CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI
CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƢỜI bị truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam
2.1.1. Vài nét lịch sử các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trước khi có Bộ đang bị truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)
Ngày 28-6-1988, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá VIII đã thông qua BLTTHS (năm 1988), có hiệu lực thi hành từ ngày 01-9-1989. Đây là BLTTHS đầu tiên của Nhà nước ta, là kết quả tổng kết kinh nghiệm của hơn 40 năm hoạt động tư pháp, kế thừa những thành tựu về lập pháp TTHS trong nhiều văn bản pháp quy từ năm 1945 đến năm 1988. BLTTHS năm 1988 quy định về truy nã tội phạm tại các điều 64, 65, 94, 115, 135, 136, 141, 134b, 162.
Điều 64 quy định việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, cụ thể: "1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay ngưòi bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người
nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt"[3].
Điều 65 quy định: "2. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải người đó