Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 56 - 63)

Thực hiện các quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công an các cấp, lực lượng CAND đã tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã theo các quy định của pháp luật TTHS.

Trên cơ sở các quy định của BLTTHS năm 1988, BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003, PLTCĐTHS năm 1989 và năm 2004 và các thông tư liên ngành Toà án - Kiểm sát - Công an - Tư pháp, Bộ Công an đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bắt người đang bị truy nã trong lực lượng CAND. Công an các đơn vị, địa phương đã bố trí, tổ chức lực lượng, phân công nhiệm vụ, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và các kế hoạch của Bộ Công an về bắt đối tượng đang bị truy nã lẩn trốn. Trong những năm vừa qua, Bộ Công an đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công tội phạm, nhiều đợt tổng truy bắt và thanh loại đối tượng bị truy nã; thực hiện các kế hoạch này, Công an các cấp đã tập trung lực lượng, tổ chức truy bắt các đối tượng truy nã, trong đó tập trung vào các đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch 327/BCA(C14) của Công an các đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng tập trung quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác truy nã; phát hiện những sai sót, yếu kém trong việc tổ chức, phân công lực lượng thực hiện công tác bắt người truy nã lẩn trốn để hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương khắc phục kịp thời.

Việc thực hiện yêu cầu của TAND, VKSND về truy nã bị can, bị cáo đã được các CQĐT thực hiện tốt. CQĐT đã thực hiện đúng các quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn của liên ngành và Bộ Công an, như: kịp thời thông báo cho VKSND và TAND sau khi bắt được bị can, bị cáo để VKSND và TAND ra quyết định tạm giam đối với bị can, bị cáo; nếu việc

56

truy nã chưa có kết quả, CQĐT cũng thông báo theo thời hạn đã được quy định để Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và xét xử vắng mặt bị cáo theo các quy định của BLTTHS…

- Công tác truy nã đã từng bước đi vào nề nếp, khoa học, việc quản lý hồ sơ, tài liệu được củng cố, đã áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hồ sơ nên đảm bảo ít thất lạc, tra cứu nhanh chóng, chính xác; sự phối hợp giữa Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện công tác truy nã ngày càng chặt chẽ và tích cực nên đã nâng cao hiệu quả của công tác này, số đối tượng truy nã trốn ra địa phương khác bị bắt khá cao.

Công tác thanh loại đối tượng truy nã được thực hiện theo Kế hoach số 319/C11 ngày 17-4-1990 của Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn về việc xem xét lại số đối tượng truy nã hiện nay đã đạt kết quả khả quan. Từ năm 2004 đến năm 2007, Công an các đơn vị, địa phương đã thường xuyên tập trung xác minh những đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, tuổi cao, mức án thấp, trốn đã lâu hoặc trốn đi nước ngoài đã định cư và sống ổn định để phối hợp với Toà án, VKS làm thủ tục thanh loại 774 đối tượng khỏi diện truy nã [42].

Lực lượng Cảnh sát bảo vệ trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đã thực hiện tốt công tác phòng ngừa, tăng cường công tác tuần tra, canh gác chặt chẽ để ngăn chặn phạm nhân trốn trại và kịp thời tổ chức lực lượng truy bắt theo dấu vết nóng nên đã giảm số vụ phạm nhân trốn trại, số trốn trại bị bắt lại trong thời gian ngắn và đạt tỷ lệ cao.

Công an các cấp đã thực hiện tốt công tác phát động phong trào quần chúng phát hiện, tố giác và truy bắt đối tượng truy nã. Công an nhiều đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân hiểu và giúp đỡ lực lượng CAND trong phát hiện, truy bắt người phạm tội bỏ trốn bị truy nã. Thông qua việc phổ biến rộng rãi quyết định truy nã, lệnh truy nã cùng với nhiều hình thức vận động quần chúng phong phú như: vận động gia đình, người thân của đối tượng truy nã, vận động người có uy tín tại cộng đồng dân cư, phát động phong trào toàn dân

tham gia phòng, chống tội phạm… trong những năm qua, quần chúng nhân dân đã tích cực giúp lực lượng Công an thực hiện tốt công tác bắt người đang bị truy nã.

Công tác hợp tác quốc tế về truy nã tội phạm đã có nhiều chuyển biến tích cực, Văn phòng Interpol đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tiến hành rà soát số đối tượng truy nã quốc tế và trao đổi thông tin với Interpol, Aseanapol về số đối tượng truy nã của Việt Nam trốn ra nước ngoài và đối tượng truy nã nước ngoài trốn vào Việt Nam để chỉ đạo xác minh truy bắt.

Việc giao chỉ tiêu bắt truy nã cho Công an các đơn vị, địa phương đã đạt hiệu quả cao, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động, tích cực rà soát lại các đối tượng truy nã thuộc thẩm quyền truy bắt của mình, lập kế hoạch và xây dựng phương án xác minh, truy bắt. Công an nhiều đơn vị, địa phương đã bắt được số đối tượng truy nã vượt chỉ tiêu Bộ Công an giao.

Công tác vận động đối tượng truy nã ra tự thú được tiến hành theo quy định tại Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 02-6-1990 của Bộ Nội vụ (nay

là Bộ Công an), VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành

chính sách đối với người phạm tội ra tự thú đạt được những kết quả đáng khích lệ. Công an các đơn vị, địa phương đã dùng nhiều biện pháp tác động tư tưởng, tuyên truyền chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước với gia đình và bản thân đối tượng nên trong thời gian qua, số đối tượng truy nã ra đầu thú tương đối cao. Trong bốn năm qua (từ năm 2004 đến 2007), lực lượng CAND đã phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp và quần chúng nhân dân vận động được 4.494 đối tượng đầu thú [42].

- Theo quy định của PLTCĐTHS năm 2004, mô hình tổ chức của các CQĐT trong CAND có sự thay đổi, theo đó, công tác bắt truy nã cũng có sự thay đổi, nhưng Bộ Công an đã chủ động, kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương ổn định tổ chức, tiếp tục thực hiện tốt công tác truy nã, không để công tác này bị gián đoạn, trì trệ trong giai đoạn chuyển đổi mô hình tổ chức mới của cơ quan CSĐT các cấp.

58

Theo quy định của PLTCĐTHS năm 2004, công tác xác minh, truy bắt đối tượng truy nã bỏ trốn được giao cho lực lượng thụ lý án trực tiếp thực hiện, các lực lượng khác trong CAND tham gia phối hợp đã phát huy tác dụng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan thụ lý, điều tra án, hạn chế tình trạng cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra vụ án thường ra quyết định truy nã để khép kín hồ sơ hoặc làm căn cứ để tạm đình chỉ điều tra. Mặt khác, theo quy định trên, nhiệm vụ tổ chức xác minh, truy bắt đối tượng truy nã không thể giao khoán toàn bộ cho lực lượng Cảnh sát hình sự như quy định trước đây mà đòi hỏi các lực lượng thụ lý án đều phải có trách nhiệm về đối tượng truy nã của mình.

Bên cạnh đó, việc bỏ lệnh truy nã là một biện pháp cải cách về thủ tục tố tụng. Nếu như trước đây phải trải qua nhiều quá trình, công đoạn như: CQĐT ra quyết định truy nã, chuyển sang lực lượng Cảnh sát hình sự để ra lệnh truy nã thường phải mất ít nhất từ 5-7 ngày thì lệnh truy nã mới tới được tay của lực lượng trinh sát và gửi đến những nơi cần thiết đối với những trường hợp truy nã thường, còn đối với những trường hợp truy nã toàn quốc thì phải mất hàng tháng mới hoàn chỉnh được một lệnh truy nã; nhưng theo quy định bỏ lệnh truy nã, CQĐT các cấp có thẩm quyền ra quyết định truy nã theo hệ lực lượng mình phụ trách, xét về góc độ thời gian được tiến hành nhanh hơn nhiều, phục vụ kịp thời cho việc bắt đối tượng truy nã bỏ trốn. Đồng thời, trách nhiệm của điều tra viên thụ lý hồ sơ được nâng cao, tăng cường được tính chủ động và trách nhiệm trong công tác bắt truy nã, các lực lượng CSĐT đã chủ động xác minh truy bắt những đối tượng truy nã thuộc thẩm quyền điều tra của mình. Việc theo dõi, quản lý đối tượng truy nã theo hệ, lực lượng theo mô hình tổ chức CQĐT như quy định của PLTCĐTHS năm 2004 cũng mang tính khoa học và chính xác hơn, giúp cho việc tra cứu, thống kê báo cáo được nhanh chóng hơn, đảm bảo yêu cầu phục vụ kịp thời công tác chiến đấu.

- Kết quả bắt, vận động đầu thú và thanh loại đối tượng truy nã trong thời gian từ năm 2004 đến 2007 [42]:

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp, lực lượng CAND đã tập trung gắn công tác bắt người đang bị truy nã lẩn trốn với các chiến dịch tấn công, trấn áp tội phạm. Với tinh thần kiên quyết tấn công tội phạm, Công an các đơn vị, địa phương đã khẩn trương xây dựng các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, chủ động, sáng tạo, quyết tâm trong việc tổ chức thực hiện; đã tập trung lực lượng, kinh phí, phương tiện để xác minh, truy bắt, vận động các đối tượng đang bị truy nã lẩn trốn ra đầu thú… Kết quả thực hiện công tác này đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, góp phần phục vụ nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội của lực lượng CAND, kết quả cụ thể như sau*

:

Năm 2004

+ Tổng số đối tượng truy nã trong toàn quốc tính đến cuối năm 2003 là 17.215 đối tượng, trong đó có 3.839 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

+ Trong năm 2004 toàn quốc phát sinh 5.411 đối tượng truy nã, trong đó có 993 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

+ Năm 2004 toàn quốc còn 22.626 đối tượng truy nã, trong đó có 4.832 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

+ Năm 2004 toàn quốc bắt, vận động đầu thú và thanh loại được 5.857 tên, trong đó có 1.073 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, cụ thể:

+) Bắt: 4.504 đối tượng;

+) Vận động đầu thú: 1.097 đối tượng; +) Thanh loại: 256 đối tượng.

+ Đến cuối năm 2004 toàn quốc còn 16.769 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 3.759 đối tượng nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Năm 2005

+ Số đối tượng truy nã phát sinh trong năm 2005 là 5.375 đối tượng, trong đó có 1.351 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

*

60

+ Năm 2005 toàn quốc còn 22.144 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 5.110 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm

+ Năm 2005 toàn quốc bắt, vận động đầu thú, thanh loại được 4.926 tên, trong đó có 981 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, cụ thể:

+) Bắt: 3.925 đối tượng;

+) Vận động đầu thú: 857 đối tượng; +) Thanh loại: 144 đối tượng.

+ Đến cuối năm 2005 toàn quốc còn 17.218 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 4.129 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Năm 2006

+ Số đối tượng truy nã phát sinh trong năm 2006 là 7.385 đối tượng, trong đó có 1.650 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

+ Năm 2006 toàn quốc còn 24.603 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 5.779 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

+ Năm 2006 toàn quốc bắt, vận động đầu thú, thanh loại được 7.510 đối tượng, trong đó có 1.619 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, cụ thể:

+) Bắt: 6.121 đối tượng;

+) Vận động đầu thú: 1.175 đối tượng; +) Thanh loại: 214 đối tượng.

+ Đến cuối năm 2006, toàn quốc còn 17.093 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 4.160 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Năm 2007

+ Số đối tượng truy nã phát sinh trong năm 2007 là 6.831 đối tượng, trong đó có 1.214 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

+ Năm 2007 toàn quốc còn 23.924 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 5.374 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

+ Năm 2007 toàn quốc bắt, vận động đầu thú, thanh loại được 6.802 đối tượng, trong đó có 1.214 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm, cụ thể:

+) Vận động đầu thú: 1.365 đối tượng; +) Thanh loại: 160 đối tượng.

+ Đến cuối năm 2007 toàn quốc còn 17.122 đối tượng truy nã chưa bắt được, trong đó có 4.160 tên nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.

Như vậy, trong 4 năm (từ năm 2004 đến năm 2007), thực hiện công tác bắt người phạm tội lẩn trốn đang bị truy nã, lực lượng CAND đã bắt được 25.095 đối tượng truy nã, trong đó bắt 19.827 đối tượng, vận động đầu thú 4.494 đối tượng, tiến hành các thủ tục thanh loại 774 đối tượng. Hiện nay, tuy số đối tượng truy nã chưa bắt được đang còn ở ngoài xã hội còn khá nhiều, số đối tượng truy nã phát sinh hàng năm vẫn còn cao nhưng với kết quả đạt được như trên đã thể hiện sự quyết tâm của các lực lượng chức năng trong việc tổ chức xác minh, truy bắt đối tượng truy nã. Kết quả này đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trong thời gian qua; phục vụ tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)