trọng, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích.
3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân
Đẩy mạnh việc thi hành Chỉ thị 02/1998/CT-TTg ngày 07/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giáo dục và phổ biến pháp luật, nâng cao dân trí, đảm bảo để các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự phân biệt được đâu là vi phạm các quy định pháp luật về kinh tế, đâu là vi phạm các quy định pháp luật về hành chính, đâu là hành vi tranh chấp dân sự, đâu là tội phạm.
Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực được hình thành do các nguyên nhân và điều kiện từ trong lòng xã hội đó đem lại trong đó yếu tố kinh tế đóng vai trò khá quan trọng trong việc hình thành nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm. Nền kinh tế thị trường phát triển đem lại những thành quả kinh tế nhất định cho đất nước nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong đó những yếu tố tạo điều kiện cho tội phạm phát triển và gia tăng nhanh chóng hơn trước. Do đó, muốn hạn chế tình hình tội phạm, biện pháp trước tiên cần có sự quan tâm đến các biện pháp về kinh tế xã hội.
Các chính sách xã hội như xoá đói giảm nghèo, bảo trợ xã hội nâng cao đời sống cho một bộ phận dân cư sống dưới mức nghèo khổ cần được quan tâm chú trọng để thật sự đem lại hiệu quả thiết thực cho họ chứ không thể chỉ ở mức độ hình thức và không phù hợp thực tế.
Ngoài ra, cần quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên đến tuổi lao động, cho những đối tượng thất nghiệp khác trong xã hội đang là vấn đề nhà nước quan tâm nhưng thật sự chúng ta chưa có được những biện pháp khả thi có tính lâu dài, các chính sách xã hội liên quan đến việc làm chưa được đáp ứng thiết thực. Gần đây lại xuất hiện những cá nhân, công ty môi giới việc làm lợi dụng lòng tin và nhu cầu xuất khẩu lao động của nhiều thanh niên nhất là thanh niên nông thôn đến tuổi lao động đã bất chấp pháp luật bằng mọi cách lấy tiền của nghững người có nhu cầu việc làm, nhưng khi đưa họ sang nước ngoài thì bỏ mặc họ… khiến nhiều người lâm vào tình trạng không về được, ở lại cũng không xong nợ nần chồng chất để lại cho gia đình do phải vay mượn tiền nộp được đi xuất khẩu lao động
Do đó, không thể thả nổi lĩnh vực này được mà nhà nước cần có sự quản lý hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới xuất khẩu lao động tránh tình trạng hỗn loạn như đã và đang xảy ra gây thiệt hại cho người lao động và tạo ra dư luận xấu trong xã hội. Đồng thời nhà nước cũng phải có những chính sách thoả đáng trong việc đào tạo thợ nghề, công nhân kỹ thuật cao và bố trí sắp xếp cơ cấu đào tạo ngành nghề cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay.