Các quy định cụ thể của pháp luật Mỹ về Thư tín dụng

Một phần của tài liệu Pháp luật về thư tín dụng của Mỹ, Trung Quốc và một số khuyến nghị đối với Việt Nam (Trang 46)

2.2.3.1. Đi ̣nh nghĩa về Thư tín du ̣ng

Theo UCC, Thư tín dụng là một cam kết rõ ràng của NHPH cho người thu ̣ hưởng theo yêu cầu hoă ̣c dựa trên tài khoản của người yêu cầu, để thanh toán cho mô ̣t xuất trình hoă ̣c chuyển giao các giá trị tương đương.

So với UCP 500, cách định nghĩa của UCC ngắn gọn , rõ ràng hơn. Phiên bản UCP 600 cũng giải thích về thuật ngữ Thư tín dụng tương tự như UCC của Mỹ nhưng bổ sung thêm nô ̣i dung Thư tín du ̣ng là mô ̣t cam kết chắc c hắn và

không hủy ngang của NHPH.

Nô ̣i dung về Thư tín du ̣ng không hủy ngang sẽ được người viết phân tích cụ thể hơn ở mục 2.2.3.8.

2.2.3.2. Về pha ̣m vi áp du ̣ng

Theo §5-103a, Điều 5 – UCC được áp du ̣ng cho Thư tín du ̣ng và một số quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch liên quan đến Thư tín du ̣ng . Tuy nhiên, các bên tham gia không bắt buộc phải áp dụng các nội dung tại Điều 5 –

UCC mà có thể thỏa thuâ ̣n về viê ̣c áp du ̣ng các quy đi ̣nh tươn g tự. Trong trường hơ ̣p thỏa thuâ ̣n, các bên cần phải quy định một cách rõ ràng , đă ̣c biê ̣t là vấn đề về nghĩa vu ̣, về trách nhiê ̣m bồi thường và viê ̣c miễn trách nhiê ̣m...

Như vâ ̣y, nguyên tắc luâ ̣t lựa cho ̣n cũng được áp du ̣ng khi các bên thực hiê ̣n giao di ̣ch thanh toán bằng Thư tín du ̣ng . Mă ̣c dù không nói rõ từng quan hê ̣ áp dụng UCC như Quy tắc xét xử trong Luật Trung Quốc nhưng với cách quy định này có thể hiểu là UCC sẽ áp du ̣ng cho các giao di ̣ ch liên quan đến Thư tín dụng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2.2.3.3. Về các chủ thể tham gia quan hê ̣ thanh toán bằng Thư tín du ̣ng

Để ta ̣o thuâ ̣n lơ ̣i cho các bên trong quá trình thực hiê ̣n TTQT bằng Thư tín dụng, UCC đã đưa ra những đi ̣nh nghĩa cơ bản về các chủ thể tham gia quan hê ̣ này. Đây là mô ̣t trong những điểm tiến bô ̣ của UCC so với UCP 500 (trong UCP 500 chưa có phần giải thích các thuâ ̣t ngữ).

- Người thông báo là người theo yêu cầu của người phát hành , người xác nhận hoặc một người thông báo khác, thông báo hoă ̣c yêu cầu mô ̣t ngườ i thông báo khác thực hiê ̣n thông báo cho người thu ̣ hưởng rằng Thư tín du ̣ng đã được phát hành, xác nhận hoặc sửa đổi.

- Người yêu cầu là người yêu cầu hoặc là người có tài khoản để Thư tín dụng được phát hành. Trong đó, người yêu cầu có thể là người yêu cầu mở Thư tín du ̣ng theo ủy quyền của người khác nếu có cam kết hoàn trả cho NHPH.

- Người thụ hưởng được hiểu là người có quyền xuất trình chứng từ phù hơ ̣p theo các điều kiê ̣n của Thư tín du ̣ng để được thanh toán . Ngườ i thụ hưởng cũng được hiểu là người có quyền lợi được chuyển giao theo mô ̣t chuyển nhươ ̣ng Thư tín dụng.

- Người xác nhận là người cam kết theo yêu cầu hoă ̣c được sự chấp thuâ ̣n của người phát hành để thanh toán cho một xuất trình theo Thư tín dụng đươ ̣c phát hành bởi mô ̣t người khác.

- Người chỉ đi ̣nh là người được người phát hành (1) chỉ định lựa chọn hoă ̣c ủy quyền thanh toán , chấp nhâ ̣n, chiết khấu hoă ̣c cung cấp mô ̣t giá trị tương đương theo Thư tín dụng và (2) cam kết bồi hoàn theo thỏa thuận hoặc theo tiêu chuẩn thực hành.

Thông qua các đi ̣nh nghĩa trên, có thể thấy khi đi ̣nh nghĩa về chủ thể phát hành, chủ thể xác nhận , chủ thể chỉ định trong quan hệ Thư tín dụng , pháp luật Mỹ không sử dụng thuâ ̣t ngữ “Bank - Ngân hàng” mà sử du ̣ng thuâ ̣t ngữ “person - ngườ i”. Đây là mô ̣t trong những điểm khác biê ̣t của pháp luâ ̣t Mỹ so với quốc gia khác. Ở Mỹ, không chỉ có Ngân hàng mới đ ược phát hành Thư tín dụng mà các công ty bảo hiểm , công ty tài chính cũng có quyền thực hiê ̣n nghiê ̣p vu ̣ nà y. Điều này xuất phát từ thực tế là ta ̣i Hoa Kỳ trước năm 1996, ngân hàng thương mại không được phép phát hành bảo lãnh . Do đó, họ đã phát hành ra một loại Tín dụng thư được gọi là Thư tín dụng dự phòng . Về bản chất th ì Thư tín dụng dự phòng được coi là “Bảo lãnh thư của người Mỹ” . Ngoài ngân hàng thương mại thì các Công ty bảo hiểm , Công ty tài chính cũng được phép phát hành Thư tín dụng dự phòng [7].

Quy đi ̣nh trên đây của pháp luâ ̣t Mỹ hoàn toàn không trái với thông lệ quốc tế. Năm 2002, ICC đã ấn hành văn bản 505, bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này và nhấn ma ̣nh:

- Viê ̣c các tổ chức kinh tế không phải là Ngân hàng phát hành Thư tín dụng không vi phạ m các điều khoản của UCP , mă ̣c dù UCP không có dự kiến cho Thư tín du ̣ng như vâ ̣y;

- UCP cũng không đề câ ̣p đến viê ̣c thông báo Thư tín du ̣ng cho các tổ chức kinh tế không phải là NHPH. Tuy nhiên, nếu viê ̣c thông báo Thư tín dụng như vâ ̣y xảy ra thì phải xác thực bên phát hành và nói rõ vai trò, mức đô ̣ của NHTB.

- NHTB cần điều chỉnh nô ̣i dung thông báo Thư tín du ̣ng của mình để người hưởng biết rõ phía phát hành Thư tín du ̣ng là ngân hàng hay tổ

chức phi ngân hàng.

- Khả năng thanh toán tùy thuộc vào chính bản thân phía phát hành Thư tín dụng, đươ ̣c điều chỉnh bởi pháp luâ ̣t quốc gia. Tuy nhiên, viê ̣c chấp nhâ ̣n loa ̣i Thư tín du ̣ng đó hay không do quyết đi ̣nh của người thụ hưởng. Vấn đề là người thụ hưởng cần xem xét khả năng trả nợ của phía phát hành hoă ̣c có thể yêu cầu NHXN hoă ̣c mua bảo hiểm tín dụng theo thông lệ quốc tế [7].

Đây cũng là mô ̣t trong những nô ̣i dung mà doanh nghiê ̣p xuất khẩu Viê ̣ t Nam cần chú ý để xem xét, đánh giá trước khi quyết đi ̣nh chấp nhâ ̣n Thư tín dụng do các chủ thể không phải là Ngân hàng Mỹ phát hành.

Mă ̣c dù có những khác biê ̣t nhất đi ̣nh về chủ thể nói trên nhưng để ta ̣o thuâ ̣n lơ ̣i cho viê ̣c phân tích các quy định , trong phần tiếp theo của luâ ̣n văn , người viết sẽ sử du ̣ng thuâ ̣t ngữ “Ngân hàng” và ch ỉ đề câ ̣p đến những giao di ̣ch Thư tín du ̣ng do các Ngân hàng phát hành và thực hiê ̣n.

Về định nghĩa NHTB, nếu UCP 600 quy đi ̣nh NHTB chỉ thực hiện thông báo theo yêu cầu của NHPH thì theo UCC , NHTB ngoài thực hiện thông báo theo yêu cầu của NHPH còn thực hiện thông báo theo yêu cầu của N HđCĐ, NHTB khác. Bên cạnh đó , UCC cũng quy đi ̣nh rõ rà ng cả về đối tượng thông báo và nội dung thông báo . Theo đó, NHTB sẽ trực tiếp thông báo hoặc yêu cầu mô ̣t NHTB khác thông báo cho n gười thu ̣ hưởng về viê ̣c ban hành , xác nhận hoă ̣c sửa đổi Thư tín du ̣ng . Quy đi ̣nh này đã làm rõ hơn trách nhiệm của NHTB khi tham gia L/C.

2.2.3.4. Đi ̣nh nghĩa về các thuâ ̣t ngữ khác trong UCC

Để làm rõ hơn các nô ̣i dung liên quan đến giao di ̣ch L/C, tránh trường hợp có nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề , so với UCP 500, UCC đã bổ sung thêm các đi ̣nh nghĩa sau:

- Không thực hiê ̣n đúng thời hạn của Thư tín dụng nghĩa là không thực hiê ̣n thanh toán hoă ̣c không thực hi ện một hành động tạm thời đúng

hạn ví dụ như chấp nhận một hối phiếu theo yêu cầu của Thư tín du ̣ng. - Chứng từ nghĩa là hối phiếu hoă ̣c văn bản thể hiê ̣n quyền yêu cầu , bảo

đảm đầu tư, giấy chứng nhâ ̣n, hóa đơn hoặc các tài liệu khác , báo cáo, hoă ̣c sự thể hiê ̣n của lâ ̣p luâ ̣n , luâ ̣t pháp, quyền lợi, quan điểm..., đáp ứng 3 điều kiê ̣n:

(i) Được trình bày bằng văn bản hoặc hoặc các phương tiện cho phép theo tín dụng thư (trừ các trường hơ ̣p bị cấm theo quy định tại Thư tín dụng, tại tiêu chuẩn thực hành);

(ii) Tuân thủ với các điều khoản và điều kiện của Thư tín dụng. (iii) Một tài liệu không thể bằng lời nói (bằng miê ̣ng).

Như vâ ̣y , bằng quy đi ̣nh trên đây , UCC của Mỹ đã đưa r a các tiêu chuẩn mà mô ̣t chứng từ khi xuất trình cần phải đảm bảo.

- “Phát hành” có nghĩa là mộ t Ngân hàng hoă ̣c chủ thể khác phát hành mô ̣t Thư tín du ̣ng , nhưng không bao gồm mô ̣t cá nhân thực hiê ̣n với mục đích cá nhân, gia đình hoă ̣c mu ̣c đích hô ̣ gia đình.

- “Xuất trình” là việc cung cấp bộ chứng từ cho NHPH hoặc NHđCĐ để trả tiền hoặc cung cấp các giá trị tương đương theo một Thư tín dụng.

Về cơ bản , các thuật ngữ được định nghĩa trong UCC tương tự như UCP 600. Ngoài ra, UCC còn đưa ra các thuâ ̣t ngữ khác không đươ ̣c đề câ ̣p ta ̣i UCP 600 như “người xuất trình” , “dữ liê ̣u” , “người thực hiê ̣n quyền thay thế người thụ hưởng”.

Như vâ ̣y, có thể nói , trước khi UCP 600 ra đời, thì UCC đã kịp thời bổ sung phần giải thích đối với các thuật ngữ đã gây nhiều tranh cãi , góp phần ta ̣o hành lang pháp lý rõ ràng để các bên liên quan thực hiê ̣n quy trình TTQT bằng Thư tín du ̣ng.

2.2.3.5. Các hình thức thanh toán Thư tín dụng

tiền theo các cam kết trong Thư tín du ̣ng hoă ̣c chuyển giao mô ̣t giá tri ̣ tương đương. Viê ̣c thanh toán có thể thực hiê ̣n bằng 3 hình thức: (1) trả tiền mặt , (2) chấp nhâ ̣n hối phiếu và thanh toán vào ngày đến ha ̣n nếu Thư tín du ̣ng có quy đi ̣nh về viê ̣c chấp nhâ ̣n hối phiếu hoă ̣c (3) cam kết thực hiê ̣n nghĩa vu ̣ trả châ ̣m và trả tiền khi đến hạn nếu Thư tín dụng có quy định về cam kết đó.

Để quy đi ̣nh viê ̣c thanh toán theo Thư tín du ̣ng , UCC đã dùng thuâ ̣t ngữ “honour” thay vì “pay” như UCP 500. Nô ̣i dung thanh toán này của UCC hoàn toàn phù hợp với nội dung của UCP 600 hiê ̣n nay. Theo đó, thuâ ̣t ngữ “honour” có nghĩa bao trùm được cả 3 hình thức thanh toán so với “pay” đươ ̣c sử du ̣ng trước đây.

2.2.3.6. Về t ính độc lập của Thư tín du ̣ng với Hợp đồng cơ sở và các thỏa thuâ ̣n phát sinh ngoài Hợp đồng

Pháp luật Mỹ cũng thừa nhâ ̣n nguyên tắc về tính đô ̣c lâ ̣p của Thư tín du ̣ng với Hợp đồng cơ sở và các thỏa thuâ ̣n phát sinh ngoà i Hợp đồng ta ̣i § 5-103d. Theo đó, quyền và nghĩa vu ̣ của NHPH đối với Người thu ̣ hưởng hoă ̣c NHđCĐ theo Thư tín du ̣ng không phu ̣ thuô ̣c vào sự tồn ta ̣i , thực hiê ̣n hoă ̣c không thực hiê ̣n Hơ ̣p đồng/các thỏa thuận phát sinh ngoài Hợp đồng.

Như vâ ̣y, trong mo ̣i trường hợp, ngân hàng không liên quan đến và không bị ràng buộc vào Hợp đồng. Khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhâ ̣n thì cho dù nội dung của L /C có đúng với Hợp đồng ngoa ̣i thương hay không thì cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C. Nguyên tắc này hoàn toàn phù hơ ̣p với Điều 3 UCP 500 và Điều 4 UCP 600.

2.2.3.7. Về hình thức của Thư tín du ̣ng và các văn bản liên quan

Theo quy đi ̣n h ta ̣i § 5-104 thì Thư tín du ̣ng hay sự xác nhâ ̣n , thông báo, chuyển nhươ ̣ng, sửa đổi, hủy bỏ Thư tín du ̣ng có thể được phát hành dưới bất kỳ hình thức nào - sẽ được coi là các tài liệu và được xác thực.

thực thông qua chữ ký, hoă ̣c mô ̣t cách thức khác theo thỏa thuận của các bên hoă ̣c theo tiêu chuẩn thực hành nêu ta ̣i §5-108.

Như vâ ̣y , pháp luật Mỹ không giới ha ̣n về hình t hức của Thư tín du ̣ng cũng như hình thức thể hiện những thay đổi liên quan đến Thư tín du ̣ng . Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch L/C có thể lựa cho ̣n mô ̣t hình thức phù hợp trong từng hoàn cảnh cu ̣ thể . Tuy nhiên, quy đi ̣nh này cũng có thể bị lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo , gian lâ ̣n khi các giao di ̣ch không đươ ̣c thể hiê ̣n bằng mô ̣t văn bản rõ ràng.

2.2.3.8. Về thời ha ̣n hiê ̣u lực của Thư tín du ̣ng

Thứ nhất , khi Thư tín du ̣n g được phát hành , nó sẽ có hiệu lực đối với NHPH kể từ thời điểm NHPH trực tiếp gửi hoă ̣c chuyển phát nó bằng các phương thức khác tới người được yêu cầu thông báo hoặc người thu ̣ hưởng (§5- 106a).

Thứ hai, Thư tín du ̣ng là không hủy ngang, trừ trường hợp viê ̣c hủy ngang đươ ̣c quy đi ̣nh rõ ràng (§5-106a). Quy đi ̣nh này của UCC hoàn toàn phù hợp với UCP 500. Tuy nhiên, UCP 600 đã bỏ quy đi ̣nh này bởi vì:

Trên thực tế, Tín dụng thư hủy ngang hiện nay gần như không còn tồn ta ̣i bởi nó sẽ gây ra hâ ̣u quả khó lường cho người thụ hưởng. Tín dụng thư được phát hành nhằm bảo đảm quyền được trả tiền của Người thụ hưởng. Viê ̣c hủy bỏ Thư tín du ̣ng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợ i này. Do vâ ̣y, quy đi ̣nh Thư tín du ̣ng không thể hủy ngang sẽ bảo vệ quyền lợi của người thụ hưởng và các bên liên quan. Quy định mới này của UCP được đánh giá là mô ̣t điểm tiến bô ̣ quan tro ̣ng vì đã đảm bảo an toàn trong thanh toán cho các bên , đă ̣c biê ̣t là bên xuất khẩu khi lựa cho ̣n phương thức thanh toán bằng Thư tín du ̣ng.

Thứ ba, sau khi Thư tín du ̣ng được phát hành, quyền lợi và nghĩa vụ của người thụ hưởng, người yêu cầu, NHXN, và NHPH không bị ảnh hưởng bởi một sửa đổi hoặc hủy bỏ mà các chủ thể này không đồng ý trừ khi phạm vi của tín dụng thư quy đi ̣nh rằng nó là hủy ngang hay rằng các NHPH có thể sửa đổi hoặc

hủy bỏ tín dụng thư mà không có sự đồng ý đó. Nô ̣i dung này cũng phù hợp với Khoản a Điều 10 UCP 600.

Thứ tư , theo UCC, trường hợp không có quy đi ̣nh về ngày đáo hạn thì Thư tín du ̣ng sẽ được coi là hết hiệu lực sau 01 năm kể từ ngày phát hành hoă ̣c sau ngày phát hành. Tuy nhiên, Thư tín du ̣ng có thể quy định rằng nó sẽ hết hiê ̣u lực vĩnh viễn sau 05 năm kể từ ngày phát hành.

Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 42 UCP 500, điểm i Khoản d Điều 6 UCP 600 thì Thư tín du ̣ng phải quy định ngày hết hạn của xuất trì nh; ngày hết hạn thanh toán hoặc chiết khấu sẽ được coi là ngày hết hạn của xuất trình . Tuy nhiên, UCP lại chưa có quy đi ̣nh để xử lý trong trường hợp không có quy đi ̣nh về ngày hết ha ̣n của xuất trình.

Như vâ ̣y, các quy định về thời hạn hiệu lực của Thư tín du ̣ng trong UCC và UCP đã có sự khác biệt nhất đi ̣nh. Trên thực tế, đây là nô ̣i dung rất quan tro ̣ng vì nó sẽ liên quan đến tính thanh khoản của một L /C. Nội dung này cần phải đươ ̣c xác đi ̣nh rõ ràng trong Thư tín du ̣ng đ ể đảm bảo quyền lợi cho người thu ̣ hưởng.

2.2.3.9. Quyền và nghĩa vu ̣ của NHXN, NHđCĐ, NHTB

Thứ nhất, NHXN có nghĩa vụ trực tiếp đối với Thư tín dụng, có các quyền và nghĩa vụ của NHPH trong pha ̣m vi xác nhâ ̣n. NHXN cũng có quyền và nghĩa vụ đối với NHPH, tương tự như NHPH là người yêu cầu và NHXN đã ban hành tín dụng thư theo yêu cầu và cho tài khoản của NHPH.

Thứ hai , NHđCĐ không phải là mô ̣t NHXN sẽ có nghĩa vụ thanh toán hoă ̣c cung cấp mô ̣t giá tri ̣ tương đương.

Thứ ba, Ngân hàng được yêu cầu thông báo có thể từ chối thực hiê ̣n yêu cầu như mô ̣t NHTB. NHTB (không phải là một NHXN) không có nghĩa vụ phải thanh toán hay cung cấp mô ̣t giá tri ̣ cho mô ̣t xuất trình.

Một NHTB cam kết thông báo với NHPH và người thụ hưởng mô ̣t cách chính xác về các điều khoản của Thư tín dụng, các xác nhận, sửa đổi, hoặc thông

báo đã nhận được bởi Ngân hàng đó và cam kết với người thụ hưởng sẽ kiểm tra tính xác thực rõ ràng của các yêu cầu thông báo . Tuy nhiên, nếu những thông báo là không chính xác , thì các Thư tín dụng, sự xác nhận, hoặc sửa đổi vẫn có hiệu lực thi hành như đã ban hành.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thư tín dụng của Mỹ, Trung Quốc và một số khuyến nghị đối với Việt Nam (Trang 46)