫn đến không thể trả lại tài sản (ví dụ: Dùng xe máy mượn để đi buôn lậu, đánh bạc dẫn đến làm mất tài sản). Ở đây, nhà làm luật chưa giải thích rõ thời điểm phạm tội và cách xác định hậu quả do hành vi phạm tội; ví dụ: Khi một người thuê xe ô tô sau đó đem xe đi đánh bạc, nếu thua bạc dẫn đến mất xe thì xử lý hình sự là đúng, nhưng nếu thắng bạc thì việc có hay không xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm là chưa xác định.

Nếu cũng người đó thuê xe ô tô nhưng sau đó lại đem xe ô tô đi cầm cố để lấy tiền tiêu xài thì thời điểm đem xe đi cầm cố là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay thời điểm hết thời hạn mượn mà không thể chuộc lại được xe ô tô để trả là vấn đề chưa có hướng dẫn cụ thể.

Từ những ví dụ trên cho thấy, quy định "sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được" vẫn còn nhiều bất cập trong việc hiểu và giải thích. Các cơ quan soạn thảo pháp luật, thi hành pháp luật cần có những biện pháp sửa đổi, bổ sung hoặc ra văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định trên.

Hành vi sử dụng bất động sản có đăng ký quyền sở hữu vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được là không thể xảy ra, bởi vì: Dù người nhận được tài sản qua hình thức hợp đồng rồi sử dụng vào mục đích bất hợp pháp thì quyền sở hữu của chủ sở hữu vẫn không bị thay đổi (nếu chủ sở hữu không liên quan đến việc sử dụng trái pháp luật) do đó việc không trả được tài sản là không thể xảy ra. Nếu bất động sản bị người được nhận tài sản sử dụng trái pháp luật thì tài sản đó là tang vật, vật chứng trong vụ án; quá trình điều tra sẽ được cơ quan điều tra thu hồi để trả lại cho chủ sở hữu (mở niêm phong, trả giấy tờ). Ví dụ: Thuê nhà rồi sử dụng nhà để làm nơi tụ tập lên kế hoạch cướp tài sản thì căn nhà mà các đối tượng sử dụng là vật chứng liên quan đến vụ án cướp, sau quá trình điều tra, thu thập chứng cứ liên quan trong căn nhà thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ phải trả lại nhà cho chủ sở hữu.

Hành vi sử dụng động sản có đăng ký quyền sở hữu vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được. Đó là những hành vi mượn, thuê xe ô tô, xe máy,… rồi dùng tài sản đó để thực hiện việc cầm cố, đánh bạc,… Các đối tượng sau khi nhận được tài sản hợp pháp đã làm trái cam kết: không sử dụng công năng của tài sản mà đem tài sản thực hiện mục đích trái pháp luật nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Ngoài ra, các cơ quan điều tra đều cho rằng việc nhận tài sản hợp pháp thông qua các hình thức hợp đồng rồi sau đó đem tài sản đi bán cho người khác cũng bị xem thuộc loại hành vi sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp và đề nghị Viện kiểm sát truy tố.

Tóm lại, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu chỉ xảy ra đối với các trường hợp: Mượn xe ô tô, xe máy,… sau đó báo với chủ sở hữu là bị trộm mất hoặc tháo một số bộ phận có giá trị trên xe; bỏ trốn mang theo ô tô, xe máy,…; mượn ô tô, xe máy rồi đi cầm cố, đi đánh bạc đẫn đến không thể trả lại được tài sản;….

Hậu quả của tội phạm. Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm tài sản gây

ra về tính chất và hậu quả được xác định thông qua đặc điểm về chất lượng của chính đối tượng tác động đã bị hành vi nguy hiểm cho xã hội làm biến đổi tình trạng. Mặt khác, tài sản có đăng ký quyền sở hữu là những tài sản có giá trị không cố định tại một thời điểm. Giá trị của tài sản có đăng ký quyền sở hữu bị ảnh hưởng bởi thời điểm định giá, giá trị sử dụng, hao phí sử dụng, là vật quý hiếm hay vật bình thường,... chính vì vậy để xác định giá trị của tài sản đăng ký quyền sở hữu xem đã đủ mức truy cứu Trách nhiệm hình sự hay chưa thì phải có cơ quan định giá tài sản. Đối với các vụ án hình sự thì cơ quan định giá là hội đồng định giá của huyện, tỉnh, trung ương (theo Điều 5 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/03/2005 nghị định của Chính phủ về hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự). Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu những vấn đề pháp lý hình sự mà không đi sâu về tố tụng hình sự, do vậy việc phân tích những vấn đề liên quan đến định giá tài sản chúng tôi sẽ không đề cập sâu thêm nữa.

Cơ quan cảnh sát điều tra căn cứ vào kết luận định giá tài sản của hội đồng định giá các cấp mà xác định giá trị tài sản đã bị người phạm tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt. Từ đó để ra quyết định: Khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, đồng thời xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm để khởi tố, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, việc căn cứ này để xác định hậu quả do hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu là vẫn chưa hợp lý, bởi vì:

Đối với tài sản có đăng ký quyết sở hữu, việc biến đổi tình trạng pháp lý của tài sản là thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ theo quy định của nhà

nước, do đó việc chuyển giao tài sản, chuyển quyền sở hữu trái pháp luật là không thể xảy ra. Người phạm tội hoặc người nhà của người phạm tội có khả năng trả lại tài sản và bù đắp thiệt hại cho chủ sở hữu: Có thể bằng việc chuộc lại, tìm lại tài sản hoặc thỏa thuận với người bị hại để bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại. Vậy xác định thiệt hại thực tế cho chủ sở hữu để tính hậu quả hay tính hậu quả của hành vi phạm tội theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt là một vấn đề theo chúng tôi cần phải xác định chính xác.

Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta xác định hậu quả của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo đó người phạm tội người nhà người phạm tội có trả lại tài sản hoặc đền bù thiệt hại thì người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm về việc xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Điều này là chưa hợp lý, bởi vì quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu chưa bị ảnh hưởng khi họ trả lại tài sản (lấy lại quyền sở hữu hợp pháp). Như vậy, chưa có căn cứ pháp lý xác định "Quyền sở hữu" của chủ sở hữu bị chiếm đoạt và việc người phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm "nặng" về hành vi xâm phạm "quyền sở hữu" như trên là chưa hợp lý. Chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc xác định và xử lý tội phạm là khoan hồng với người phạm tội đã tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu chưa có chứng cứ hoặc chứng cứ còn yếu, còn có thể không áp dụng pháp luật hình sự thì các cơ quan tố tụng hình sự sẽ không áp dụng các chế tài hình sự đối với công dân; với những sự việc mà hậu quả của hành vi phạm tội không lớn thì sẽ không áp dụng biện pháp hình sự. Trong trường hợp, cá nhân có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu nhưng tài sản của người bị hại đã được thu hồi và trả lại đầy đủ cho chủ sở hữu thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự "nặng" đối với người phạm tội là không phù hợp. Cần "giơ cao đánh khẽ" đối với người phạm tội để họ có cơ hội làm lại cuộc đời.

Về hình phạt: Hình phạt là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm

mực nhất định, việc áp dụng hình phạt nào đó đối với người bị kết án đều có thể đưa đến hậu quả tiêu cực. Do vậy, nếu như hậu quả tiêu cực do việc áp dụng hình phạt đưa đến càng lớn thì hiệu quả của hình phạt càng thấp và ngược lại, nếu như hậu quả tiêu cực do việc áp dụng hình phạt đưa đến càng nhỏ thì hiệu quả của hình phạt càng cao. Chính vì vậy, hiệu quả của hình phạt cần được xem xét và nghiên cứu với tư cách là một phạm trù xã hội gắn liền với các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến các cơ chế điều chỉnh về mặt pháp lý hình sự, chứ không thể chỉ đơn thuần coi hình phạt là biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm khắc nhất.

Đồng quan điểm với GS.TSKH Lê Cảm trong vấn đề "Các yếu tố đảm bảo hiệu quả của hình phạt" [5], tôi chỉ ra hai trong số những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng hình phạt của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu:

Đảm bảo quá trình tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội, cũng như quá trình hình sự hóa nói chung phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội trong giai đoạn nhất định tương ứng (về kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống,...).

- Đảm bảo việc xác định đúng tiêu chí đánh giá hiệu quả của hình phạt - mức độ tái phạm, mức độ thiệt hại của người bị hại,...

Hình phạt quy định đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)