- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
ST T Chỉ tiêu 2010 / 2009 2011 / 2010 2012 /
T Chỉ tiêu 2010 / 2009 2011 / 2010 2012 / 2011 Trung bình các năm Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Chi phí cố định 1.941,038 113,2 10.467,902 163,2 763,598 102,82 4.390,846 126,4
2 Chi phí biến đổi 6.565,859 131,2 18.818,285 168,1 4.188,669 109,0 9.857,04 136,1
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty và tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng số liệu trên kết hợp với biểu đồ ở phụ lục 7 cho ta biết tổng chi phí của công ty tăng liên tục qua các năm: Năm 2010, chi phí tăng 8.506,897 triệu đồng, gấp 1,23 lần so với năm 2009. Đến năm 2011 tổng chi phí là 73.480,043 triệu đồng, tăng gấp 1,7 lần. Năm 2012 chi phí có sự tăng nhẹ so với năm 2011, tăng 4.952,267 triệu đồng, tăng 1,06 lần. Như vậy trong giai đoạn 2009 – 2012, chi phí của Đông Dương tăng do cả sự tăng trong chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tuy nhiên mức độ gia tăng của chi phí biến đổi lớn hơn chi phí cố định. Ở phụ lục 8 ta thấy tỷ suất TC/TR khá ổn định. Từ năm 2009 – 2012, chỉ tiêu này có xu hướng giảm, từ 98,72% xuống còn 97,32% vào năm 2012. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của công ty ngày càng tăng qua các năm. Cũng qua bảng số liệu ở phụ lục 8 cho ta biết tỷ suất TVC/TR luồn cao hơn TFC/TR. Trong khi tỷ suất TFC/TR có xu hướng giảm, năm 2009 là 40,99% thì đến năm 2012 giảm xuống còn 43,92%, thì tỷ suất TVC/TR lại có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2012 TVC/TR là 63,60%, TFC/TR là 34,92%. Sự chênh lệch này chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí cố định ngày càng cao, nhưng hiệu quả sử dụng chi phí biến đổi ngày càng giảm. Để có 100 triệu đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 63 triệu đồng chi phí biến đổi và 34 triệu đồng chi phí cố định. Như vậy chỉ tiêu này ở công ty còn tương đối cao so với các công ty khác, chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của công ty còn thấp, trình độ quản lý, sử dụng chi phí kinh doanh của công ty còn nhiều lãng phí.
Xét tổng chi phí cố định.
Căn cứ vào cơ cấu chi phí cố định ở phụ lục 9, tác giả vẽ được biểu đồ cơ cấu sau:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu chi phí cố định của công ty trong gian đoạn 2009 – 2012
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần vận tải biển Đông Dương)
Qua phân tích biểu đồ kết với bảng biểu ở phụ lục 9, có thể thấy sự biến động của các khoản mục chi phí cố định như sau:
- Chi phí quản lý: Có xu hướng tăng qua các năm, chiếm bình quân 8% trong tổng chi phí cố định. Do công ty có xu hướng mở rộng phạm vi kinh doanh, năm 2011, lập thêm chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh. Bộ phận quản lý có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty do đó công ty chi nhiều hơn cho họa động quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
- Chi phí khấu hao TSCĐ là khoản chi phí lớn nhất, chiếm tới 34,5 – 49% tổng chi phí cố định và có xu hướng giảm. Do đặc trưng kinh doanh trong ngành vận tải hàng hải, việc đầu tư tàu thuyền máy móc, thiết bị kho rất lớn nên chi phí này chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, do kể từ khi được thành lập đến nay (2008 – 2012) đã được 5 năm nên khấu hao TSCĐ có xu hướng giảm, công ty đã sử dụng hiệu quả hơn, đội ngũ nhân viên kĩ thuật cũng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn để sử dụng bền các thiết bị tài sản của công ty.
- Chi phí cho đội tàu là khoản chi phí đáng kể trong tổng chi phí cố định, chiếm khoảng 27% đến 33%. Hiện công ty có đội tàu chính gồm 2 tàu trọng tải 4500 tấn và 2 tàu trọng tải 10000 tấn. Trong đó 3 tàu luôn đặt thường trực ở cảng biển Hải Phòng, và 1 tàu đặt ở cảng biển Sài Gòn. Do mở rộng phạm vi kinh doanh, không chỉ ở cảng Hải Phòng mà còn ở một số cảng biển như Sài Gòn, Cái Lân…., đội tàu cũng không ngừng lớn mạnh để mở tăng số chuyến hàng, tăng trọng tải nên chi phí cho đội tàu cũng được đầu tư nhiều hơn và tăng mạnh vào năm 2011 và 2012.
- Chi phí trả lãi vay tăng liên tục qua các năm, do hàng năm công ty phải trả vay vốn từ ngân hàng Sacombank, lãi suất có xu hướng tăng, đặc biệt năm 2011 do tác động của khủng hoảng, lạm phát, lãi suất ngân hàng bị đẩy lên mạnh mẽ.
Ngoài ra còn có những khoản chi phí khác như chi phí bảo hiểm xã hội, y tế, chi phí thuê văn phòng, kho bãi ở cảng dao động trong khoảng từ 3,5 – 4,6% tổng chi phí cố định. Như vậy nhìn chung tất cả các bộ phận của chi phí cố định có xu hướng gia tăng, tuy nhiên hiệu quả sử dụng chi phí cố định lại có xu hướng tăng.
Chi phí biến đổi.
Ở phụ lục 6 ta đã thấy chi phí biến đổi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty. Nó luôn chiếm trên 50% trong tổng chi phí. Mặc dù so với các doanh nghiệp khác thì tỷ lệ này chưa phải là cao. Tuy nhiên do đặc trưng của ngành dịch vụ vận tải, kinh doanh chủ yếu là cung cấp dịch vụ vận tải nên chi phí cố định đầu tư khá lớn, chi phí biến đổi chiếm > 50% vẫn còn tương đối cao. Nhìn vào biểu đồ ở phụ lục 14 kết hợp với các tính toán của tác giả ở bảng biểu ở phụ lục 10 thể hiện cơ cấu chi phí biến đổi qua các năm.
- Chi phí nhiên liệu: Nhìn vào biểu đồ, chi phí này luôn chiếm diện tích lớn nhất, chiếm khoảng 70% tổng chi phí biến đổi. Đặc biệt khi doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh, thị trường cung ứng là thời điểm giá xăng dầu thế giới liên tục tăng, thậm chí một năm được điều chỉnh tăng nhiều lần, riêng năm 2012, có đến 12 lần Bộ Tài Chính tiến hành điều chỉnh giá xăng dầu, nên chi phí nhiên liệu vẫn luôn chiếm tỷ lệ cao, và là nhân tố khiến hiệu quả sử dụng chi phí biến đổi của công ty còn thấp.
- Chi phí thuyền viên: Càng mở rộng kinh doanh, đội ngũ thuyền viên trên tàu, công nhân bốc xếp ở cảng càng lớn, trong khi giá thuê nhân công cũng có xu hướng tăng do yêu cầu chất lượng cuộc sống, lạm phát trong nền kinh tế. Chi phí thuyền viên có sự tăng mạnh vào năm 2011 sau đó tiếp tục ổn định vào năm 2012.
- Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Do khả năng tài chính còn hạn chế, trình độ nhân lực còn chưa cao nên rất nhiều đơn hàng công ty phải thuê ngoài như dịch vụ bảo quản, bốc dỡ tự động hóa ở cảng hay một số chuyến hàng container còn lớn, đội tàu của công ty chưa có đủ khả năng nên phải thuê các công ty vận tải khác. Tuy nhiên chỉ 2 năm đầu đi vào hoạt động ổn đinh, từ năm 2010 – 2012, chi phí thuê dịch vụ ngoài giảm rõ rệt chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng chi phí biến đổi chứng tỏ công ty ngày càng chủ động, tự chủ kinh doanh hơn.
Nhìn chung các khoản chi phí biến đổi đều tăng qua các năm nhưng tỷ trọng lúc tăng lúc giảm, biến động không điều. Nguyên nhân chính làm tăng chi phí biến đổi do sự tăng lên của chi phí nguyên nhiên liệu. Vì vậy mà công ty cần xem xét hiệu quả của sự mở rộng quy mô kinh doanh.