pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng
Điều 113 BLTTHS 2003 quy định: “Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ quyền hạn sau đây: “… kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng…”. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay, trong các văn bản của ngành kiểm sát, vẫn chƣa có một hƣớng dẫn
nào về kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng. Do đó, kiểm sát nhƣ thế nào, kiểm sát tới đâu, kiểm sát hoạt động gì của những ngƣời này còn là một vấn đề bị bỏ ngỏ. Hơn nữa, khi nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm sát việc TTPL, chúng tôi thấy cần xác định lại tính cần thiết và khả thi của quy định này ở một số điểm sau:
Thứ nhất, việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng đã đƣợc thể hiện trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng. Quan hệ này đã đƣợc Viện kiểm sát kiểm sát. Việc kiểm sát nhƣ vậy là đủ mà không cần thiết phải kiểm sát việc TTPL của bản thân những ngƣời tham gia tố tụng. Do đó, đặt ra trách nhiệm kiểm sát việc TTPL của những ngƣời này là không cần thiết.
Thứ hai, Viện kiểm sát không thể có đủ các điều kiện về nhân sự, thời gian để kiểm sát thực chất việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng.
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, nên xoá bỏ nội dung quy định này tại Điều 113 BLTTHS 2003: “Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: … kiểm sát việc TTPL của những ngƣời tham gia tố tụng”. Một lý do khác của việc cần thiết phải bỏ quy định này là vấn đề pháp lý. Mặc dù Hiến pháp 1992 còn tiếp tục đƣợc sửa đổi để tạo khung khổ pháp lý cho chiến lƣợc cải cách tƣ pháp, nhƣng từ nay tới thời điểm đó, các văn bản luật dƣới Hiến pháp vẫn phải đảm bảo phạm vi những quy định mà Hiến pháp điều chỉnh. Điều 137 Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định Viện kiểm sát chỉ THQCT và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Việc bỏ quy định kiểm sát việc TTPL của ngƣời tham gia tố tụng trong nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát để hoạt động kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát chỉ còn là hoạt động kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong tố tụng hình sự. Vì nhƣ chúng tôi đã phân tích ở chƣơng 1, nội hàm và ngoại diên của khái niệm kiểm sát việc TTPL trong tố tụng hình sự đã
vƣợt ra ngoài khái niệm kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong tố tụng hình sự. Và nhƣ vậy, quyền hạn của Viện kiểm sát theo BLTTHS 2003 đã vƣợt ra ra ngoài phạm vi quyền hạn của Viện kiểm sát do văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất - Hiến pháp quy định. Do đó, ở khía cạnh pháp lý, Viện kiểm sát cũng cần thu hẹp phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình trong tố tụng hình sự.