Thực hiện tốt công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 87)

an ninh Tổ quốc

Trên cơ sở Hiến định mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, lực lượng CAND đã thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong những năm qua, được sự giúp đỡ nhiệt tình của quần chúng nhân dân, lực lượng Công an đã phát hiện nhiều vụ phạm tội, bắt giữ nhiều đối tượng phạm tội và phạm tội bỏ trốn. Tuy nhiên, một số bộ phận quần chúng còn thờ ơ, sợ bọn tội phạm trả thù, né tránh những đối tượng phạm tội, chưa thực sự giúp đỡ lực lượng Công an trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, bắt người đang bị truy nã nói riêng. Trước tình hình hiện nay còn rất nhiều đối tượng phạm tội bỏ trốn

86

bị truy nã đang lẩn trốn ngoài xã hội, lực lượng Công an cần thực hiện tốt hơn nữa công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Để quần chúng, nhân dân thực sự yên tâm khi giúp đỡ, tham gia bắt giữ đối tượng đang bị truy nã, Nhà nước cần ban hành văn bản quy định cụ thể về chính sách động viên đối với quần chúng nhân dân tham gia truy bắt đối tượng đang bị truy nã, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ người cung cấp thông tin về đối tượng đang bị truy nã, tham gia bắt đối tượng đang bị truy nã; quy định chế độ khen thưởng cả về vật chất và tinh thần đối với họ. Bên cạnh đó, lực lượng Công an cần có kế hoạch phù hợp để phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn mình quản lý, đối với Công an các địa phương có địa bàn rừng núi, vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc vẫn còn những phong tục tập quán lạc hậu, khó khăn trong việc phát động phong trào quần chúng, cần phân công cán bộ Công an thông thạo tiếng dân tộc, thông qua đội ngũ già làng, trưởng bản và những người có uy tín để vận động quần chúng là đồng bào dân tộc tích cực tham gia phát hiện truy bắt đối tượng truy nã. Thông qua các phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc để đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thông báo đối tượng truy nã trên các phương tiện thông tin đại chúng để phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân trong việc tham gia tố giác tội phạm và truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú.

KẾT LUẬN

Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong TTHS là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Đây cũng là một biện pháp công tác của lực lượng CAND nhằm truy bắt những đối tượng phạm tội bỏ trốn để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong thực tiễn, trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn, kết quả của luận văn đã đạt được như sau:

1. Nghiên cứu dưới góc độ lý luận, đi sâu phân tích và làm rõ khái niệm, các đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc, cơ sở pháp lý của công tác bắt người đang bị truy nã.

2. Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật TTHS về công tác bắt người đang bị truy nã qua các thời kỳ khác nhau, trong đó có so sánh, đánh giá về các quy định này cũng như đã đưa ra những nhận xét về thực trạng các quy định của pháp luật TTHS về công tác bắt người đang bị truy nã.

3. Phân tích thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong TTHS, đã đánh giá và đưa ra các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người đang bị truy nã ở Việt Nam trong thời gian qua; qua đó, luận giải về nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bắt người đang bị truy nã trong TTHS.

4. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lý luận và thực trạng các quy định của pháp luật cũng như thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về công tác bắt người đang bị truy nã, luận văn đã dự báo tình hình công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới, đã đưa ra một số yêu cầu, định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới, trong đó, đưa ra giải pháp về tổ chức

88

tốt lực lượng trong việc thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian tới; hoàn chỉnh cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã; tăng cường kinh phí cho công tác bắt người đang bị truy nã; hoàn thiện các quy định của pháp luật về công tác bắt người đang bị truy nã; tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã; thực hiện tốt công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 87)