Yêu cầu của công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 71)

nƣớc ta hiện nay

3.1.1. Yêu cầu của công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng có xu hướng gia tăng và có chiều hướng phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng tinh vi đã kéo theo số đối tượng phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật ngày càng phức tạp hơn. Trước tình hình đó, yêu cầu của công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay là rất nặng nề, đòi hỏi ngoài vai trò nòng cốt của lực lượng CAND phải có sự tham gia, hỗ trợ tích cực, chủ động của các cấp, các ngành và toàn thể quần chúng nhân dân. Thực hiện tốt công tác bắt người đang bị truy nã góp phần làm giảm tội phạm vì đối tượng phạm tội còn lẩn trốn ngoài xã hội thì vẫn còn có khả năng và điều kiện tiếp tục phạm tội, thậm chí sẽ cấu kết thành những tổ chức, băng, nhóm tội phạm để thực hiện những hành vi phạm tội nguy hiểm hơn, tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là mối đe doạ trực tiếp tới bình yên cuộc sống của nhân dân.

Yêu cầu đặt ra đối với công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay có thể được xác định cụ thể như sau:

a) Tổ chức tốt lực lượng tìm kiếm, bắt giữ các đối tượng đang bị truy nã nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự

Với đặc điểm của những đối tượng phạm tội lẩn trốn đang bị truy nã là nhanh chóng tẩu thoát, xoá dấu vết, che dấu tung tích để tránh bị cơ quan Công an và quần chúng nhân dân phát hiện bắt giữ, vì vậy, khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện có đối tượng bỏ trốn cần khẩn trương tổ chức lực

70

lượng, xây dựng phương án truy bắt kịp thời. Thực tiễn công tác bắt đối tượng đang bị truy nã cho thấy, các lực lượng chức năng kịp thời tổ chức truy bắt, nhận định đúng khả năng những địa bàn đối tượng lẩn trốn thì việc bắt đối tượng bị truy nã bỏ trốn đạt tỷ lệ cao, vì khi mới bỏ trốn, đối tượng bị truy nã chưa kịp xoá dấu vết, chưa có điều kiện để lẩn trốn xa, chưa kịp móc nối, liên lạc với đồng bọn, chưa có tiền để sinh sống độc lập trong những ngày mới lẩn trốn, chưa kịp tạo ra được “vỏ bọc” kín đáo… nên phải dựa vào những mối quan hệ nhất định và sẽ bộc lộ những dấu vết, những sơ hở; hơn nữa, khi đối tượng vừa lẩn trốn, các lực lượng chức năng còn có quyết tâm cao trong việc bắt lại đối tượng phạm tội bỏ trốn, nên hiệu quả của công tác bắt người truy nã vừa bỏ trốn là tương đối cao.

b) Tiếp tục rà soát, xác minh, truy bắt những đối tượng truy nã lâu năm, đặc biệt là đối với những đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

Khi người phạm tội còn lẩn trốn ở ngoài xã hội, trước hết sẽ gây ra những cản trở cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự; người phạm tội còn lẩn trốn ngoài vòng pháp luật càng lâu, càng có điều kiện để tiếp tục thực hiện những hành vi phạm tội, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội, có điều kiện để cản trở việc xác minh, truy tìm, bắt giữ của các cơ quan thi hành pháp luật và trốn tránh sự trừng trị của pháp luật, phần nào làm giảm tính răn đe, tính nghiêm minh của pháp luật… Vì vậy, lực lượng Công an các cấp cần rà soát, lên danh sách những đối tượng truy nã lâu năm để tổ chức lực lượng, xây dựng phương án, kế hoạch truy tìm, bắt giữ. Do đối tượng bị truy nã đã lẩn trốn nhiều năm nên đã kịp trốn xa, có kinh nghiệm đối phó với cơ quan Công an hoặc đã tạo “vỏ bọc” tương đối an toàn như thay tên đổi họ, xin vào làm việc ở nhiều cơ quan, thậm chí đến thẩm mỹ viện để thay đổi khuôn mặt và các đặc điểm nhận dạng… Vì vậy, việc tổ chức truy bắt phải được tiến hành liên tục, huy động mọi lực lượng, phương tiện, sử dụng mọi biện pháp được pháp luật cho phép để truy bắt đến cùng đối tượng phạm tội bỏ trốn.

c) Qua công tác điều tra tội phạm hoặc khai thác thông tin đối với những đối tượng truy nã bị bắt để tìm ra dấu vết những đối tượng phạm tội chưa bị phát hiện và những đối tượng truy nã khác

Để tiếp tục lẩn trốn sự tìm kiếm, truy bắt của lực lượng Công an, đối tượng bị truy nã thường tìm cách câu kết, móc nối, tụ tập thành những băng, nhóm tội phạm để tiếp tục sống ngoài vòng pháp luật. Vì vậy, khi bắt được đối tượng truy nã, các lực lượng chức năng cần khai thác, xét hỏi đối tượng về những mối quan hệ, kết hợp với những thông tin trong quá trình điều tra các vụ án khác để tìm ra sự liên hệ giữa các đối tượng phạm tội, từ đó có thể phát hiện ra những dấu vết của những người đang bị truy nã để có phương án, kế hoạch truy tìm, bắt giữ.

d) Phát hiện những nguyên nhân, thủ đoạn lẩn trốn của người phạm tội để tìm ra các giải pháp khắc phục, hạn chế những nguyên nhân đó và nâng cao hiệu quả truy bắt đối tượng truy nã.

Qua việc thực hiện công tác truy nã người phạm tội lẩn trốn, lực lượng Công an các cấp cần tìm ra nguyên nhân tội phạm lẩn trốn, phát hiện những thủ đoạn lẩn trốn, những mánh khoé đối phó với lực lượng truy bắt của người đang bị truy nã để kịp thời có các giải pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý đối tượng, rút ra những kinh nghiệm trong công tác quản lý, giam giữ, dẫn giải, thi hành án và tổ chức lực lượng, xây dựng kế hoạch truy bắt đối tượng truy nã nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã và hạn chế số lượng đối tượng bỏ trốn.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)