MỤC ĐÍCH BẤT HỢP PHÁP DẪN ĐẾN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG TRẢ LẠI TÀI SẢN.

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 106 - 110)

CÓ KHẢ NĂNG TRẢ LẠI TÀI SẢN.

Hai là, tình hình phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có

đăng ký quyền sở hữu trong thời gian qua ở nước ta luôn có sự biến động theo xu hướng tăng dần do các quan hệ dân sự, kinh tế ngày càng nhiều và việc giải quyết các tranh chấp có xu hướng hình sự hóa. Về tính chất, các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu là loại tội phạm được đề nghị khởi tố vụ án hình sự rất nhiều và được xem là một "kênh" đòi nợ, đòi tài sản của người dân. Do đó, việc đề ra được những giải pháp tích cực khắc phục nguyên nhân và điều kiện dẫn tới việc tăng việc phạm tội theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, phục vụ chiến lược cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước xác định tại Nghị quyết số 09/CP của Chính phủ ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Nghị quyết số

49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra.

Ba là, trong giai đoạn hiện nay, các cơ quan Công an, Kiểm sát, Tòa

án, Tư pháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác phải có trách nhiệm thi hành đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. Còn các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục những người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ pháp luật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm trong cơ quan, tổ chức của mình. Đặc biệt, mỗi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nhưng không vì lợi ích cá nhân mà cố tình đổ oan cho người khác. Có như vậy, tình hình tội phạm nói chung, tình trạng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu nói riêng mới không tồn tại oan sai và không gây ra các hậu quả không tốt cho xã hội.

Với mục đích đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu để đề xuất nội dung hoàn thiện pháp luật về tội xâm phạm sở hữu trong luật hình sự Việt Nam, đề tài luận văn đã cố gắng xem xét làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về

tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu để chứng minh rằng việc nghiên cứu tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản có đăng ký quyền sở hữu của công dân càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.

Để góp phần nâng cao nhận thức đối với loại tội này, đề tài đã phân tích đánh giá thực trạng tình hình thực tiễn xét xử trên phạm vi toàn quốc trong thời gian từ năm 2000-2010, đưa ra số liệu án toàn quốc, phân biệt tội phạm này với một số tội phạm khác có liên quan, qua đó chỉ ra những tồn tại và các nguyên nhân trong hoạt động thực tiễn. Ngoài ra, luận văn đã phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản có đăng ký quyền sở hữu {Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)} để có quan điểm đúng đắn trong việc xét xử loại tội này.

Trên cơ sở nghiên cứu khía cạnh pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử của Tòa án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu cho thấy ý nghĩa và sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội phạm này trên các phương diện lý luận, thực tiễn và lập pháp hình sự.

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được thì trong thực tiễn áp dụng và xét xử của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu cũng tồn tại những hạn chế nhất định không chỉ trên phương diện lập pháp, mà cả dưới góc độ thực tiễn áp dụng. Điều này đòi hỏi các nhà làm luật Việt Nam cần phải chỉ ra nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tôi bước đầu đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cũng như các giải pháp phòng, chống loại tội phạm này. Những giải pháp này rất có ý nghĩa không những trên phương diện xã hội - pháp lý hình sự, mà còn cả trên phương diện tội phạm học để nhằm mục đích - phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả hơn loại tội phạm đã nêu trong thực tiễn hiện nay ở nước ta, qua đó góp phần khắc phục những vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân từ phía các cơ quan và người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Ở một chừng mực nhất định, luận văn đã giải quyết cơ bản và tương đối đầy đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đăng ký quyền sở hữu, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về loại tội phạm này, nhất là dưới khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học. Tuy nhiên, theo quy luật khách quan và do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, việc bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp bằng pháp luật ở nước ta còn có những hạn chế nhất định như đã tìm hiểu, phân

tích trong luận văn này. Vì phạm vi của đề tài cũng như trình độ nhận thức, tác giả đề tài mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những hạn chế đó đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền sở hữu tài sản của công dân trong luật hình sự Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)