Thứ tự ưu tiên thanh toán:

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 41 - 42)

CHẾ ĐỊNH THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

2.1.3. Thứ tự ưu tiên thanh toán:

Điều 683 BLDS năm 2005 sắp xếp thứ tự ƣu tiên thanh toán nhƣ sau: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dƣỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho ngƣời sống nƣơng nhờ; 4. Tiền công lao động ;

5. Tiền bồi thƣờng thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nƣớc; 7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác; 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác.

Theo thứ tự sắp xếp đến mƣời khoản đƣợc thanh toán của Điều luật này, thì khi thanh toán nghĩa vụ tài sản, phải thanh toán từng nghĩa vụ một bằng tài sản của ngƣời chết. Nghĩa vụ tiếp theo sau chỉ đƣợc thanh toán khi những nghĩa vụ trƣớc nó đã đƣợc thanh toán xong hoặc thanh toán theo đúng yêu cầu của ngƣời có quyền.

Trong thực tế ít khi xẩy ra các trƣờng hợp nghĩa vụ trong các khoản nợ của ngƣời chết đến hạn thanh toán cùng một lúc, hoặc đƣợc yêu cầu cùng một thời điểm. Bởi vậy, có thể xảy ra việc sau khi thanh toán những nghĩa vụ thuộc khoản ƣu tiên sau thì ngƣời có quyền đối với nghĩa vụ thuộc khoản ƣu

44

tiên trƣớc mới có yêu cầu, thì giải quyết thế nào. Vấn đề này hiện nay chƣa có văn bản pháp luật nào qui định. Vì thế, có hai cách hiểu và đƣa ra cách giải quyết khác nhau:

Cách thứ 1: Buộc chủ thể có quyền ƣu tiên sau phải trả lại tài sản cho chủ thể đƣợc quyền ƣu tiên thanh toán trƣớc. Những ngƣời có cách hiểu này cho rằng, thanh toán phải thực hiện theo hàng thứ tự ƣu tiên, bất kể họ thực hiện quyền yêu cầu lúc nào, miễn là vẫn còn thời hạn để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ. Cách thứ 2: Các món nợ đã đƣợc thanh toán trƣớc của ngƣời ở hàng ƣu tiên sau không thể bị đòi lại để thanh toán cho ngƣời có quyền ở hàng ƣu tiên trƣớc. Vì đến thời hạn nghĩa vụ phải đƣợc thanh toán và "trong tay" ngƣời

thừa kế vẫn còn di sản của ngƣời chết để lại thì họ phải đƣợc quyền thanh toán.

Ở cách nào thì họ cũng có lý lẽ riêng của mình nhƣng việc sắp xếp thứ tự ƣu tiên thanh toán theo Điều 686 BLDS năm 1995 và Điều 683 BLDS năm 2005 mang tính tƣơng đối giữa các chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của các "chủ nợ". Bởi, về nguyên tắc, tất cả các chủ nợ đều phải đƣợc thanh toán toàn bộ. Những ngƣời ở hàng ƣu tiên sau đã phải "nhường" quyền đƣợc thanh toán trƣớc cho ngƣời ở hàng ƣu tiên trƣớc khi toàn bộ tài sản của ngƣời chết để lại nhỏ hơn tổng các nghĩa vụ về tài sản mà ngƣời chết để lại. Khi đã đến lƣợt mà không thực hiện quyền ƣu tiên yêu cầu thanh toán, thì ngƣời có quyền yêu cầu thanh toán tiếp theo đƣợc thực hiện quyền đó.

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)