Nhân tố vĩ mô

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí của Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Đông Dương (Trang 34)

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí

2.1.2.2.Nhân tố vĩ mô

a. Tình hình kinh tế vĩ mô

Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013 có khá nhiều biến động. Mặc dù được đánh giá là quốc gia có sự ổn định về chính trị, nền kinh tế chưa bị phụ thuộc lớn vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thị trường, sự biến động nhiều thăng trầm của nền kinh tế thế giới do sự tác động của khủng hoảng kinh tế, nợ công bùng nổ ở Châu Âu, lạm phát, suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Lạm phát tăng cao, thất nghiệp, sự bất ổn của kinh tế vĩ mô, kinh tế tăng trưởng chậm trong từng ngành, từng doanh nghiệp, sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự im lìm của thị trường chứng khoán, sự thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả của 2 tập đoàn kinh tế nhà nước trong ngành vận tải là vinalines, vinashin đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành vận tải biển nói chung và đặc biệt là hoạt động kinh doanh vận tải biển của Đông Dương nói riêng. Để ổn định lạm phát, chính phủ thực hiên thắt chặt tiền tệ, lãi suất ngân hàng tăng lên. Các công ty trong ngành vận tải đều sử

dụng tỷ lệ nợ khá cao, trong tình trạng hiện nay chi phí vay cao là áp lực lớn đè nặng lên công ty trong bối cảnh nguồn hàng và giá cước ở mức thấp hiện nay.

Thời gian gần nhiều mặt hàng thiết yếu như điện, xăng… liên tục điều chỉnh giá. Chỉ trong riêng năm 2012 vừa qua bộ Tài Chính đã 12 lần điều chỉnh giá xăng dầu, trong đó 6 lần tăng, 6 lần giảm đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh vận tải của công ty. Rủi ro chính của ngành vận tải là sự biến động của giá dầu, và công ty cổ phần vận tải biển Đông Dương đã phải đối mặt và giải quyết vấn đề liên quan mật thiết đến chi phí sản xuất, lợi nhuận của công ty.

b. Tình hình chính trị - pháp luật

Các chính sách và pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, chuẩn với thông lệ quốc tế. Hiện nay chính phủ đã công khai các thủ tục hành chính như thu thuế, các thủ tục nhập hải quan, ra vào cảng, các hóa đơn, giấy tờ cần thiết để thông cảng, các giấy tờ chuyển giao quyền và trách nhiệm giữa các chủ thể ngày càng giảm độ phức tạp, góp phần giảm bớt nhân lực, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả cho công ty trong vận chuyển, cung ứng dịch vụ vận tải. Điều này góp phần giảm các chi phí đáng kể trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do lĩnh vực vận tải còn khá non trẻ, ngành vận tải biển còn chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước như định hướng phát triển ngành hàng hải, những ưu tiên cho tập đoàn kinh tế nhà nước tạo nên sự cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển.

c. Mức độ cạnh tranh trong ngành vận tải hàng hải

Áp lực cạnh tranh trong ngành vận tải biển ngày càng lớn do chính sách mở cửa của dịch vụ vận tải khi Việt Nam chính thức bước vào thời kì hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Sự ưu đãi về lãi suất, sự gia hạn về đóng thuế so với các ngành khác đã kích thích các doanh nghiệp gia nhập hoạt động trong lĩnh vực vận tải, sự tham gia mạnh mẽ của các đội tàu nước ngoài. Hiện các hãng tàu nước ngoài đang chiếm tới 75% thị phần vận tải cho hàng hóa thương mại và chiếm tới 87% hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp trong nước có đội tàu đi tuyến quốc tế và cạnh tranh trực tiếp với khoảng 30 doanh nghiệp vận tải biển nước ngoài. Ngay trong khối các doanh nghiệp vận tải biển trong nước cũng có sự chênh lệnh khác biệt về vốn sở hữu, các chính sách ưu tiên của nhà nước đều ưu tiên chủ yếu là tập đoàn Vinalines. Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành đòi hỏi công ty cổ phần vận tải biển Đông Dương phải có chính sách cạnh tranh hiệu quả để giành thị phần, khẳng định sức mạnh thị trường, uy tín của doanh nghiệp với các đối tác. Để có thể cạnh tranh hiệu quả, việc quản lý, kiểm soát việc thực hiện chi phí là điều kiện cần thiết để công ty có được

mức giá cạnh tranh, duy trì, mở rộng tập khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh trong điều kiện áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Một phần của tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí của Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Đông Dương (Trang 34)