Nội dung việc phân chia di sản thừa kế

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 48)

- Các chi phí khác

2.2.1. Nội dung việc phân chia di sản thừa kế

Nhƣ đã nói ở trên, từ khi Pháp lệnh thừa kế năm 1991 ra đời cho đến nay, những qui định pháp luật về nội dung việc phân chia di sản thừa kế về nguyên tắc hầu nhƣ không có nhiều thay đổi. Thông thƣờng sẽ có sự phân chia khác nhau tùy thuộc trƣờng hợp ngƣời chết có để lại di chúc hay không để lại di chúc; hoặc có di chúc nhƣng di chúc bị vô hiệu một phần hay toàn bộ theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên có một số thủ tục có tính chất chung trong mọi trƣờng hợp bao gồm: công bố nội dung di chúc nếu có, họp mặt những ngƣời thừa kế, chỉ định ngƣời quản lý di sản, ngƣời phân chia di sản, thanh toán những khoản nợ di sản.

51

Sau khi ngƣời để lại di sản chết, nếu di chúc do công chứng viên lƣu giữ thì ngƣời này phải công bố di chúc. Việc công bố đƣợc thực hiện bằng cách sao gửi di chúc tới tất cả những ngƣời có liên quan đến nội dung di chúc - Điều 672 BLDS.

Trong trƣờng hợp ngƣời để lại di chúc chỉ định ngƣời công bố di chúc thì ngƣời này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu ngƣời để lại di chúc không chỉ định ngƣời công bố di chúc hoặc ngƣời này từ chối thì những ngƣời thừa kế thỏa thuận cử ra ngƣời công bố di chúc. Hiện nay luật pháp không còn bắt buộc các bản sao di chúc phải có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền nơi mở thừa kế nữa, vì thật ra qui định nhƣ vậy là không cần thiết khi đã ghi nhận “người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di

chúc”.

Ngoài việc công bố nội dung của di chúc, trong trƣờng hợp nội dung bản di chúc này không rõ ràng dẫn đến những cách hiểu khác nhau thì ngƣời công bố di chúc còn có quyền giải thích nội dung di chúc cùng với những ngƣời thừa kế. Việc giải thích đòi hỏi phải đƣợc căn cứ trên ý chí đích thực của ngƣời để lại di sản và mối quan hệ giữa ngƣời lập di chúc và những ngƣời thừa kế của ngƣời đó. Nếu những ngƣời này không thể thống nhất cách hiểu về nội dung bản di chúc thì sẽ coi nhƣ không có di chúc và việc phân chia di sản thừa kế lúc này sẽ áp dụng theo những qui định về thừa kế theo pháp luật. Nếu giữa họ chỉ không nhất trí về một phần của bản di chúc thì chỉ phần không thống nhất đó bị vô hiệu và áp dụng các qui định về thừa kế theo pháp luật để giải quyết. Sau khi có thông báo về thời điểm mở thừa kế hoặc di chúc đƣợc công bố, những ngƣời thừa kế có thể tiến hành họp mặt.

2.2.1.2. Họp mặt những ngƣời thừa kế

Điều 681 BLDS qui định về việc họp mặt những ngƣời thừa kế nói chung, không kể đó là những ngƣời đƣợc hƣởng di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật hoặc có thể cả hai. Đây là cuộc gặp mặt để những ngƣời thừa kế có thể cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý kiến về những vấn đề liên

52

quan đến việc quản lý và phân chia di sản. Mục đích của những ngƣời làm luật khi đƣa ra điều luật này là nhằm tăng cƣờng sự đoàn kết giữa những ngƣời thừa kế mà trên thực tế thƣờng bao gồm những ngƣời có quan hệ họ hàng với nhau. Mặt khác, pháp luật cũng khuyến khích họ tự giải quyết việc phân chia bằng phƣơng thức thỏa thuận nhằm tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Tuy nhiên việc có tham gia họp mặt và bàn bạc hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào chính bản thân những ngƣời thừa kế. Pháp luật không bắt buộc họ “phải” làm nhƣ vậy mà tự họ nếu xét thấy cần thiết sẽ tổ chức buổi họp mặt này. Luật pháp chỉ yêu cầu nếu có buổi họp mặt đó diễn ra thì mọi thỏa thuận mà họ đạt đƣợc phải đƣợc ghi lại một cách đầy đủ, cụ thể trong một văn bản đƣợc gọi là biên bản họp mặt những ngƣời thừa kế. Đây sẽ là căn cứ pháp lý cho những trƣờng hợp phát sinh tranh chấp sau này. Vì vậy, trong văn bản phải có đầy đủ chữ ký của những ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ, nếu có.

Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà những nội dung đƣợc những ngƣời thừa kế thỏa thuận sẽ khác nhau.

Trong trƣờng hợp ngƣời để lại di sản đã chỉ định ngƣời quản lý di sản, ngƣời phân chia di sản hoặc chƣa chỉ định nhƣng những ngƣời thừa kế họp mặt để chia di sản ngay thì họ chi cần thỏa thuận và ghi trong biên bản về cách thức phân chia khối di sản.

Trong trƣờng hợp ngƣời để lại di sản không chỉ định ngƣời quản lý, ngƣời phân chia di sản và những ngƣời thừa kế chƣa chia ngay di sản, để tránh sự mất mát, hƣ hỏng hoặc phân tán di sản, những ngƣời thừa kế có thể thỏa thuận chỉ định ngƣời phân chia di sản bên cạnh thỏa thuận về cách thức phân chia di sản. Hoặc họ có thể họp làm nhiều lần và trong mỗi lần họp sẽ chỉ thỏa thuận về một trong những nội dung này.

Trong trƣờng hợp đã có ngƣời quản lý di sản, ngƣời phân chia di sản thì những ngƣời thừa kế cũng có thể thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của

53

những ngƣời này. Nếu không, quyền và nghĩa vụ của họ sẽ đƣơng nhiên đƣợc xác định theo Điều 639, Điều 640 và Điều 682 BLDS.

2.2.1.3. Ngƣời phân chia di sản

Trong giai đoạn này, ngƣời quản lý di sản cũng có thể đồng thời là ngƣời phân chia di sản. Có hai trƣờng hợp xác định là: ngƣời đƣợc chỉ định trong di chúc hoặc là ngƣời do những ngƣời thừa kế thỏa thuận cử ra, ngoài ra còn có trƣờng hợp đặc biệt là trong trƣờng hợp di chúc không chỉ định ngƣời quản lý di sản và ngƣời phân chia di sản, trong khi đó những ngƣời thừa kế chƣa cử ra đƣợc thì ngƣời đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản là di sản sẽ tiếp tục quản lý tài sản và cũng họ cũng có thể là ngƣời phân chia di sản. Dù ngƣời phân chia di sản đƣợc cử theo phƣơng thức nào thì họ cũng không phải là chủ sở hữu khối di sản hiện đang thuộc quyền sở chung của những ngƣời đồng thừa kế, họ chỉ có quyền hành động dƣới danh nghĩa và vì lợi ích của những ngƣời có quyền hƣởng di sản trong các công việc liên quan đến di sản.

Trong trƣờng hợp trong di chúc hoặc trong thỏa thuận của những ngƣời thừa kế không đề cập đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời phân chia di sản thì theo Điều 639- khoản 2 BLDS năm 2005: "Người phân chia di sản phải chia

di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thoả thuận của những người thừa kế theo pháp luật." Ngoài những nghĩa vụ trên, ngƣời phân chia di sản có quyền đƣợc

hƣởng thù lao, nếu ngƣời để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những ngƣời thừa kế có thoả thuận. Trong thực tế thì thƣờng ngƣời để lại di sản sẽ chỉ định một ngƣời thực hiện đồng thời hai công việc là quản lý và phân chia di sản (tuy nhiên, cũng không loại trừ trƣờng hợp khi lập di chúc ngƣời này chỉ định hai ngƣời khác nhau thực hiện những việc đó). Ngƣời lập di chúc có thể chỉ định bất kỳ ai là ngƣời quản lý hay phân chia di sản, cũng nhƣ vậy, những ngƣời thừa kế có thế thỏa thuận cử bất kỳ ai để thực hiện công việc này đó có thể là một ngƣời thừa kế hoặc cũng có thể là một ngƣời khác.

Thông thƣờng, nếu ngƣời phân chia di sản là một trong những ngƣời thừa kế thì vấn đề thù lao sẽ không đƣợc đặt ra.

54

Nhƣ vậy là sau khi những ngƣời thừa kế họp mặt thỏa thuận về những vấn đề liên quan đến di sản thừa kế, ngƣời phân chia di sản thừa kế thì di sản sẽ đƣợc chia theo đúng những thỏa thuận đó.

2.2.2.Phân chia di sản theo di chúc

2.2.2.1. Các trƣờng hợp phân chia di sản theo di chúc:

a- Di sản đƣợc chia đều hay chia theo thỏa thuận của những ngƣời thừa kế Đây là trƣờng hợp ngƣời lập di chúc không xác định rõ phần di sản mà từng ngƣời thừa kế đƣợc hƣởng. Vì vậy, nếu trong di chúc xác định chỉ có một ngƣời hƣởng di sản thì toàn bộ di sản sẽ thuộc về ngƣời đó; nếu ngƣời để lại di sản chỉ định nhiều ngƣời thừa kế thì di sản đƣợc chia đều cho những ngƣời đƣợc chỉ định đó. Nếu những ngƣời đƣợc hƣởng di sản có thỏa thuận khác thì sẽ áp dụng chia theo thỏa thuận đó. Lƣu ý là thỏa thuận này phải đƣợc lập thành văn bản và có đủ chữ ký của những ngƣời thừa kế hoặc ngƣời đại diện theo pháp luật của họ nếu có.

b - Di sản đƣợc chia theo tỷ lệ

Cách chia này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp ngƣời để lại di sản đã nói rõ trong di chúc về những ngƣời hƣởng thừa kế và tỷ lệ (nhƣ 1/2;1/3;/1/4...) mà mỗi ngƣời thừa kế đó đƣợc hƣởng trên tổng giá trị khối di sản. Khi đó di sản sẽ đƣợc chia cho những ngƣời thừa kế theo tỷ lệ nói trên đối với giá trị khối di sản còn lại tại thời điểm phân chia. Nếu có phần di sản không còn vào thời điểm phân chia đó do lý do một trong thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn tính vào tổng giá trị khối di sản vào thời điểm phân chia. Ngƣời thừa kế nào đã sử dụng, định đoạt phần tài sản này sẽ bị khấu trừ vào khối di sản đƣợc nhận.

c - Chia di sản bằng hiện vật

Nếu những ngƣời thừa kế không có thỏa thuận gì khác thì trong trƣờng hợp ngƣời để lại di sản đã xác định rõ tài sản mà mỗi ngƣời thừa kế xác định

55

đƣợc nhận thì khi chia thừa kế sẽ phải giao những hiện vật đó cho từng ngƣời thừa kế.

Ngƣời thừa kế nhận vật theo tình trạng của vật tại thời điểm phân chia. Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ đƣợc hƣởng lợi đồng thời gánh chịu những rủi ro liên quan đền đồ vật mà mình đƣợc nhận, bao gồm:

- Đƣợc hƣởng hoa lợi, lợi tức thu đƣợc từ vật;

- Phải chịu phần giá trị giảm sút của vật vì những lý do khách quan; - Phải chịu thiệt thòi nếu vật bị tiêu hủy một cách tự nhiên;

- Có quyền yêu cầu bồi thƣờng nếu ngƣời khác có lỗi dẫn tới tiêu hủy hay hƣ hỏng vật.

2.2.2.2 .Ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

Điều 669 BLDS qui định: “ Những người sau đây vẫn được hưởng phần

di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo qui định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo qui định tại khoản 1 Điều 643 cuả Bộ luật này:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

Dựa trên căn bản đạo đức, pháp luật qui định hạn chế quyền tự định đoạt tài sản của ngƣời lập di chúc nhằm để bảo vệ quyền lợi thiết thực cho một số ngƣời thừa kế theo pháp luật. Tham khảo BLDS của một số nƣớc, chúng ta thấy cũng với mục đích cho một số ngƣời thừa kế đƣợc hƣởng một phần tài sản nhất định, BLDS Cộng hoà Pháp đã định ra vấn đề lƣu sản. Theo qui định tại các Điều 913, Điều 914, Điều 915, Điều 916 BLDS Pháp thì lƣu sản là một phần tài sản trong khối di sản mà pháp luật dành cho một số ngƣời thừa kế. Vì vậy, với phần đó ngƣời lập di chúc không có quyền định đoạt.

56

Theo BLDS Việt Nam, những ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có quyền từ chối nhận phần thừa kế theo di chúc để nhận di sản theo pháp luật và nhƣ vậy với phần di sản nhận đƣợc họ cũng phải có nghĩa vụ thanh toán nợ di sản nhƣ những ngƣời thừa kế khác trong phạm vi 2/3 suất thừa kế của mình. Tuy nhiên, tại Điều 675 qui định những trƣờng hợp thừa kế theo pháp luật thì những ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc không đƣợc đề cập đến. Do vậy, nên bổ sung họ vào Điều 675 mới đầy đủ.

Tình huống đặt ra để giải quyết việc chia cho những ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đƣợc hƣởng bằng 2/3 suất của một ngƣời thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ khối di sản nhƣ sau:

- Tất cả những ngƣời thừa kế đƣợc chỉ định trong di chúc cùng thoả thuận không chia theo di chúc mà chia theo pháp luật nếu di chúc không có di tặng: Nếu đạt đƣợc sự thoả thuận này, thì quyền và lợi ích của những ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đƣợc đảm bảo. Tuy họ chỉ có thể đƣợc nhận bằng 2/3 suất của một ngƣời thừa kế theo pháp luật nhƣng nếu cùng chia bằng hiện vật thì họ cũng là ngƣời đồng sở hữu nhƣ những ngƣời thừa kế khác.

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)