Phân chia di sản theo pháp luật

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 55 - 60)

- Phần di sản không đƣợc định đoạt trong Di chúc: Đây là một trong những căn cứ để phân chia phần di sản còn lại theo pháp luật Tuy nhiên, nếu

2.3. Phân chia di sản theo pháp luật

Điều 675 qui định những trƣờng hợp thừa kế theo pháp luật:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc;

b)Di chúc không hợp pháp;

c)Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; ...

d)Những người được chỉ định là người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

1.Thừa kế theo pháp luật cúng được áp dụng đối với phần di sản sau đây: a)Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b)Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng với người lập di chúc, liên quan đến cơ quan, tổ chức dược hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Di sản có thể đƣợc chia theo hiện vật cho những ngƣời thừa kế nếu giữa họ có thỏa thuận. Và trong trƣờng hợp giữa họ có thỏa thuận thì mỗi ngƣời thừa kế có thể nhận hiện vật có giá trị chênh lệch khác nhau mà không phải thanh toán phần chênh lệch đó. Nếu không có đƣợc sự thỏa thuận khác thì kể cả trƣờng hợp chia khối di sản theo hiện vật thì cũng phải là chia đều cho những ngƣời thừa kế. Nếu hiện vật bao gồm nhiều thứ có giá trị chênh lệch khác nhau thì trƣớc khi chia phải xác định giá trị tài sản cụ thể đối với từng hiện vật. Ngƣời thừa kế nào nhận phần hiện vật có giá trị lớn hơn sẽ phải thanh toán lại phần chênh lệch so với trị giá suất thừa kế mà mình đƣợc hƣởng. Ngƣời nhận vật có giá trị nhỏ hơn sẽ đƣợc hƣởng thêm phần chênh

58

lệch. Ví dụ: Di sản của ông A gồm có một căn nhà trị giá 600 triệu đồng và một mảnh đất trị giá 360 triệu đồng. Ông có ba ngƣời con là B, C, D, cha mẹ và vợ ông đều đã chết trƣớc ông. Nhƣ vậy hàng thừa kế thứ nhất của ông A trong trƣờng hợp này chỉ có ba ngƣời con. Mỗi suất thừa kế sẽ là (600 + 360)triệu : 3 = 320 triệu. B, C và D thống nhất thỏa thuận là B sẽ lấy nhà, C sẽ lấy mảnh đất và mỗi ngƣời sẽ thanh toán cho D phần tiền tƣơng ứng là: B trả 600 triệu – 320 triệu = 280 triệu, C trả 360 triệu – 320 triệu = 40 triệu. D sẽ nhận só tiền là 320 triệu đồng.

Còn nếu những ngƣời thừa kế không thể thỏa thuận đƣợc về việc chia hiện vật và thanh toán những phần chênh lệch nếu có thì hiện vật sẽ đƣợc bán để phân chia bằng tiền.

2.3.1. Ngƣời thừa kế theo hàng thừa kế

Khác với thừa kế theo di chúc, trong đó ngƣời để lại di sản có thể chỉ định bất kỳ ai làm ngƣời hƣởng tài sản của mình, đối với thừa kế theo pháp luật chỉ có những ngƣời xác định theo các qui định của pháp luật mới đƣợc hƣởng di sản của ngƣời chết. Theo Điều 676 BLDS, những ngƣời thừa kế này đƣợc chia thành ba hàng nhƣ sau:

Hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ngƣời chết;

Hàng thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của ngƣời chết; cháu ruột của ngƣời chết mà ngƣời chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại, của ngƣời chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của ngƣời chết; cháu ruột của ngƣời chết mà ngƣời chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của ngƣời chết mà ngƣời chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản đƣợc chia đều nhau cho những ngƣời cùng hàng thừa kế. Vì vậy, nếu có ngƣời thừa kế cùng hàng đã thành thai nhƣng chƣa sinh ra vào thời điểm mở thừa kế thì phải dành lại một phần bằng phần của ngƣời thừa kế

59

khác để khi sinh ra họ hƣởng. Nếu sinh ra rồi chết thì phần di sản đó thuộc về ngƣời thừa kế của chính ngƣời đó. Nếu họ chết trƣớc khi sinh ra thì phần di sản đó đƣợc chia tiếp cho những ngƣời thừa kế khác. Trƣờng hợp sinh đôi trở lên thì việc thừa kế có thể phải chia lại theo quy định của pháp luật để đảm bảo nguyên tắc hƣởng di sản bằng nhau của những ngƣời thừa kế.

Theo cách qui định nhƣ vậy thì những ngƣời ở hàng thừa kế sau chỉ đƣợc nhận di sản thừa kế nếu những ngƣời ở hàng thừa kế trƣớc không còn ai, hoặc không có quyền hƣởng di sản, hoặc bị truất quyền hƣởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản thừa kế. Nếu không có ai là ngƣời thừa kế thì di sản sẽ thuộc về Nhà nƣớc. Nhà nƣớc sẽ thu nhận di sản với danh nghĩa thu nhận tài sản vô chủ chứ không phải với tƣ cách một ngƣời thừa kế của ngƣời để lại di sản. 2.3.2. Ngƣời thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị trong trƣờng hợp : “ Con của người để lại di sản chết

trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”- Điều 677

BLDS.

Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, không thể phát sinh từ quan hệ thừa kế theo di chúc. Bởi vì, ngƣời đƣợc chỉ định thừa kế trong di chúc chết trƣớc hoặc cùng thời điểm với ngƣời lập di chúc thì phần liên quan đến ngƣời chết trƣớc đó không có hiệu lực thi hành. Việc thừa kế thế vị đƣợc qui định nhằm bảo vệ quyền lợi của các cháu, các chắt, đảm bảo quyền lợi của họ khi cha, mẹ họ đã chết trƣớc ông, bà.

Việc xác định ngƣời thừa kế thế vị phải dựa trên những căn cứ sau:

- Con, cháu của ngƣời để lại di sản chết trƣớc hoặc cùng thời điểm với ngƣời để lại di sản.

- Con của ngƣời để lại di sản có quyền hƣởng thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ nếu còn sống vào thời điểm bố, mẹ chết. Nếu con là ngƣời bị tƣớc

60

quyền hƣởng di sản thì cháu không đƣợc hƣởng thừa kế thế vị thay cha, mẹ của cháu đối với di sản của ông, bà.

Trong trƣờng hợp con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi đƣợc thừa kế di sản của nhau và cháu của con nuôi cũng đƣợc hƣởng thừa kế thế vị thay cha nuôi, mẹ nuôi nếu họ chết trƣớc hoặc cùng thời điểm với ông, bà nuôi - Điều 678.

Theo qui định của pháp luật thì con riêng của vợ, của chồng đối với cha kế, mẹ kế thì đƣợc hƣởng thừa kế theo pháp luật nếu có quan hệ chăm sóc nuôi dƣỡng đƣợc thể hiện ở những mối quan hệ sau: Không có sự phân biệt đối xử giữa con riêng của vợ của chồng với các con chung của họ; cha kế, mẹ kế coi con riêng nhƣ con ruột của mình và không dừng lại ở mặt hình thức mà còn thể hiện ở nghĩa vụ yêu thƣơng, nuôi dƣỡng, giáo dục các con, chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Thì ngƣời con của con riêng này cũng đƣợc thừa kế thế vị.

Sự thể hiện nghĩa vụ nuôi dƣỡng nhau theo luật định hay tự nguyện có trách nhiệm và công bằng giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ, của chồng là căn cứ xác định thừa kế thế vị cho những ngƣời con của con riêng

2.3.3. Trƣờng hợp có ngƣời thừa kế mới.

“Người thừa kế mới” đƣợc hiểu là những ngƣời thừa kế của ngƣời để lại

di sản xuất hiện sau khi di sản của ngƣời đó đã đƣợc phân chia (đối với phần di sản đƣợc giải quyết theo pháp luật). Bao gồm những ngƣời sau đây:

- Con của ngƣời để lại di sản sinh ra và còn sống sau thời điểm di sản thừa kế đƣợc phân chia (trong trƣờng hợp thai đôi, thai ba .v.v. nhƣng tại thời điểm phân chia di sản chỉ xác định là thai một).

- Ngƣời đã đƣợc Toà án xác nhận là con của ngƣời để lại di sản nhƣng quyết định hoặc bản án của Toà án có hiệu lực sau thời điểm phân chia di sản.

- Ngƣời đƣợc Toà án xác nhận là cha, mẹ của ngƣời để lại di sản nhƣng quyết định hoặc bản án của Toà án có hiệu lực sau thời điểm phân chia di sản.

- Con của ngƣời để lại di sản đã bị Toà án tuyên bố là đã chết trƣớc thời điểm ngƣời để lại di sản chết nhƣng có tin tức xác thực là còn sống hoặc đã trở về hoặc sau thời điểm phân chia di sản.

61

- Cha, mẹ của ngƣời để lại di sản đã bị Toà án tuyên bố chết trƣớc thời điểm ngƣời để lại di sản chết nhƣng có tin tức xác thực là còn sống hoặc trở về sau thời điểm đã phân chia di sản.

- Nếu di sản đƣợc chia cho hàng thừa kế thứ hai hoặc hàng thừa kế thứ ba thì người thừa kế mới ở các hàng này cũng đƣợc xác định tƣơng tự nhƣ trên.

Khi ngƣời thừa kế mới xuất hiện thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật nhƣng những ngƣời thừa kế đã nhận di sản cùng phải thanh toán cho ngƣời thừa kế mới một khoản tiền tƣơng đƣơng với kỷ phần thừa kế theo luật mà ngƣời đó đƣợc hƣởng tại thời điểm chia di sản thừa kế. Khoản tiền mà mỗi ngƣời thừa kế phải thanh toán cho ngƣời thừa kế mới tƣơng ứng với phần di sản mà họ đã nhận, trừ trƣờng hợp giữa họ có thoả thuận khác. 2.3.4. Trƣờng hợp có ngƣời thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế đƣợc hiểu là ngƣời đã đƣợc chia

di sản của ngƣời chết để nhƣng họ lại là ngƣời không đƣợc quyền hƣởng di sản theo qui định tại Điều 643 - khoản 1 BLDS. Thông thƣờng trong thực tế thì đó là những trƣờng hợp sau khi chia di sản xong, một trong những ngƣời thừa kế thấy trong số đó có ngƣời đã có một trong những hành vi đƣợc qui định trong điều luật nói trên, họ khởi kiện yêu cầu Toà án bác bỏ quyền hƣởng di sản thừa kế của ngƣời đó và đã đƣợc Toà án ra quyết định hoặc bản án tuyên bố bác bỏ quyền thừa kế của ngƣời đó. Về vấn đề này cũng có một câu hỏi đƣợc đặt ra là sau khi di sản đƣợc chia mới phát hiện có một bản di chúc do ngƣời để lại di sản lập ra, trong đó truất quyền thừa kế của một ngƣời thừa kế theo pháp luật nào đó thì ngƣời bị truất quyền trong bản di chúc này có bị coi là người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế không? Tƣơng tự nhƣ cách lý

giải đối với người thừa kế mới, thì câu trả lời của chúng tôi cũng là không. Khi di sản đã đƣợc phân chia mà xác định có ngƣời thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì ngƣời đó phải trả lại di sản hoặc phải thanh toán một khoản tiền tƣơng đƣơng với giá trị di sản đƣợc hƣởng tại thời điểm chia thừc kế cho những ngƣời thừa kế đƣợc hƣởng di sản, trừ trƣờng hợp họ có thoả thuận.

62

2.3.5. Việc thừa kế trong trƣờng hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với ngƣời khác.

Về nguyên tắc một khi quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn còn tồn tại thì quyền thừa kế của vợ chồng đƣợc pháp luật công nhận và bảo hộ. Trong cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những xung đột, những bất hoà, những mối làm ăn riêng dẫn đến vợ chồng xin chia tài sản chung, sống ly thân, xin ly hôn... Tuy nhiên, khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại về mặt pháp lý thì quyền thừa kế vẫn đƣợc Nhà nƣớc công nhận tại thời điểm mở thừa kế (thời điểm vợ hoặc chồng chết). Điều 680 BLDS đã thể hiện đúng tinh thần trên. Điểm mới của Điều luật này là sự khẳng định trƣờng hợp: “vợ chồng xin

ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản”. Qui định này góp phần giải quyết những vƣớng mắc trong thực tế phân chia di sản thừa kế.

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)