Hoàn thiện các quy định của pháp luật về công tác bắt người đang bị truy nã

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81)

đoạn hiện nay.

3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về công tác bắt người đang bị truy nã đang bị truy nã

Thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay của Đảng và nhà nước ta, trong những năm qua, hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật về TTHS nói riêng đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời và ngày càng được hoàn thiện, phục vụ có hiệu quả cho công cuộc đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tội phạm ở nước ta trong thời gian qua. Các quy định của pháp luật TTHS về bắt người đang bị truy nã cũng đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn công tác, có thể thấy rằng, một loạt các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực TTHS có quy định về công tác bắt người đang bị truy nã đã được ban hành trong thời gian qua như: BLTTHS năm 2003, PLTCĐTHS năm 2004, các thông tư liên tịch của TANDTC, VKSND tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, các văn bản hướng dẫn về công tác bắt người đang bị truy nã... Tuy nhiên, trên thực tiễn thi hành pháp luật, một số quy định đã không phù hợp với thực tế, còn chưa đầy đủ, không có tính khả thi, khó áp dụng. Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bắt người đang bị truy nã, cần thiết phải sửa đổi những quy định đó cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:

- Về chính sách hình sự đối với người tự thú

Ngày 02-6-1990, liên ngành VKSNDTC, TANDTC, Bộ Nội vụ (nay là

Bộ Công an) đã ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn thi

80

hiện cho thấy, đây là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, việc áp dụng chính sách hình sự đối với người phạm tội ra tự thú đã mang lại kết quả to lớn, là một yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý, tư tưởng của người phạm tội đang lẩn trốn, thúc đẩy họ quyết tâm không tiếp tục lẩn trốn, ra tự thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Việc người phạm tội lẩn trốn ra tự thú, tạo thuận lợi cho việc điều tra các vụ án của lực lượng CAND, giảm những chi phí do tìm kiếm, truy bắt đối tượng bỏ trốn, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo chính bản thân họ, sớm đưa họ trở lại cuộc sống lương thiện.

Thực hiện chính sách vận động người phạm tội lẩn trốn ra tự thú trong những năm qua đã phát huy được tác dụng tích cực, đạt được kết quả khả quan, đã vận động được nhiều người phạm tội lẩn trốn ra tự thú, người phạm tội ra tự thú ngày càng nhiều. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Thông tư liên ngành 05/TTLN, các quy định trong Thông tư này còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể nên việc vận dụng ở Công an các đơn vị, địa phương có sự khác nhau do các quy định của Thông tư liên ngành số 05/TTLN còn có sự lẫn lộn giữa khái niệm "tự thú" và "đầu thú", mặc dù nội hàm của hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Về khái niệm “tự thú” và “đầu thú”, theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội thì: “Tự thú là người phạm lỗi nói ra lỗi lầm của

mình, còn đầu thú là ra hàng sau một thời gian trốn tránh” [45].

Theo Từ điển Bách khoa CAND Việt Nam thì:

+ “Tự thú là chủ động đến cơ quan pháp luật khai báo hành vi vi phạm

pháp luật của mình khi chưa bị phát hiện. Tự thú là một trong những điều

kiện để được hưởng khoan hồng” [44, tr.1225].

+ “Đầu thú là chủ động ra thú nhận, khai báo tội lỗi với cơ quan có thẩm

quyền do hoang mang dao động, do có lệnh hay quyết định truy nã hoặc do đã nhận ra tội lỗi của mình sau một thời gian lẩn trốn. Người ra đầu thú được

Như vậy, có thể thấy rằng động cơ của hai hành vi tự thú và đầu thú hoàn toàn khác nhau: tự thú là “là chủ động đến cơ quan pháp luật khai báo hành

vi vi phạm pháp luật của mình khi chưa bị phát hiện”, có nghĩa là hành động

tự thú xảy ra trước khi hành vi vi phạm pháp luật của người tự thú bị phát hiện, đây là hành vi hoàn toàn mang tính tự nguyện; còn đầu thú là “chủ động ra thú nhận, khai báo tội lỗi với cơ quan có thẩm quyền do hoang mang dao động, do có lệnh hay quyết định truy nã hoặc do đã nhận ra tội lỗi của mình

sau một thời gian lẩn trốn”, có nghĩa là đối với người phạm tội lẩn trốn ra đầu

thú là do lo sợ hoặc không còn có thể tiếp tục lẩn trốn được nữa mới ra đầu thú trước cơ quan có thẩm quyền mà không mang tính tự nguyện, tự giác của người phạm tội.

Như vậy, hành vi tự thú cần được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đánh giá cao hơn hành vi đầu thú, vì vậy, chính sách hình sự đối với những người phạm tội lẩn trốn ra tự thú và đầu thú cần có sự phân biệt, không nên đồng nhất hai hành vi này với nhau. Theo đó, cần sửa đổi Thông tư liên ngành số 05/TTLN theo hướng quy định cụ thể hơn chính sách hình sự đối với người phạm tội tự thú và đầu thú, cần phân biệt rõ là người phạm tội ra tự thú thì sẽ được hưởng khoan hồng như thế nào, người phạm tội ra đầu thú thì được hưởng khoan hồng như thế nào, trong đó, mức độ được hưởng sự khoan hồng của người phạm tội ra tự thú thì xứng đáng được hưởng cao hơn so với người phạm tội ra đầu thú. Có như vậy, mới thể hiện được chính sách nhân đạo, khoan hồng nhưng công bằng, xử lý đúng người, đúng tội, không làm oan người vô tội của Đảng, nhà nước ta; đồng thời, khuyến khích những người phạm tội biết hối hận, nhận ra lỗi lầm của mình và quay lại con đường chính nghĩa, khắc phục, sửa chữa những lỗi lầm đó, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.

Đồng thời với việc sửa đổi Thông tư liên ngành số 05/TTLN, cần sớm ban hành văn bản quy định cụ thể về việc vận động người phạm tội lẩn trốn ra tự thú, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tổ chức và

82

toàn thể quần chúng nhân dân trong việc vận động người phạm tội lẩn trốn ra tự thú; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức nêu trên; các biện pháp, chế độ, chính sách khen thưởng, bồi dưỡng đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác này...

- Về vấn đề thanh loại đối tượng truy nã:

Việc thanh loại đối tượng truy nã là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác bắt người đang bị truy nã của lực lượng CAND, thanh loại đối tượng truy nã từ trước đến nay được thực hiện theo Kế hoạch số 319/C11 ngày 17-4-1990 của Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn xem xét lại số đối tượng truy nã hiện nay. Theo Kế hoạch này, Công an các đơn vị, địa phương cần tiến hành thường xuyên công tác rà soát và phân loại đối tượng truy nã, sau khi tiến hành rà soát và phân loại đối tượng truy nã, phải tiến hành xác minh những người bị truy nã sai; những người bị truy nã nay do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; những người bị truy nã nhưng đã chết hoặc đến nay không còn đủ năng lực truy cứu trách nhiệm hình sự (như mắc bệnh tâm thần); những người bị truy nã không xác định rõ tên tuổi, địa chỉ, nhận dạng đặc điểm của đối tượng; những đối tượng truy nã mà hành vi phạm tội ít nghiêm trọng nhưng đã trốn đi nước ngoài và định cư ở nước ngoài, không có điều kiện bắt lại hoặc không cần thiết bắt lại để phối hợp với VKS, Toà án thực hiện thủ tục thanh loại khỏi diện đối tượng truy nã. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Kế hoạch số 319/C11 là văn bản mang tính chất nội bộ, chỉ có giá trị thực hiện trong ngành nên Công an đơn vị, địa phương nào tích cực thực hiện, có quan hệ công tác tốt với VKS, Toà án thì việc thanh loại đối tượng truy nã mới được tiến hành thường xuyên và đạt kết quả cao. Như vậy, cơ sở pháp lý của việc thanh loại đối tượng truy nã hiện nay chưa rõ ràng; chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan Công an, Tòa án, VKS; việc thanh loại đối tượng truy nã cho đến nay vẫn thực hiện theo Kế hoạch số 319/C11 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an

(không phải là văn bản quy phạm pháp luật) mà chưa có văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định về vấn đề này.

Để khắc phục bất cập này, cần thiết phải ban hành một văn bản quy phạm pháp luật (có thể là thông tư liên tịch Bộ Công an, VKSNDTC,

TANDTC) hướng dẫn thực hiện thống nhất công tác thanh loại đối tượng truy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nã, trong đó quy định rõ về những đối tượng thuộc diện thanh loại; trình tự, thủ tục thanh loại; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện thanh loại đối tượng truy nã...

- Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các CQĐT hình sự

Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII (2007-2011) và năm 2008, thực hiện sự phân công của Chính phủ, Bộ Công an được giao chủ trì nghiên cứu, soạn thảo dự án Luật tổ chức CQĐT hình sự. Đây là một yêu cầu mang tính cấp thiết, nhằm hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của CQĐT hình sự trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong thời gian đang xây dựng dự thảo Luật tổ chức CQĐT hình sự, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung PLTCĐTHS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung Điều 9).

PLTCĐTHS năm 2004 đã quy định về chức năng, nhiệm vụ của các CQĐT và các cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra trong CAND. Để thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Bộ Công an đã thành lập Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng. Ngày 14-12-2006, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 9 của PLTCĐTHS năm 2004, trong đó quy định thẩm quyền điều tra của Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng. Tuy nhiên, hiện nay một số đơn vị thuộc Bộ Công an được thành lập để đấu tranh phòng chống một số loại tội phạm mới nhưng lại chưa được quy định có thẩm quyền điều tra, như Cục Cảnh sát môi trường hiện nay chỉ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, không có thẩm quyền điều tra, trong khi đó, thực tiễn thời gian vừa qua có rất nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp luật môi trường như vi phạm của Công ty Vedan Việt Nam và Công ty Miwon…; điều này đã gây ra nhiều khó khăn và hạn chế hiệu quả của công

84

tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lực lượng CAND. Để thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đã được Đảng, nhà nước giao cho Bộ Công an, những đơn vị có chức năng đấu tranh phòng chống các loại tội phạm cụ thể cần được giao đầy đủ thẩm quyền điều tra; theo đó, cần tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung PLTCĐTHS năm 2004 theo hướng quy định thẩm quyền điều tra cho Cục Cảnh sát môi trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 81)