Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 66)

- Trong thời gian thực hiện mô hình tổ chức CQĐT mới theo quy định của PLTCĐTHS năm 2004, Công an một số đơn vị, địa phương tập trung vào việc bố trí, sắp xếp lại tổ chức, cán bộ nên có những xáo trộn, sao nhãng trong việc tổ chức thực hiện công tác bắt đối tượng truy nã. Đồng thời, sau khi có Thông tư số 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23-9-2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của PLTCĐTHS năm 2004 trong CAND và Chỉ thị số 13/2004/CT-BCA ngày 22-9-2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về triển khai thực hiện PLTCĐTHS năm 2004, Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện còn chậm vì chưa có quy định về chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng CSĐT và của Phòng truy nã.

- Việc để số đối tượng truy nã hàng năm phát sinh gần bằng số đối tượng bị bắt là do nhiều nguyên nhân, trong đó: chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về truy nã, có trường hợp đối tượng chưa đến mức phải ra quyết định truy nã cũng ra quyết định; một số đối tượng ra quyết định truy nã và ra quyết định đình nã (bắt được đối tượng truy nã) chỉ trong một ngày hoặc ra lệnh bắt khẩn cấp sau hai ngày đã ra quyết định truy nã mà chưa tiến hành các biện pháp truy bắt cần thiết theo lệnh bắt khám xét dẫn đến không hạn chế

"đầu vào" đối tượng truy nã. Bên cạnh đó, do thực hiện công tác phòng ngừa chưa tốt nên các vụ phạm pháp hình sự xảy ra nhiều, điều tra viên chủ yếu tập trung vào giải quyết vụ việc mới xảy ra, có nhưng nơi còn có tâm lý các vụ việc hàng ngày thì phải giải quyết ngay, còn đối tượng truy nã thì bắt lúc nào cũng được... điều này thể hiện trên thực tế, số đối tượng truy nã trốn nhiều năm tỷ lệ bắt thấp hơn số đối tượng vừa bị truy nã vì điều tra viên ngại xác minh, quyết tâm truy bắt không cao.

- Sau khi tổng rà soát và phân loại đối tượng truy nã, Công an một số địa phương đã không tập trung chỉ đạo xác minh những đối tượng trốn lâu, có mức án thấp, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, tuổi cao để phối hợp với VKS, Toà án làm thủ tục thanh loại khỏi diện đối tượng truy nã theo hướng dẫn của Bộ Công an; mặt khác Kế hoạch số 319/C11 ngày 17-4-1990 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an là văn bản mang tính chất nội bộ, chỉ có giá trị thực hiện trong ngành Công an nên Công an địa phương nào tích cực thực hiện, có quan hệ phối hợp công tác tốt với VKS, Toà án cùng cấp thì việc thanh loại đối tượng truy nã mới được tiến hành thường xuyên và đạt kết quả cao.

- Chế độ thông tin, báo cáo chưa được thực hiện nghiêm chỉnh, việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo giữa cấp huyện với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp trung ương chưa được tiến hành thường xuyên và đúng quy định. Nhiều đơn vị CSĐT trước khi ra quyết định truy nã không yêu cầu cơ quan nghiệp vụ tra cứu, khai thác cung cấp thông tin ảnh, nhận dạng, lai lịch bị can nên quyết định truy nã không có ảnh của bị can còn chiếm tỷ lệ cao, phần nào đã gây ra khó khăn cho công tác xác minh, truy bắt và ảnh hưởng tới kết quả bắt các đối tượng truy nã. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hồ sơ, tài liệu còn vướng mắc một số vấn đề về kỹ thuật: máy móc lạc hậu, khả năng ứng dụng của cán bộ còn chậm, phần mềm máy tính có nơi còn chưa tương thích…

Việc chấp hành quy định gửi quyết định truy nã, quyết định đình nã ở một số đơn vị, địa phương thực hiện không nghiêm túc, nhiều đơn vị không

66

gửi quyết định truy nã, quyết định đình nã cho Văn phòng cơ quan CSĐT, cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cấp tỉnh và cấp Bộ để quản lý, theo dõi và bổ sung thông tin; nhiều nơi quyết định truy nã không phát hành rộng rãi khắp trên phạm vi toàn quốc hoặc đến những nơi có mối quan hệ của đối tượng để phối hợp xác minh truy bắt; Công an một số đơn vị, địa phương tuy có gửi nhưng lại gửi quyết định photo, quyết định sao cho nên quyết định truy nã không đến được các quận, huyện, phường, xã; có trường hợp CQĐT khi ra quyết định truy nã, quyết định đình nã đã không tuân thủ các quy định của pháp luật như không gửi, thông báo đến tận cơ sở, phường, xã nên Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã, Công an xã và nhân dân không biết để phát hiện, truy bắt đối tượng truy nã đang ẩn náu trên địa bàn mình quản lý ... vì vậy, kết quả xác minh, truy bắt đối tượng truy nã, hiệu quả của công tác này đạt được chưa cao.

- Kinh phí, phương tiện hỗ trợ cho công tác truy nã mặc dù đã được Công an các cấp quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được so với yêu cầu tình hình thực tế công tác truy nã hiện nay, phương tiện kỹ thuật thiếu và cũ kỹ, các thiết bị văn phòng lạc hậu... trong điều kiện giá cả gia tăng như hiện nay, định mức chi, danh mục chi cho công tác bắt đối tượng bị truy nã bỏ trốn không đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác này; chưa có chế độ hỗ trợ, khuyến khích thoả đáng cho lực lượng làm công tác bắt truy nã, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư của cán bộ, chiến sĩ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chính sách khen thưởng đối với các tổ chức, quần chúng nhân dân tham gia phát hiện và bắt giữ đối tượng truy nã chưa thực sự động viên, khuyến khích họ tích cực tham gia hỗ trợ lực lượng CAND thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã. Những khó khăn về kinh phí và phương tiện những năm qua là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả xác minh, truy bắt đối tượng truy nã còn hạn chế.

- Lực lượng làm công tác truy bắt đối tượng truy nã còn thiếu và yếu, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức, nhiều nơi chưa có lực lượng chuyên

trách về công tác truy nã, cán bộ làm công tác bắt đối tượng truy nã là cán bộ dư dôi, cao tuổi, nhất là Công an cấp huyện; còn có quan niệm cho rằng công việc truy nã chỉ là kiêm nhiệm, là công việc thứ yếu; lực lượng điều tra viên quá tải về điều tra thụ lý án, chủ yếu chạy theo vụ việc, không đủ thời gian để tổ chức xác minh truy bắt đối tượng truy nã; một số địa phương tình hình an ninh, trật tự còn phức tạp, xảy ra nhiều vụ khiếu kiện, đình công... nên phải tập trung lực lượng để giải quyết. Một trong những nguyên nhân cần phải nhắc đến là theo quy định trước đây thì CQĐT ra quyết định truy nã, chuyển sang lực lượng Cảnh sát hình sự để ra lệnh truy nã và chịu trách nhiệm tổ chức lực lượng truy bắt; như vậy, lực lượng điều tra hiểu rất rõ vụ án thì lại không phải là lực lượng chủ công trong việc tiến hành xác minh, bắt giữ đối tượng truy nã, đây là một bất hợp lý đã diễn ra trong một thời gian dài.

- Trong những năm qua, nước ta diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội, thể thao quan trọng như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Hội nghị APEC lần thứ 14, Hội nghị ASEM 5, Đại lễ Phật đản quốc tế, Segame 22... nên Công an các đơn vị, địa phương phải tập trung lực lượng để bảo vệ các sự kiện trên, vì vậy, việc đầu tư lực lượng cho công tác truy nã bị chi phối, ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả công tác bắt truy nã đối tượng bỏ trốn.

- Phần lớn số đối tượng truy nã đều lẩn trốn ở vùng sâu, vùng xa và trốn ra nước ngoài, nhất là số đối tượng truy nã nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm nên công việc xác minh, truy tìm gặp nhiều khó khăn, tốn kém về nhân lực và kinh phí.

68

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chương hai, luận văn đã nêu ra thực trạng các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong TTHS, luận văn đã bố cục thực trạng các quy định của pháp luật thành hai giai đoạn: trước khi có BLTTHS năm 2003 và sau khi có BLTTHS năm 2003. Qua việc nêu lên các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã, luận văn cũng đã phân tích, so sánh các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng. Cùng đó, luận văn cũng đã nêu rõ, các quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã được ban hành vào nhiều thời điểm khác nhau nên còn có những điểm mâu thuẫn, không thống nhất, khó áp dụng trong thực tiễn thi hành pháp luật; có những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật nhưng lại không phù hợp với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn; các văn bản được ban hành chậm được sửa đổi, thay thế…

Luận văn đã khái quát thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã, theo đó, đã nêu lên những kết quả đã đạt được khi áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử, trong đó nêu lên một số kết quả của những biện pháp trong việc thực hiện công tác truy nã, như: sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Công an các cấp, công tác vận động quần chúng, công tác vận động đầu thú, công tác tổ chức và bố trí lực lượng làm công tác truy nã khi có thay đổi về mô hình tổ chức của CQĐT theo quy định của PLTCĐTHS năm 2004.... Luận văn cũng đã nêu lên số liệu cụ thể về số đối tượng truy nã bị bắt, vận động đầu thú và thanh loại từ năm 2004 đến năm 2007; nêu ra những hạn chế trong thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã và đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)