Vài nét lịch sử các quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trước khi có Bộ

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 27 - 37)

đang bị truy nã trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)

Ngày 28-6-1988, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá VIII đã thông qua BLTTHS (năm 1988), có hiệu lực thi hành từ ngày 01-9-1989. Đây là BLTTHS đầu tiên của Nhà nước ta, là kết quả tổng kết kinh nghiệm của hơn 40 năm hoạt động tư pháp, kế thừa những thành tựu về lập pháp TTHS trong nhiều văn bản pháp quy từ năm 1945 đến năm 1988. BLTTHS năm 1988 quy định về truy nã tội phạm tại các điều 64, 65, 94, 115, 135, 136, 141, 134b, 162.

Điều 64 quy định việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, cụ thể: "1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay ngưòi bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người

nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt"[3].

Điều 65 quy định: "2. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải người đó

26

Điều 94 quy định thẩm quyền của thủ trưởng CQĐT trong việc quyết định truy nã bị can; Điều 135 quy định CQĐT phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra trong trường hợp không biết bị can đang ở đâu; Điều 136 quy định những thông tin cần thiết liên quan đến bị can cần ghi rõ trong quyết định truy nã và việc thông báo quyết định truy nã; Điều 141, 143b, 162 quy định quyền yêu cầu CQĐT truy nã bị can của VKS và Hội đồng xét xử.

Ngày 04-4-1988, Hội đồng Nhà nước đã ban hành PLTCĐTHS (năm

1989), tại Điều 22 của Pháp lệnh đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT trong việc quyết định truy nã bị can [13]. Ngày 02-6-1990, liên ngành Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), VKSNDTC, TANDTC, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú. Thông tư liên ngành số 05/TTLN quy định rõ về chính sách đối với người phạm tội bỏ trốn ra tự thú tại các điểm 2, 3 và 5, Mục II:

"2. Người phạm tội đã bị phát hiện mà bỏ trốn, đang bị truy nã nhưng đã tự thú thì tuỳ theo mức độ phạm tội, thái độ khai báo.v.v.. cũng được hưởng chính sách khoan hồng, có thể được Toà án miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 48 hoặc khoản 3 Điều 38 BLHS.

3. Người phạm tội đang bị dẫn giải, tạm giữ, tạm giam để điều tra hoặc chờ xét xử mà bỏ trốn, nhưng đã ra tự thú thì tuỳ từng trường hợp cụ thể có thể được áp dụng biện pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lãnh hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú; nếu trong thời gian trốn tránh mà không phạm tội mới thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam quy định tại Điều 245 BLHS; nếu thật thà khai báo hành vi phạm tội trong thời gian trốn tránh; giúp cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện và điều tra tội phạm thì vẫn có thể được Toà án giảm nhẹ hình phạt theo Điều 38 BLHS về tội phạm đã thực hiện trước khi trốn khỏi nơi giam”.

“5. Người đang chấp hành hình phạt tù đã trốn khỏi trại cải tạo mà ra tự thú và trong thời gian trốn tránh không phạm tội mới, có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam được quy định tại Điều 245

BLHS, nhưng vẫn phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại…"[26].

Ngày 07-01-1995, liên ngành TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ (nay là

Bộ Công an) ban hành Thông tư liên ngành số 03/TTLN hướng dẫn thực hiện

một số quy định về truy nã bị can, bị cáo trong giai đoạn truy tố và xét xử. Thông tư liên ngành số 03/TTLN hướng dẫn: trong giai đoạn truy tố hoặc xét xử, nếu bị can, bị cáo bỏ trốn, VKS hoặc Toà án yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã. Sau khi bắt được bị can, bị cáo, CQĐT nơi bắt được đối tượng truy nã có nhiệm vụ lấy lời khai người bị bắt, thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã, đồng thời ra lệnh tạm giữ đối với người bị bắt và giải ngay người đó đến trại tạm giam gần nhất. Trại tạm giam có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí giam giữ theo đúng quy định về công tác quản lý giam giữ. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo của CQĐT về kết quả truy nã là đã bắt được bị can, bị cáo, thì VKS hoặc Toà án đã yêu cầu truy nã phải ra ngay quyết định tạm giam đối với bị can hoặc bị cáo và tiếp tục tiến hành các công việc theo thủ tục chung nhằm đảm bảo việc giam giữ người bị truy nã theo đúng pháp luật. Trong trường hợp trước ngày hết thời hạn tạm giữ (tối đa là 9

ngày) mà trại tạm giam vẫn không nhận được quyết định tạm giam của VKS

hoặc Toà án đã có yêu cầu truy nã đối với người bị bắt, thì trại tạm giam cần báo ngay cho CQĐT nơi đã bắt được người bị truy nã. Ngay sau khi nhận được thông báo của trại tạm giam, CQĐT nơi đã bắt được người bị truy nã có trách nhiệm yêu cầu CQĐT đã ra Quyết định truy nã đến nhận ngay người bị bắt hoặc tự mình áp giải họ đến CQĐT đã ra quyết định truy nã [27].

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ Nội vụ

(nay là Bộ Công an) đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác bắt

28

- Chỉ thị số 10-CT/BNV ngày 23-5-1986 về việc tổ chức truy bắt lại đối tượng trốn trại cải tạo, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trong đó quy định rõ trách nhiệm ra lệnh truy nã của trưởng trại cải tạo, trưởng phòng điều tra xét hỏi, trưởng Công an quận, huyện; quy định về các thủ tục tố tụng trong quá trình truy nã và khi bắt được đối tượng truy nã; phân công lực lượng truy bắt; quy định việc xử lý đối với đối tượng trốn và cán bộ có trách nhiệm quản lý canh gác, dẫn giải mà để đối tượng trốn; quy định về chế độ thông tin báo cáo về tình hình phạm nhân trốn trại và kết quả xử lý [5].

- Quy định số 09/QĐ-BNV(C14) ngày 30-5-1986 về công tác truy nã tội phạm hình sự là văn bản quy định cụ thể thống nhất việc thực hiện công tác truy nã tội phạm hình sự, Quy định này quy định về các nội dung sau:

+ Nguyên tắc công tác truy nã kẻ phạm tội, trong đó xác định rõ: "Lệnh

truy nã là mệnh lệnh chiến đấu, tất cả các lực lượng Công an, các cấp Công

an phải chấp hành nghiêm chỉnh, có hiệu quả".

+ Đối tượng truy nã, gồm các trường hợp: đối tượng gây án bỏ trốn; đối

tượng trốn các trại cải tạo, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải; đối tượng trốn thi hành án, trốn thi hành quyết định tập trung giáo dục cải tạo, trốn khi có lệnh bắt giữ của VKSND, TAND.

+ Hình thức truy nã, có hai loại: truy nã đặc biệt (loại đối tượng phạm

tội hình sự đặc biệt nguy hiểm: giết người cướp của, giết người, cướp bỏ trốn; có án tử hình, tù chung thân, tù từ 15 năm đến 20 năm, loại cải tạo dài hạn bỏ trốn; phạm tội có tình tiết đặc biệt nguy hiểm, phạm tội có tổ chức, chống phá

hoặc mang theo vũ khí khi trốn; tham ô, đầu cơ buôn lậu lớn bỏ trốn) và truy

nã khác.

+ Quyền hạn ra lệnh truy nã và đình nã: ở Bộ (Cục trưởng Cục Cảnh sát

hình sự được quyền ra lệnh truy nã đối với các loại đối tượng phạm tội, trừ các đối tượng thuộc quyền hạn của Tổng cục An ninh; các vụ, cục khác thuộc Tổng cục Cảnh sát trong khi tiến hành các vụ án đã khởi tố, bắt giữ tội phạm mà tội phạm bỏ trốn thì Cục trưởng cục đó ra lệnh truy nã và tổ chức truy

bắt), ở Công an các tỉnh, thành phố, đặc khu (Phó giám đốc kiêm chỉ huy trưởng CSND được quyền ra lệnh truy nã kẻ phạm tội trong phạm vi địa phương mình, có quyền truy nã ở cả hai hình thức là truy nã và truy nã đặc

biệt); ở Công an các quận, huyện, thị xã và các trại cải tạo: thủ trưởng các đơn

vị này được ra lệnh truy nã trong phạm vi địa bàn đơn vị hoặc địa bàn trại đóng.

+ Việc ra lệnh và tiếp lệnh truy nã: đơn vị có đối tượng trốn ở cấp quận,

huyện sau khi ra lệnh truy nã theo thẩm quyền, nếu thấy cần thiết phải ra lệnh truy nã đối tượng ở phạm vi rộng hơn thì đề nghị Ban chỉ huy CSND Công an cấp tỉnh ra lệnh tiếp. Ban chỉ huy CSND quyết định hình thức truy nã, nếu là truy nã đặc biệt thì phải lập ban chỉ đạo truy bắt, Phòng Cảnh sát hình sự lập kế hoạch và làm lệnh truy nã gửi các quận, huyện trong phạm vi tỉnh, thành phố mình. Trường hợp nhận được lệnh truy nã của Bộ thì tiếp lệnh gửi cho quận, huyện, địa phương mình. Nếu truy nã toàn quốc thì các địa phương gửi lệnh cho Cục Cảnh sát hình sự để làm lệnh truy nã toàn quốc, nếu có yêu cầu truy nã trong một số tỉnh thì làm lệnh truy nã gửi đến những tỉnh đó.

+ Tổ chức truy bắt đối tượng truy nã: Công an các cấp phải lập kế hoạch

truy bắt và phổ biến lệnh truy nã đến tận cán bộ, chiến sĩ các đồn, trạm Cảnh sát, kể cả Công an xã, từng người có ghi chép sổ tay để trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phát hiện và truy bắt.

+ Sau khi bắt được đối tượng, Công an đơn vị, địa phương bắt được đối

tượng phải viết "Giấy báo đã bắt đối tượng truy nã" gửi cho nơi ra lệnh truy nã và gửi về Cục Cảnh sát hình sự. Các đơn vị, địa phương ra lệnh truy nã khi nhận được "Giấy báo đã bắt đối tượng truy nã" phải ra lệnh đình nã ngay, lệnh đình nã được gửi đến những nơi đã gửi lệnh truy nã; đơn vị, địa phương ra lệnh truy nã phải cử cán bộ đến nơi bắt được đối tượng để nhận. Sau khi bắt được đối tượng truy nã, lực lượng Cảnh sát hình sự các cấp phối hợp với lực lượng CSĐT xét hỏi khai thác đối tượng để phục vụ cho công tác [16].

30

- Công văn số 27/C11 ngày 18-01-1990 của Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn công tác truy nã tội phạm hình sự đã có hướng dẫn cụ thể hơn đối với công tác bắt đối tượng truy nã theo Chỉ thị số 10-CT/BNV và Quy định số 09/QĐ-BNV(C14).

- Kế hoạch số 319/C11 ngày 17-4-1990 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Nội

vụ (nay là Bộ Công an) hướng dẫn về việc xem xét lại số đối tượng truy nã

hiện nay đã quy định cụ thể những đối tượng truy nã thuộc diện xem xét loại khỏi danh sách truy nã (thôi truy nã và ra lệnh đình nã) gồm những đối tượng: những người bị truy nã sai; những người bị truy nã nay do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; những người bị truy nã nhưng đã chết hoặc đến nay không còn đủ năng lực truy cứu trách nhiệm hình sự (như mắc bệnh tâm thần); những người bị truy nã không xác định rõ tên tuổi, địa chỉ, nhận dạng đặc điểm của đối tượng; những đối tượng truy nã mà hành vi phạm tội ít nghiêm trọng nhưng đã trốn đi nước ngoài và định cư ở nước ngoài, không có điều kiện bắt lại hoặc không cần thiết bắt lại.

Công an các địa phương phải thành lập tiểu ban xét duyệt do Trưởng ban chỉ huy CSND làm Trưởng tiểu ban, tiểu ban có Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Thủ trưởng CQĐT cấp tỉnh, thành phố, đặc khu, đại diện VKS, Toà án cấp tương đương. Tiểu ban tiến hành xem xét, rà soát kỹ từng hồ sơ đối tượng và quyết định việc loại bỏ khỏi danh sách truy nã. Số đối tượng được loại bỏ khỏi danh sách truy nã được công bố cho gia đình, bản thân họ biết [10].

- Quy định số 207/QĐ-BNV ngày 14-12-1990 bổ sung công tác truy nã tội phạm trong lực lượng CAND đã thống nhất việc ra lệnh truy nã những đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia từ lực lượng An ninh điều tra sang lực lượng Cảnh sát hình sự; quy định về những đối tượng sẽ áp dụng hình thức truy nã đặc biệt: những tên cầm đầu, cốt cán, hoạt động tích cực trong các loại tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, những tên hoạt động gây hậu quả nghiệm trọng, nếu không bắt giữ kịp thời sẽ tiếp tục gây nguy hại cho

an ninh quốc gia…, những đối tượng còn lại thuộc diện truy nã thường; quy định về phạm vi truy nã và thẩm quyền truy nã…[17].

- Thông tư số 03/TT-BNV(C11) ngày 11-4-1997 hướng dẫn việc truy nã người bị phạt tù và bị cáo đang được tại ngoại bỏ trốn quy định:

+ Đối với trường hợp bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật hoặc trường hợp đã hết thời hạn được hoãn thi hành án, được tạm đình chỉ thi hành án, Toà án đã ra quyết định thi hành án mà đối tượng bỏ trốn thì phải lập biên bản về việc đối tượng trốn để gửi cho CQĐT cùng cấp. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu xác định đúng là người bị phạt tù đã trốn tránh việc thi hành án thì cơ quan CSĐT cùng cấp ra Quyết định truy nã và chuyển Quyết định đó cho lực lượng Cảnh sát hình sự để ra lệnh truy nã và tổ chức truy bắt người bị truy nã theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp bị cáo đang tại ngoại mà Toà án có lệnh bắt tạm giam bị cáo để phục vụ việc xét xử nhưng bị cáo đã bỏ trốn thì phải lập biên bản và chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu về việc bị cáo bỏ trốn sang Toà án đã ra lệnh bắt tạm giam bị cáo. Khi Toà án có công văn yêu cầu CQĐT truy nã bị cáo thì CQĐT ra Quyết định truy nã và chuyển cho lực lượng Cảnh sát hình sự để ra lệnh truy nã và tổ chức truy bắt người có lệnh truy nã theo quy định của pháp luật. Nếu hết thời hạn một tháng, kể từ ngày có công văn của Toà án yêu cầu truy nã mà chưa bắt được bị cáo thì CQĐT gửi công văn thông báo cho Toà án để Toà án quyết định việc xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 162 BLTTHS và Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 07-01- 1995 [29].

- Quyết định số 437/1999/QĐ-BCA(C11) ngày 04-8-1999 ban hành Quy chế phối hợp và trao đổi thông tin tội phạm giữa cơ quan hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát với các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng CSND, quy định về thông tin truy nã, đình nã gồm:

+ Trước khi ra quyết định truy nã hoặc lệnh truy nã: cơ quan CSĐT và các đơn vị nghiệp vụ phòng, chống tội phạm phải yêu cầu cơ quan hồ sơ phải

32

cung cấp thông tin về đối tượng truy nã như: ảnh, vân tay, đặc điểm nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)