- Công an một số đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt việc hạn chế
"đầu vào" đối tượng truy nã, đặc biệt là trong khâu điều tra phát hiện đối
tượng chậm, để đối tượng bỏ trốn phải ra lệnh truy nã dẫn đến tình trạng số đối tượng truy nã hàng năm phát sinh gần bằng số đối tượng truy nã bị bắt, thậm chí có địa phương, số đối tượng truy nã phát sinh nhiều hơn số đối tượng truy nã bị bắt trong năm.
- Lực lượng tham gia công tác bắt người đang bị truy nã trong những năm vừa qua chủ yếu vẫn là lực lượng CSĐT tội phạm về trật tự, an toàn xã hội, tỷ lệ bắt đối tượng truy nã của các lực lượng khác trong CAND vẫn còn thấp.
- Việc tiến hành công tác bắt người đang bị truy nã trong thời gian qua có lúc, có nơi còn chưa thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, một số Công an địa phương khi ra quyết định truy nã đã không gửi cho Phòng
62
Cảnh sát hình sự để ra lệnh truy nã; ra quyết định truy nã thiếu các thông tin cần thiết nên gây ra những khó khăn cho việc xác minh, truy bắt đối tượng truy nã; có nơi việc ra quyết định truy nã còn nhằm để khép kín hồ sơ nên còn có trường hợp đơn vị ra quyết định truy nã không gửi cho Phòng Cảnh sát hình sự ra lệnh truy nã hoặc có gửi nhưng khi Phòng Cảnh sát hình sự trả lại và yêu cầu cung cấp thêm thông tin thì không thấy trả lời và không yêu cầu ra lệnh truy nã nữa.
- Việc quản lý hồ sơ, tài liệu tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn tình trạng để hồ sơ thất lạc, mất không có khả năng và biện pháp khắc phục, đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.
Công tác thông tin báo cáo còn chậm, không đều, không đầy đủ nội dung; thậm chí có những địa phương còn không có báo cáo, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thống kê, đánh giá và chỉ đạo công tác truy nã.
- Sau khi PLTCĐTHS năm 2004 được ban hành, mặc dù Bộ Công an và Tổng cục Cảnh sát đã có nhiều văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện những quy định mới về bắt người đang bị truy nã nhưng Công an một số đơn vị, địa phương còn chấp hành chưa nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công an, có địa phương chỉ bàn giao công việc, không bàn giao con người làm chuyên sâu về công tác truy nã ở lực lượng Cảnh sát hình sự nên những cán bộ mới chuyển sang làm công tác truy nã còn lúng túng, chưa quen việc, dẫn đến hiệu quả công tác còn hạn chế.
- Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch 327/BCA(C14) của Công an một số địa phương hoạt động chưa tích cực, chưa bám sát vào tình hình thực tế của địa phương để đề ra kế hoạch và tổ chức lực lượng xác minh truy bắt cho phù hợp nên việc triển khai thực hiện công tác bắt người đang bị truy nã còn lúng túng, kết quả của công tác này chưa cao.
- Công tác phối hợp điều tra xử lý của lực lượng CSĐT các cấp vẫn còn hạn chế trong việc lập danh chỉ bản, xác minh lý lịch chưa sâu về nhân thân của các bị can. Có những đối tượng trốn truy nã tiếp tục phạm tội mới ở các
địa phương khác hoặc phạm tội mới bị truy tố, xét xử, đưa vào các trại giam mà vẫn không bị phát hiện, khi có yêu cầu tra cứu mới phát hiện đối tượng đang bị truy nã về tội khác. Điển hình là vụ tên Nguyễn Văn Long, trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội là đối tượng truy nã đặc biệt can tội giết người, trốn trại, đã đổi tên là Thắng vào thành phố Hồ Chí Minh lẩn trốn, năm 1994 đã gây tai nạn giao thông làm chết người, bị TAND thành phố Hồ Chí Minh xử 12 tháng tù giam. Sau khi thụ án xong lại về cư trú tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh mà không bị phát hiện [47, tr.43].
- Một số đối tượng truy nã khi bị bắt, Công an các đơn vị, địa phương đã bắt được đối tượng thông báo cho đơn vị thụ lý hoặc ra quyết định truy nã đến nhận nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nên việc nhận người đã bị bắt theo quyết định truy nã rất chậm, đã gây khó khăn trong việc giam giữ của đơn vị bắt được đối tượng. Trong một thời gian dài, do các chưa có cơ sở pháp lý nên việc tạm giam đối tượng truy nã bị bắt gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng.
- Công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội như công tác quản lý hộ khẩu, đăng ký quản lý tạm trú, tạm vắng còn hạn chế, chưa nắm chắc được di biến động của đối tượng nên việc phát hiện đối tượng truy nã còn hạn chế. Có trường hợp đối tượng truy nã trốn đến địa phương khác sinh sống và được tuyển vào cơ quan nhà nước giữ chức vụ như tên Hoàng Thế Đức can tội giết người, Công an thành phố Hà Nội ra lệnh truy nã, đã trốn vào thành phố Hồ Chí Minh xin vào làm việc và được bổ nhiệm Trưởng phòng thiết kế thuộc Bộ Giao thông vận tải; hoặc đối tượng truy nã là người nước ngoài sau khi tự sát mới biết là đối tượng truy nã quốc tế như đối tượng Kim Jang Soo, quốc tịch Hàn Quốc, trốn và sinh sống một thời gian dài tại thành phố Hồ Chí Minh [42].
- Việc tổ chức phân công và giao chỉ tiêu bắt đối tượng truy nã chưa cụ thể, rõ ràng cho từng lực lượng, cá nhân trong việc xác minh truy bắt đối tượng truy nã; nhận thức về vấn đề giao chỉ tiêu bắt đối tượng truy nã còn chưa đúng, Bộ Công an giao chỉ tiêu bắt đối tượng truy nã cho Công an các
64
đơn vị, địa phương là để các Công an các đơn vị, địa phương đẩy mạnh quyết tâm truy bắt đến cùng các đối tượng truy nã thuộc thẩm quyền tổ chức xác minh, truy bắt của mình, tuy nhiên, còn có những nơi còn cho rằng, Bộ giao chỉ tiêu là giao khoán và không khả thi nên việc lập kế hoạch, tổ chức lực lượng, xác minh truy bắt đối tượng truy nã còn mang tính chiếu lệ, đối phó.
- Công tác xác minh, truy bắt, vận động đối tượng truy nã đầu thú thực tế chưa được thực hiện có chiều sâu, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ và sự phối hợp giữa các lực lượng điều tra, các đơn vị, địa phương chưa có sự thống nhất chặt chẽ, trừ số đối tượng truy nã trốn ra nước ngoài, phần lớn số đối tượng truy nã vẫn ẩn náu, lẩn trốn, sinh sống và hoạt động hợp pháp ở các địa bàn dân cư nhưng vẫn chưa bị phát hiện, bắt giữ, xử lý.