Các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản điển hình

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 55 - 68)

Bảng 2.4: Áp dụng hình phạt trong xét xử tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2.2.1.Các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản điển hình

* Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thông thường

- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả đặc biệt nghiệm trọng và gây thiệt hại cho nhiều người.

Ngày 28/4/2005, tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đặng Thị Hà về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Bị cáo Đặng Thị Hà, sinh năm 1955, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại 169 Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại 169/72/182B Ngô Tất Tố, phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; nghề nghiệp: không; con ông Đặng Hữu Quý và bà Trần Thị Dựa; có chồng là Nguyễn Thanh Sơn và có 03 con; về nhân thân: ngày 02/02/1993 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh ngoại tệ trái phép; bị bắt giam từ ngày 30/6/1995 đến ngày 08/8/2001 và bị bắt giam lại ngày 11/8/2005.

Ngoài ra trong vụ án còn có các bị cáo Ping Tô, Phạm Quỳnh Thu Thơ, Nguyễn Quốc Cường, Trần Thị Kiêm, Lâm Thái và Võ Thị Nga.

Người bị hại bao gồm 16 người sau: 1) Bà Chu Thị Quỹ trú tại 16 Đặng Trần Côn, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 2) Bà Phan Thị Bắc trú tại 137/2 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 3) Bà Nguyễn Thị Tự trú tại 4B/17 quốc lộ 1, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh; 4) Bà Vũ Thị Nga trú tại 117-119

Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 5) Bà Trần Thị Thuý Nga trú tại 44/5/37 hẻm B4 Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh; 6) Ông Vũ Nhật Dũng trú tại A3 Nguyễn Thái Sơn, phường 3, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Hồ Chí Minh; 7) Bà Đinh Thị Kim Oanh trú tại 745-756 Lê Văn Việt, phường Hiệp Phú, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh; 8) Ông Nguyễn Anh Tuấn trú tại 28/40 Đỗ Quang Đẩu, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 9) Bà Trần Minh Nương trú tại 109 Đồng Khởi, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 10) Bà Trần Thị Bích trú tại 64 Lê Công Kiều, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 11) Bà Vũ Thị Đặng trú tại 28/34 Đỗ Quang Đẩu, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 12) Bà Trần Thị Gái trú tại N 172/21/3 Trần Phú, phường 9, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh; 13) Ông Nguyễn Văn Thông trú tại 86 Bùi Thị Xuân, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; 14) Bà Lê Thị Hương trú tại 15 Bà Triệu, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định; 15) Bà Trần Thị Kim Hoa trú tại 38 Lê Công Kiều, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 16) Bà Bùi Thị Lịch trú tại 65 Tú Xương, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm: Ông Nguyễn Thanh Sơn trú tại: 169/72/182B Ngô Tất Tố, phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (là chồng bị cáo Hà). (Ngoài ra còn có 22 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác).

Nội dung vụ án đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhận định như sau:

Năm 1988 Đặng Thị Hà cùng gia đình từ tỉnh Nam Định chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Năm 1992 và năm 1993, Hà không có đăng ký kinh doanh ngoại tệ nhưng tự mua bán ngoại tệ và cho người khác vay tiền lấy lãi suất cao, nên bị Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh ngoại tệ.

Từ đầu năm 1994 đến tháng 11/1994, Đặng Thị Hà vay tiền của 27 người với số tiền vay là 14.573.325.600 đồng (lãi suất từ 3,5% đến 9%/ tháng). Trong đó có 06 người là 2.973.025.600 đồng, khi vay Hà nói để hùn vốn cùng người khác mở Ngân hàng, kinh doanh gỗ, sắt, thép và 10 người là 6.776.800.000 đồng, khi vay Hà nói vay để kinh doanh. Đối với 11 người còn lại Hà vay là 4.823.500.000 đồng và khi vay Hà nói vay để cho người khác vay lại. Sau khi vay được tiền, Hà cho những người khác vay lại với tổng số tiền là 10.619.378.000 đồng, với lãi suất từ 11% đến 30%/ tháng (trong đó Ping Tô được Hà cho vay nhiều nhất là 3.450.000.000 đồng, số người còn lại Hà cho vay từ 100.000.000 đồng đến trên hai tỷ đồng). Khi cho vay Hà không yêu cầu người vay thế chấp tài sản hoặc nếu có thế chấp thì tài sản cũng không thuộc sở hữu của họ, vì thế sau này hầu hết người vay không trả nợ được cho Hà. Do không thu hồi được số tiền đã cho vay, nên đến tháng 11/1994 thì Hà bị vỡ nợ không còn khả năng thanh toán.

Quá trình điều tra, Hà thừa nhận đã vay tiền của nhiều người và cho nhiều người khác vay lại lấy lãi suất cao hơn, nhưng khai rằng những người cho vay đều biết Hà vay tiền để cho người khác vay lại, đồng thời Hà còn khai hầu hết những người đến vay tiền thì Nguyễn Thanh Sơn (chồng Hà) là người đứng tên cho vay và viết giấy biên nhận cho vay như bà Trần Thị Bích 150.000.000 đồng… Ngoài ra ông Sơn còn cùng Hà ký giấy cam kết trả nợ để giảm áp lực như bà Vũ Thị Nga 5.000.000.000 đồng…. Trong số những người Hà vay thì ông Nguyễn Thanh Sơn có đến nhà ông Nguyễn Văn Thông nhận 20 lượng vàng và viết giấy biên nhận là ông Sơn vay vàng của ông Thông.

Với hành vi nêu trên Đặng Thị Hà bị truy tố về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân" đối với khoản vay của 06 người với số tiền là 2.973.025.600 đồng và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân" đối với khoản vay của 10 người với số tiền là 6.776.800.000 đồng. Đối với khoản vay của 11 người còn lại với số tiền là 4.823.500.000 đồng, Viện kiểm sát không truy tố với lý do khi vay của những người này Hà đều nói

mục đích vay là để cho người khác vay lại, nhưng họ vẫn đồng ý cho Hà vay nên chỉ là quan hệ dân sự.

Từ những nhận định trên, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định với những nội dung sau: Áp dụng khoản 3 Điều 158 Bộ luật hình sự (năm 1985); xử phạt Đặng Thị Hà 18 năm tù về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân" và tuyên bố Đặng Thị Hà không phạm tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân".

- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội có liên quan cả đối tượng là người

nước ngoài.

Ngày 10/01/1997, ông Nguyễn Anh Đức làm giám đốc công ty dược phẩm Đồng Nai (viết tắt là Donapharm) ký hợp đồng số 201/97 với Công ty International Pharmaceuticals Ins (viết tắt là Interpharm) do ông Abraham làm giám đốc mua 7000 hộp (7.000.000 viên) thuốc tân dược hiệu Moxilen 500mg với giá 55 USD/1 hộp, thành tiền là 385.000 USD. Tại phụ kiện hợp đồng ngày 10/01/1997, Công ty Interpharm đồng ý cho Công ty dược phẩm Đồng Nai thanh toán cho bên bán khi nhập được tiền thanh toán của tư nhân mua lại số thuốc trên.

Tại hợp đồng số 3/1/HĐKT ngày 13/01/1997, Công ty dược phẩm Đồng Nai thỏa thuận bán thuốc tân dược ngoại nhập cho Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Hoàng Chương do Hoàng Minh Hồng làm phó giám đốc, được cụ thể hóa thông qua các phụ kiện hợp đồng và hóa đơn đính kèm. Theo hóa đơn số 04450 ngày 24/04/1997 và hóa đơn số 04942 ngày 31/05/1997, Hồng nhận tại kho của Công ty dược phẩm Đồng Nai 2.000.000 viên thuốc Moxilen, thành tiền 112.760 USD và hai bên thỏa thuận Hồng phải chịu tiền thuế nhập khẩu là 124.000.000 đồng. Công ty dược phẩm Đồng Nai cho Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Hoàng Chương trả chậm tiền sau 7 ngày kể từ ngày. Sau khi nhận thuốc, Hồng đã bán cho các cửa hàng tư nhân 1.700.000 viên thuốc, thu 1.314.208.000 đồng, nhưng Hồng không thanh toán

cho Công ty dược phẩm Đồng Nai mà dùng tiền để trả nợ và chi tiêu cá nhân. Tại biên bản ghi nhớ ngày 28/10/1997, Công ty dược phẩm Đồng Nai, Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Hoàng Chương và Công ty Interpharm do dược sỹ Trịnh Quốc Trị làm đại diện đã thỏa thuận: Ngay sau khi thu được tiền từ Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm Hoàng Chương, Donapharm sẽ trả cho Công ty Interpharm..., Hoàng Chương phải có trách nhiệm thanh toán đúng thời hạn như đã cam kết ở trên. Mọi sự chậm trễ Hoàng Chương sẽ phải chịu phạt trễ hạn thanh toán vói Interpharm thông qua ngân hàng của

Donapharm. Ngày 03/11/1997, Hoàng Văn Hồng trả lại cho Công ty dược

phẩm Đồng Nai 300.000 viên thuốc Moxilen và 5.000.000 triệu đồng. Tháng 03/1998 Hồng bán nhà rồi bỏ trốn khỏi địa phương. Đến ngày 11/12/1998 Hồng bị bắt. Tại cơ quan điều tra, Hồng và công ty dược phẩm Đồng Nai lập biên bản đối chiếu công nợ và Hồng ký nhận còn nợ Công ty dược phẩm Đồng Nai 95.853,5 USD và 105.683.350 đồng tiền thuế nhập khẩu.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 637/HSST ngày 31/12/2003, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai áp dụng khỏa 3 Điều 158; Điều 162; điểm h khoản 1 Điều 38; Điều 33 Bộ luật hình sự năm 1985; xử phạt Hoàng Văn Hồng 14 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của người nước ngoài"; buộc bị cáo bồi thường cho ông Abraham 767.500.900 đồng và bồi thường cho Công ty dược phẩm Đồng Nai 105.000.000 đồng.

- Một số vụ án hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng còn có quan điểm chưa thống nhất tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tội phạm khác.

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên số 043175 ngày 13/01/2003 của Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp thì: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái có tên giao dịch là PHU THAI COMPANY LIMITED có trụ sở tại số 192/19 Thái Thịnh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, có ba thành viên góp vốn là: 1. Phạm Đình Đồng trú tại số 7 Dã Tượng,

phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, góp 2.400.000.000 đồng; 2. Vũ Thị Dung trú tại 16 Lương Sử C, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội góp 300.000.000 đồng; 3. Phạm Đình Chương trú taị số 5 Đinh Lễ, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội góp 300.000.000 đồng. Công ty do ông Phạm Đình Đồng (sinh năm 1964) làm Giám đốc, bà Vũ Thị Dung là chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Từ 17/08/1997 Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thành thành lập bộ phận kinh doanh hàng tiêu dùng số 1 kinh doanh sản phẩm của Công ty P&G Việt Nam, bà Vũ Thị Dung được giao ttrực tiếp phụ trách bộ phận này có trụ sở tại 30 Đoàn Thị Điểm. Tháng 10/2000, bà Vũ Thị Dung đón Vũ Lê Hoa là cháu ruột (con đẻ của em trai bà Dung) từ Nam Định ra sinh sống tại nhà và giao cho Hoa việc đi thu tiền hàng của các cơ sở kinh doanh 1 ở các siêu thị, giữ, gửi tiền của cơ sở vào Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội.

Quá trình giao việc cho Vũ Lê Hoa do quan hệ gia đình bà Dung chỉ giao bằng miệng, không có quyết định phân công bằng văn bản. Việc Vũ Lê Hoa làm việc tại đây, trên Công ty có biết và nhiều lần có yêu cầu cơ sở 1 (bà Dung) đôn đốc Vũ Lê Hoa làm hồ sơ nhân sự. Bà Dung cũng bảo Vũ Lê Hoa về quê Nam Định để làm lý lịch nhưng Hoa chưa làm do vậy Vũ Lê Hoa không có lý lịch, hồ sơ nhân sự tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái. Sáng ngày 14/04/2003, Vũ Lê Hoa được cơ sở 1 (bà Dung) giao cho 814.000.000 đồng để đem nộp cho Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội. Vũ Lê Hoa chỉ nộp vào ngân hàng 314.000.000 đồng, số tiền còn lại 500 triệu Hoa đem mua 30.000 USD tại nhiều cửa hàng vàng tư nhân hết 465.000.000 đồng. Hoa đem 30.000 USD đến nhà người yêu là Trần Xuân Mạnh ở 20/25 ngõ Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội giấu trong hộp đựng cốc để dưới gầm giường, Hoa không cho Mạnh biết. Buổi trưa cùng ngày Hoa gọi điện thoại đến Đại lý vé máy bay tại 94 Ngọc Hà đặt mua một vé máy bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, chuyến 11h30 ngày 15/04/2003.

Chiều ngày 14/04/2003, Hoa đến siêu thị Fivimart thu 63.018.700 đồng là tiền bán hàng của Công ty Phú Thái và chiếm đoạt luôn. Trước khi về, Hoa đã tiêu huỷ quyển phiếu thu tiền, sổ quỹ, sổ theo dõi nộp tiền tại Ngân hàng của cơ sở 1 do Hoa giữ. Tối 14/04/2003, Hoa và Mạnh gặp nhau, Hoa có tâm sự cho Mạnh biết ngày 15/04/2003 Hoa sẽ bay vào Thành phố Hồ Chí Minh và đi Lâm Đồng thăm bố đẻ đang thụ hình. Mạnh đã gọi điện cho bạn là Đỗ Mạnh Chương nhờ Chiến đón và thuê nhà cho Hoa. Sáng 15/04/2003 Hoa đến cơ sở 1 làm việc bình thường, đến trưa trước khi về Hoa huỷ phiếu chi số tiền 814 triệu đồng. Hoa đi máy bay vào Thành phố Hồ Chí Minh và nhờ anh Chiến đưa đi mua 4.500 USD. Sau đó Hoa nhờ anh Chiến giữ hộ 4.000 USD, còn Hoa giữ 500 USD. Đến 17h ngày 15/04/2003 tại cơ sở 1 Phú Thái (do ông Lê Thuần Phong là chồng bà Dung quản lý) do phát hiện Hoa không đến cơ quan làm việc và mở két thu tiền nên ông Phương đã lập tổ mở két giữ tiền của cơ sở giao cho Hoa quản lý. Thực tế kiểm tra trong két còn 7.826.100 đồng, số tiền tồn trên sổ sách theo dõi là 156.178.411đồng nên cơ sở 1 của Công ty Phú Thái xác định số tiền quỹ do Vũ Lê Hoa quản lý bị thiếu 148.352.311đồng.

Đến ngày 16/04/2003 cơ sở 1, Công ty Phú Thái xác định số tiền Vũ Lê Hoa chiếm đoạt gồm các khoản: Số tiền không nộp vào ngân hàng ngày 14/04/2003 là 500.000.000 đồng; Số tiền thu của siêu thị là 63.018.700 đồng; Số tiền hụt quỹ là 148.352.311 đồng. Tổng cộng là 711.371.000 đồng.

Trên thực tế cũng như trong cấu thành tội phạm của một số tội có các dấu hiệu hành vi khách quan tương tự nhau, ranh giới để phân biệt tội này hay tội kia gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc định tội danh giữa các tội phạm đó và trong đặc biệt trong những trường hợp cụ thể cần phải được thực hiện và xem xét một cách khách quan, toàn diện mới đảm bảo xác định chính xác tội danh được. Về vụ án này, theo chúng tôi ngoài việc phân biệt các dấu hiệu trong cấu thành tội phạm thì chúng ta cần chỉ ra được yếu tố quan trọng, đặc trưng để phân biệt tội tham ô tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, đó là dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Bởi lẽ, nếu chủ

thể của vụ án này là người có chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý, thì người đó phạm tội tham ô tài sản. Còn nếu chủ thể là người được người khác tín nhiệm giao tài sản để làm một việc gì đó mà phụ lòng tin, có thủ đoạn bội tín để chiếm đoạt một phần hay toàn bộ tài sản của người khác, thì người đó phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Thái được sáng lập bởi ba

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 55 - 68)