Hoàn chỉnh cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 77)

có hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm không chỉ riêng đối với lực lượng CAND mà đối với cả những cơ quan bảo vệ pháp luật.

3.2.2. Hoàn chỉnh cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bắt người đang bị truy nã bắt người đang bị truy nã

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đặc biệt là Quyết định số 1385/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 12-11-2007 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy chế về công tác truy nã, các lực lượng nghiệp vụ trong CAND cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bắt người đang bị truy nã. Bên cạnh việc thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trong xác minh, truy bắt đối tượng truy nã, Công an các đơn vị, địa phương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, từ đó tạo ra thế trận vững chắc trong công tác đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống tội phạm nói chung, công tác bắt người đang bị truy nã nói riêng.

- Các Cơ quan CSĐT các cấp, qua công tác nghiệp vụ của mình, cần tập trung khai thác số đối tượng truy nã đã bị bắt và những đối tượng phạm tội khác để phát hiện sự liên quan, móc nối của bọn tội phạm nói chung, từ đó có thể lần tìm ra dấu vết của số đối tượng truy nã chưa bị bắt còn ở ngoài xã hội.

- Các lực lượng điều tra cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát khu vực, Công an xã tăng cường kiểm tra, rà soát những người ở nơi khác đến thuê nhà, thuê khách sạn, nhà nghỉ để phát hiện đối tượng truy nã, nhất là trong các dịp ngày lễ, Tết. Lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, xã hội mà chủ yếu là lực lượng Cảnh sát khu vực thông qua công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, cấp phát chứng minh thư và các giấy phép hành nghề để rà soát, phát hiện những đối tượng truy nã thuộc

76

địa bàn quản lý chưa bắt được và xác minh những đối tượng cư trú tại địa bàn nhưng không rõ nguồn gốc lai lịch... để yêu cầu tra cứu hồ sơ phát hiện đối tượng truy nã.

- Lực lượng hồ sơ nghiệp vụ Công an các cấp thông qua công tác quản lý các hệ thống hồ sơ, tài liệu để đối chiếu, so sánh phát hiện những đối tượng truy nã đang bị giam giữ trong các trại giam về phạm tội mới mà ta chưa phát hiện được, thực tế cho thấy, đây là thủ đoạn lẩn trốn tinh vi của các đối tượng truy nã có mức án cao, thậm chí có những đối tượng có nhiều quyết định truy nã đã cố tình phạm tội mới với mức án nhẹ để vào trại giam lẩn trốn sự truy tìm của cơ quan chức năng và sự trừng trị nghiêm khắc của pháp luật. Trong công tác của mình, lực lượng hồ sơ nghiệp vụ của Công an các đơn vị, địa phương cần thực hiện nghiêm chỉnh chế độ lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định của pháp luật; áp dụng những thành tựu của công nghệ tin học để lưu trữ và tra cứu thông tin về các đối tượng, đảm bảo việc phục vụ kịp thời, chính xác các lực lượng khác khi có yêu cầu tra cứu.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông trong quá trình làm nhiệm vụ của mình cần tăng cường tuần tra, kiểm soát, đặc biệt là thời gian về đêm và tập trung chú ý những người có biểu hiện bất minh để phát hiện ra đối tượng truy nã. Vì đặc điểm tâm lý của đối tượng truy nã là thường thay đổi địa điểm ẩn náu, đi lại di động giữa các địa bàn để tránh sự chú ý của lực lượng Công an, cho nên các trên các tuyến giao thông và thời gian về đêm là lúc những đối tượng đang bị truy nã và những đối tượng phạm tội khác thường đi lại.

- Lực lượng Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng phải có kế hoạch cụ thể giao cho các trại rà soát và phân loại số đối tượng trốn trại có quyết định truy nã từ trước đến nay, đồng thời xây dựng phương án và tổ chức xác minh, truy bắt. Thường xuyên tiến hành rà soát số phạm nhân đang cải tạo trong các trại giam để phát hiện đối tượng truy nã phạm tội mới để lẩn trốn hoặc những đối tượng trong quá trình điều tra ta

chưa phát hiện ra. Bên cạnh đó, cần tổ chức việc canh gác, tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt, không để cho phạm nhân bỏ trốn.

- Một trong những biện pháp rất quan trọng trong công tác bắt người đang bị truy nã là phát hành quyết định truy nã để mọi người biết và giúp đỡ cơ quan Công an phát hiện, bắt giữ đối tượng truy nã. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, việc thực hiện phát hành quyết định truy nã chưa được tốt, quyết định truy nã chưa được phát hành rộng rãi, thông tin về đối tượng truy nã còn chưa đầy đủ, thậm chí số lượng quyết định truy nã thiếu ảnh còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc niêm yết tại những nơi công cộng còn hạn chế… Trong thời gian tới, Cơ quan ra quyết định truy nã cần tổ chức in ấn và phát đến tận các hộ gia đình, các cơ quan, doanh nghiệp về các thông tin về đối tượng truy nã; niêm yết công khai tại những nơi công cộng và đến từng tổ dân phố để nhân dân biết và phối hợp với các lực lượng có trách nhiệm truy bắt đối tượng truy nã lẩn trốn. Thực tế, nhân dân đã phát hiện, giúp đỡ lực lượng Công an bắt giữ nhiều đối tượng truy nã, có trường hợp một người dân từ Thanh Hoá ra Hà Nội thăm người thân, khi đến đăng ký tạm trú tại Công an phường đã đọc được cuốn sổ tay truy nã và phát hiện một đối tượng truy nã trong cuốn sổ tay là người cùng quê đi làm ăn xa vừa về thăm nhà. Sau khi nhận được nguồn tin, cơ quan Công an đã tổ chức xác minh và bắt đúng đối tượng truy nã đã lẩn trốn một thời gian dài nay về thăm nhà.

- Để ngăn chặn, hạn chế "đầu vào" đối tượng truy nã, Công an các cấp cần quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng để phát hiện và bắt giữ kịp thời những đối tượng trong vụ án, không để đối tượng bỏ trốn phải ra quyết định truy nã. Trước khi ra quyết định truy nã phải kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, tránh tình trạng điều tra viên ngại điều tra, xác minh, không nắm rõ thông tin đối tượng nên ra quyết định truy nã để khép kín hồ sơ, làm căn cứ tạm đình chỉ vụ án. Đồng thời, qua công tác rà soát và phân loại đối tượng truy nã, Công an các đơn vị, địa phương cần rà soát lại số đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, bỏ trốn lâu năm, tuổi cao, chứng cứ phạm

78

tội yếu, không đủ chứng cứ để chứng minh hành động phạm tội, nếu bị bắt lại cũng không có khả năng truy tố, không xác minh được đối tượng hiện đang lẩn trốn ở đâu… để phối hợp với VKS, Toà án cùng cấp loại khỏi danh sách truy nã.

- Hiện nay, số đối tượng bỏ trốn nhiều năm nhưng chưa bắt được còn khá nhiều, đã gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng điều tra thụ lý án, là nguồn nguy hiểm cho xã hội vì đã bỏ trốn nhiều năm nên những đối tượng này đã có nhiều kinh nghiệm lẩn trốn, đối phó với lực lượng Công an; đã tạo được vỏ bọc kín đáo hoặc đã hợp pháp hoá được công ăn việc làm; phần lớn những đối tượng này lại tiếp tục móc nối thành những băng nhóm tội phạm để tiếp tục phạm tội… Đối với những đối tượng này và những đối tượng truy nã nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm, những đối tượng có mức án cao hoặc án chung thân thì lực lượng Công an các cấp cần phải rà soát, lập danh sách, phải lập chuyên án và tổ chức lực lượng xác minh để truy bắt đến cùng, không để chúng ở ngoài xã hội tiếp tục gây án, móc nối, lôi kéo, tổ chức phạm tội mới.

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)