Nghiên cứu dưới góc độ lý luận, pháp lý, Chương 1 của luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích các vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong TTHS, trong đó, đã nêu được một số quan điểm khác nhau về khái niệm bắt người phạm tội lẩn trốn đang bị truy nã và đưa ra một khái niệm về bắt người phạm tội lẩn trốn đang bị truy nã. Luận văn đã nêu ra những đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc bắt người đang bị truy nã trong TTHS, đây là những vấn đề rất quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận về bắt người đang bị truy nã trong TTHS.
Từ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu và nguyên tắc của việc bắt người đang bị truy nã trong TTHS, luận văn đã nêu một cách khái quát cơ sở pháp lý của công tác bắt người đang bị truy nã trong pháp luật TTHS, đó là tổng thể những văn bản quy phạm pháp luật quy định về truy nã người đang phạm tội lẩn trốn, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động tìm kiếm, bắt giữ người phạm tội lẩn trốn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, thấy rằng, chế định truy nã được hình thành từ lâu trong pháp luật TTHS của Nhà nước ta nhưng cho đến nay vẫn còn tản mạn, chưa tập trung; các quy định về truy nã trong BLTTHS chỉ mang tính khái quát; muốn tổ chức triển khai thi hành, các cơ quan chức năng phải ban hành văn bản hướng dẫn. Theo hướng đó, liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành nhiều văn bản và Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 1385/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 12-11-2007 ban hành Quy chế về công tác truy nã, đây là cơ sở pháp lý quan trọng, là văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết các quy định của pháp luật TTHS và quy định cụ thể, thống nhất về quy chế công tác truy nã từ trước đến nay để lực lượng CAND thực hiện công tác truy nã được thống nhất, chặt chẽ, khoa học, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là trong tình hình hiện nay.
CHƢƠNG 2