trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích.
3.1.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung
Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, đối với nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu đã có hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT ngày 25/12/2001 còn có rất nhiều vấn đề cần được giải thích từ phía các cơ quan có thẩm quyền giải thích luật, để vận dụng pháp luật cho thống nhất và đúng đắn như vấn đề định nghĩa như thế nào là chiếm đoạt trong các tội có tính chiếm đoạt nói chung và trong từng hành vi đã được cụ thể hoá trong Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 tránh tình trạng tùy tiện hoặc khó vận
dụng, vận dụng máy móc dẫn đến cả hai trường hợp để có thể xảy ra là bỏ lọt tội phạm và làm người oan vô tội.
Trong thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật (Bộ Công an/Toà án nhân dân tối cao/Viện kiểm soát nhân dân tối cao) đã có nhiều văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện các yêu cầu về nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng với mục đích chống các hiện tượng "hình sự hoá" các tranh chấp kinh tế và "phi hình sự hoá" trong điều tra các vụ án kinh tế.
Giải quyết các tranh chấp kinh tế, dân sự phải áp dụng quy phạm pháp luật phù hợp. Bên cạnh đó cũng phải không ngừng hoàn thiện các quy phạm pháp luật trong các văn bản như văn bản Luật hình sự, văn bản Luật tố tụng hình sự, văn bản Luật dân sự, văn bản Luật thi hành án hình sự, văn bản Luật doanh nghiệp,… Hệ thống pháp luật này trong thực tế vẫn còn nhiều vấn đề chồng chéo, khó xác định danh giới, bởi vậy rất dễ bị lạm dụng để phục vụ cho hững mục đích tư lợi.
Để tạo điều kiện sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế, ngăn chặn hiện tượng "hình sự hoá" và "phi hình sự hoá" các quan hệ kinh tế, dân sự thì hệ thống pháp luật liên quan phải được xây dựng theo hướng cụ thể hoá.
Phải phân định một cách rõ ràng giữa hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế với tội phạm. Tăng cường hiệu lực pháp luật trong việc chấp hành các phán quyết của Toà án kinh tế, Toà án dân sự và Trọng tài kinh tế đối với các tranh chấp kinh tế dân sự.
Không ngừng sửa đổi bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật hình sự. Cụ thể, cần quy định chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam, đặc biệt là biện pháp bắt khẩn cấp…Các quy định để đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền tham gia tố tụng của luật sư phải được bình đẳng với điều tra viên, kiểm sát bên trong toàn bộ quá trình điều tra, xử lý các vụ án hình sự kinh tế.
Do vậy, cần phải hoàn thiện những quy phạm pháp luật về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để khắc phục, giảm dần tình trạng hình sự hoá các quan hệ dân sự, kinh tế. Cụ thể các vấn đề trong việc sửa đổi, bổ sung Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:
Từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, đối với nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu đã có hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2000/TTLT ngày 25/12/2001 còn rất nhiều vần đề cần được giải thích từ phía các cơ quan có thẩm quyền giải thích luật, để vận dụng pháp luật cho thống nhất và đúng đắn như vấn đề định nghĩa như thế nào là chiếm đoạt trong các tội có tính chiếm đoạt nói chung và trong từng hành vi đã được cụ thể hóa trong Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 tránh tình trạng tùy tiện hoặc khó vận dụng, vận dụng máy móc dẫn đến cả hai trường hợp đều có thể xảy ra là bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội.
Các hành vi chiếm đoạt trong Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng cần giải thích như thế nào là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, phân biệt với hành vi tương tự trong tội trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; như thế nào là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản; như thế nào là mục đích bất hợp pháp dẫn đến khả năng không trả lại được tài sản... tất cả các vấn đề trên nếu được tiến hành tổng kết một cách khoa học trên cơ sở các vụ án điển hình đã xét xử để đưa ra các kết luận được đúc kết từ thực tiễn áp dụng pháp luật và đưa ra được một định nghĩa khoa học khái niệm chiếm đoạt nhằm giúp cho việc định tội danh đựơc chính xác và thống nhất giữa các cơ quan tố tụng với nhau và việc giải quyết vụ án được nhanh chóng kịp thời đạt hiệu quả phòng ngừa cao.
Đối với dấu hiệu "gian dối" có thể được giải thích như sau: Hành vi gian dối là việc đưa ra thông tin sai sự thật hoặc không đầy đủ để thay đổi nội dung của sự việc hoặc bằng thủ đoạn khác để làm người giao dịch với
Hiện nay, dấu hiệu "bỏ trốn" rất khó xác định và còn nhiều quan điểm chưa thống nhất; việc một người đi khỏi nơi cư trú đã phải là hành vi bỏ trốn hay chưa? nơi cư trú được hiểu là thôn, xã, huyện, tỉnh hay quốc gia cũng là một quy định chưa rõ ràng? và đi khỏi bao lâu thì là bỏ trốn?. Có nhiều vụ án, người vay, mượn tiền rồi đi làm ăn xa khi đến hạn thì chưa kịp quay về trả thì đã bị khởi tố vụ án vì có dấu hiệu bỏ trốn để chiếm đoạt; nhưng có những trường hợp có ý định chiếm đoạt tài sản, sau khi đi một thời gian lại quay về hứa hẹn rồi lại đi khỏi nơi cư trú. Thực tế hiện nay ở các địa phương, cơ quan điều tra thường xác định dấu hiệu "bỏ trốn" bằng những đặc điểm sau: Hiện nay chưa có hướng dẫn nào xác định rõ hành vi thế nào là bỏ trốn; tuy vậy, thực tiễn các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã diễn ra ở các địa phương đã xác định hành vi bỏ trốn: "Cơ quan điều tra cần xác minh tại chính quyền địa phương nhiều lần (ít nhất là 02 lần trở lên), ghi lời khai người thân của đối tượng (ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, người hàng xóm, người bị hại) về việc họ có liên lạc với đối tượng không? có biết đối tượng ở đâu không? thông báo tìm đối tượng trên phương tiện thông tin đại chúng. Nếu qua thông báo tìm đối tượng, xác minh tại chính quyền địa phương xác nhận đối tượng đã bỏ đi khỏi địa phương không khai báo, những người thân, hàng xóm, người bị hại xác nhận không biết đối tượng ở đâu, thì phải xem đó là hành vi bỏ trốn". Tuy vậy, đây cũng mới là kinh nghiệm đúc rút từ thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm mà chưa phải là hướng dẫn, quy định cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán,..). Những dấu hiệu không rõ ràng trên mà điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) chưa làm rõ đã tạo ra tình trạng bỏ lọt tội phạm và hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự hiện nay.
Mặt khác, việc không quy định chiếm đoạt là chiếm đoạt thực tế hay chiếm giữ tài sản có giá trị lớn cũng là sai sót lớn trong quá trình làm luật. Đối với tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì việc chiếm đoạt thực tế là không tồn tại, chủ
sở hữu chỉ bị nguời phạm tội lấy đi quyền chiếm hữu tài sản mà thôi. Do vậy, việc xác định giá trị chiếm đoạt phải dựa vào số tài sản mà tội phạm đã có bằng việc chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu và những thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu.
Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói chung/ tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu nói riêng có tồn tại một hiện tượng: Sau khi biết mình bị khởi tố hình sự và/hoặc trong quá trình điều tra thì người phạm tội, người nhà người phạm tội đã tìm cách thu hồi/ chuộc lại tài sản để trả lại cho người bị hại và/hoặc gia đình bị can, bị cáo/bị can, bị cáo đã thỏa thuận cùng bị hại để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đã gây ra. Cũng chính vì thế, người bị hại đã lấy lại được tài sản/được khắc phục hậu quả/bồi thường những tổn thất do bị chiếm đoạt quyền sở hữu; đồng thời bị hại đã rút đơn khiếu nại hoặc đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can/bị cáo về những hành vi đã gây ra cho mình.
Đối với vấn đề này cơ quan tiến hành tố tụng thường giải quyết:
- Nếu bị can/ bị cáo bị khởi tố/truy tố/xét xử theo khoản 1 Điều 140 Bộ Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì cơ quan điều tra/ Viện kiểm sát/ Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
- Nếu bị can/bị cáo bị khởi tố/truy tố/xét xử theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì cho dù bị can/bị cáo/gia đình họ có trả lại tài sản và/hoặc bồi thường thiệt hại thì việc trả lại tài sản hoặc bồi thường đó chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đối với cách giải quyết này, Tôi nhận thấy vẫn còn chưa hợp lý bởi vì:
+ Người bị hại đã được phục hồi quyền sở hữu đối với tài sản/khắc phục hậu quả/ bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại do bị xâm hại quyền sở hữu.
+ Giá trị tài sản thực tế mà Bị can/Bị cáo chiếm đoạt là nhỏ hơn so với giá trị tài sản chiếm đoạt do cơ quan tiến hành tố tụng xác định trong quá trình khởi tố/truy tố/xét xử.
+ Nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam đã xác định: Hình phạt và các chế định pháp lý hình sự khác nhau được áp dụng đối với người phạm tội cần đảm bảo phải phù hợp với tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, thiệt hại do tội phạm gây nên,...
+ Đối với tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói chung/ tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì việc khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là hoàn toàn có thể thực hiện được. Chúng ta nên có chính sách đảm bảo lợi ích tốt nhất người bị hại và cũng như để đảm bảo nhà nước không can thiệp quá sâu vào các quan hệ dân sự, kinh tế.
Chính vì vậy, dựa trên những nguyên tắc của pháp luật hình sự và để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chúng tôi đưa ra mô hình kiến nghị như sau:
i) Nếu bị can/ bị cáo hoặc người nhà của họ đã trả lại toàn bộ, đầy đủ tài sản cho người bị hại thì vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội và ra Bản án tuyên bị cáo phạm tội theo khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nhưng cho miễn chấp hành hình phạt.
ii) Nếu bị can/ bị cáo hoặc người nhà của họ tự nguyện khắc phục hậu quả thì tùy theo mức độ bồi thường trừ giảm dần giá trị tài sản bị can/ bị cáo đã chiếm đoạt. Từ đó xác định mức độ giá trị tài sản bị chiếm đoạt thực tế để truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Bị can đã chiếm đoạt ô tô có giá trị 450 triệu đồng và bị Viện kiểm sát truy tố theo khoản 3 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); sau đó người nhà Bị can đã thương lượng và bồi thường cho người bị hại 300 triệu đồng như vậy đến thời điểm này thì giá trị tài sản mà Bị can chiếm đoạt thực tế chỉ còn 150 Triệu đồng; do đó chỉ
truy tố bị can theo khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Từ những đánh giá trên, tôi xin đưa ra mô hình "hướng dẫn áp dụng điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)" như sau:
* Về tình tiết "bỏ trốn" theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
"Bỏ trốn" là hành vi của người phạm tội đi khỏi nơi cư trú mà không thông báo chính xác cho chính quyền địa phương nơi cư trú, người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em, ông, bà,…), người giám hộ, hàng xóm hoặc những người có quyền lợi liên quan được biết thông tin về nơi mình đến và cách thức liên lạc.
Ví dụ: Anh A ký hợp đồng thuê xe ô tô của anh B trong 5 ngày. Sau khi nhận được xe, A đã chạy xe vào Đắk Lắc và sinh sống ở đây (xác minh của cơ quan điều tra khi truy nã). Khi A đi vào Đắk Lắk thì không thông báo cho bất kỳ ai gồm: Bố, mẹ, vợ, con, hàng xóm,... và B. Việc A bỏ đi mà không thông báo cho người thân, người có quyền lợi, nghĩa vụ với mình biết về việc bỏ đi này là thỏa mãn dấu hiệu "bỏ trốn".
* Về tình tiết "Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp" theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
"Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp" là việc dùng tài sản để thực hiện những hành vi xâm phạm các quan hệ xã hội Bộ luật hình sự bảo vệ, mà việc xâm phạm này dẫn đến tài sản đã bị chiếm đoạt do lạm dụng tín nhiệm không thể trả lại cho chủ sở hữu tài sản.
Ví dụ 1: Thuê ô tô từ cá nhân, doanh nghiệp rồi sau đó đem ô tô đi đánh bạc;
* Trách nhiệm hình sự cho người phạm tội theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 điều này mà người phạm tội hoặc gia đình họ đã tự nguyện khắc phục toàn bộ hậu quả do hành vi phạm tội của người phạm tội gây ra thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến 3 năm nhưng được miễn chấp hành hình phạt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 điều này mà người phạm tội hoặc gia đình họ đã tự nguyện khắc phục một phần hậu quả do hành vi phạm tội của người phạm tội gây ra thì phần hậu quả đã khắc phục không được tính vào hậu quả để truy cứu trách nhiệm hình sự.