trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích.
3.1.1. Những cơ sở khoa học thực tiễn của việc hoàn thiện
Ngày 31/3/1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 16/TT về việc tìm kiếm và thực thi các giải pháp chống hình sự hoá các giao dịch dân sự, kinh tế, chống oan sai và bảo vệ các hoạt động kinh doanh của người dân. Ngày 4 tháng 7 năm 1998, Ban Nội chính Trung ương cũng đã có Công văn số 170 báo cáo Bộ Chính trị về vấn đề này. Trong báo cáo nêu rõ: Vấn đề hình sự hoá và cả phi hình sự hoá trong giải quyết các quan hệ kinh tế dân sự của các cơ quan tố tụng hiện nay, các ngành nội chính cần có sự nghiên cứu toàn diện sâu sắc… Trong thời gian qua, số vụ việc xử lý về hình sự quá nhiều, trong khi thực tế có thể chuyển qua các toà hành chính, dân sự để giải quyết…
Ngày 21/3/2003, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 53/CH-TW khẳng định quyết tâm chống oan sai trong hoạt động tố tụng. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ngày 19/4/2001 cũng đã nêu rõ: "Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ qua tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử thi hành
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan điều tra, kiểm sát, toà án.
Việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ điều tra, truy tố, xét xử là hết sức cần thiết. Đây là hiện tượng để chống các hiện tượng oan sai trong hoạt động tố tụng.
Nâng cao nhận thức pháp lý cho đội ngũ cán bộ này còn mạng tính giáo dục, phòng ngừa rất cao. Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có kế hoạch thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiểm tra giám sát những hoạt động của cán bộ trong ngành mình có liên quan đến công tác điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo để các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế được phát hiện và xử lý đúng pháp luật, đồng thời không để hiện tượng oan sai xảy ra.
Đấu tranh chống hiện tượng "hình sự hoá" các chanh chấp kinh tế "phi hình sự hoá" trong điều tra các vụ án kinh tế hiện nay ở nước ta đang là một vấn đề hết sức cần thiết. Nó là một trong những nội dung nhằm thực hiện tốt yêu cầu Nghị quyết 08-NQ/TW về cải cách tư pháp. Đồng thời, nó có tác dụng thiết thực góp phần nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ trong các cơ quan điều tra, kiểm soát, toà án, đám ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạn kinh tế trong tình hình mới