Định hướng nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)

nã trong giai đoạn hiện nay

Để phục vụ công tác bắt người đang bị truy nã trong giai đoạn hiện nay đạt kết quả tốt, bên cạnh việc tổ chức tốt lực lượng và sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp truy tìm, truy bắt, cần phải xác định được định hướng đúng cho công tác truy nã.

72

Định hướng về công tác bắt người đang bị truy nã có thể được hiểu là qua việc nhận định tình hình đối tượng bỏ trốn phải truy nã để có phương hướng xác minh, truy bắt các đối tượng một cách khoa học và đạt hiệu quả cao nhất.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đất nước đang phát triển mạnh mẽ, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới ngày càng nhanh, nhiều quan hệ xã hội mới xuất hiện sẽ tác động lớn đến tình hình tội phạm ở nước ta nói chung và tác động đến tình hình tội phạm lẩn trốn phải truy nã nói riêng. Do vậy, tình hình tội phạm lẩn trốn phải truy nã trong thời gian tới là:

- Trong thời gian tới, tình hình tội phạm vẫn có chiều hướng gia tăng, tính chất, mức độ tội phạm ngày càng tinh vi, vì vậy số đối tượng phạm tội bỏ trốn phải truy nã có thể tăng trong thời gian tới. Một số hành vi phạm tội mới đã và sẽ xuất hiện như: tội phạm trong lĩnh vực tin học, tội phạm trong lĩnh vực thị trường chứng khoán, tội phạm lừa đảo qua mạng internet, tội rửa tiền, tội khủng bố, tội buôn bán bộ phận, cơ thể người… vì những tội phạm mới xuất hiện nên khó phát hiện sớm, khi cơ quan có chức năng phát hiện thì những người phạm tội đã kịp thời lẩn trốn.

- Với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, tăng cường giao lưu, hợp tác với nước ngoài trên mọi lĩnh vực, tội phạm mang tính chất quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia sẽ gia tăng, số lượng người phạm tội ở nước ngoài trốn vào Việt Nam; người Việt Nam học tập, làm việc, cư trú hoặc định cư ở nước ngoài phạm tội về nước lẩn trốn; người Việt Nam phạm tội trốn ra nước ngoài sẽ tăng mạnh.

- Phương thức, thủ đoạn lẩn trốn của đối tượng truy nã ngày càng tinh vi hơn, chúng có thể áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ cho việc lẩn trốn được kín đáo hơn, như có thể nằm im một chỗ và liên lạc với gia đình và đồng bọn bằng những phương tiện thông tin hiện đại; lẩn trốn vào những khu công nghiệp phát triển, đông người; thường xuyên thay đổi địa bàn

lẩn trốn do giao thông phát triển, đi lại dễ dàng; thay đổi đặc điểm nhận dạng, tạo vỏ bọc mới, hợp pháp hoá công ăn việc làm…

- Tình hình phạm nhân bỏ trốn trong thời gian tới có thể sẽ giảm do các cơ sở giam giữ được xây dựng kiên cố, việc canh gác, bảo vệ nghiêm ngặt hơn và bước đầu đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý phạm nhân.

Trước tình hình người phạm tội bỏ trốn phải truy nã trong thời gian tới như đã nêu, lực lượng Công an các cấp cần tổ chức tốt lực lượng truy bắt, trong thời gian tới, lực lượng truy bắt đối tượng truy nã cần được bố trí chuyên trách; công tác theo dõi, quản lý đối tượng cần được thực hiện chặt chẽ hơn, việc quản lý, canh gác tại các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an cần được thực hiện nghiêm chỉnh, chặt chẽ để hạn chế số lượng đối tượng, phạm nhân bỏ trốn; khi phát hiện đối tượng bỏ trốn cần tổ chức lực lượng truy bắt ngay, không để cho đối tượng trốn lâu ở ngoài xã hội gây khó khăn cho công tác xác minh, truy bắt; Công an các đơn vị, địa phương cần phối hợp, trao đổi thông tin chặt chẽ trong công tác bắt người đang bị truy nã; thực hiện tốt phong trào vận động quần chúng tham gia tích cực vào việc phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ tội phạm, phối hợp tốt với Cảnh sát quốc tế và khu vực để xác minh, truy bắt các đối tượng truy nã quốc tế; trang bị nhiều phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại… để phục vụ tốt công tác bắt người phạm tội lẩn trốn đang bị truy nã trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)