Phân chia di sản bằng hiện vật hay bằng giá trị

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 73)

- Phần di sản không đƣợc định đoạt trong Di chúc: Đây là một trong những căn cứ để phân chia phần di sản còn lại theo pháp luật Tuy nhiên, nếu

Bảng thống kê hoạt động xét xử sơ thẩm của Toà án về thừa kế

3.1.3. Phân chia di sản bằng hiện vật hay bằng giá trị

Điều 685- khoản 2: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia

76

người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia”. Pháp luật qui định cụ thể hình thức phân chia, tuy nhiên, trong một số

vụ án tranh chấp về di sản, Toà án chỉ có thể phân chia bằng hiện vật hoặc chỉ có thể phân chia bằng giá trị.

3.1.3.1. Vụ án tranh chấp di sản thừa kế khi một trong những ngƣời thừa kế đã bán di sản trƣớc khi phân chia:

Vụ án đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

Nguyên đơn là ông Huỳnh Hảo và Châu Muối với bị đơn là Châu Thành. Ông Châu Kiệt chết năm 1961 và bà Lân Nga chết năm 1990 và có hai con là Châu Thành và Châu Thuỷ. Châu Thuỷ chết năm 1955 có vợ là Huỳnh Chung có hai con là Huỳnh Hảo và Châu Muối, năm 1970 bà Chung có nhận một ngƣời con nuôi tên là Mộc Nguyên.

Ông Kiệt và bà Nga từ Trung Quốc sang Việt Nam từ trƣớc năm 1945 mua chung căn nhà số 457 đƣờng Dƣơng Công Trung. Sau đó từ căn nhà này Châu Thành xây cất lên thành ba căn nhà: 457/24, 457/26, 457/28 đƣờng Công Trung quận 6 nay là đƣờng Dƣơng Thị Nhỏ, quận II, TP. Hồ Chí Minh. Năm 1961 ông Kiệt chết, ông Thành bán căn nhà 457/28 để xây lại hai căn nhà còn lại.

Sau khi ông Kiệt chết bà Nga vào Buôn Ma Thuật nên hộ khẩu gia đình và tờ khai nhà năm 1977 mang tên ông Thành và vợ ông Thành (bà Trâm). Do vậy cơ quan chức năng đã cho 2 ngƣời này hợp thức hoá 2 căn nhà. Sau đó ông Thành bán 2 căn nhà này cho ông Lôi Thái với giá 190 lạng vàng vào năm 1992. Huỳnh Hảo và Châu Muối kiện yêu cầu chia thừa kế của ông bà nội.

Án sơ thẩm quyết định:

Hai căn nhà trên là di sản thừa kế của ông Kiệt và bà Nga trong đó có phần đóng góp của ông Thành.

77

Các thừa kế theo luật của ông Kiệt và bà Nga là ông Thành và ngƣời thừa kế thế vị là Huỳnh Hảo và Châu Muối (con của ông Thuỷ).

Hợp đồng mua bán nhà giữa ông Thành và ông Thái vô hiệu và hậu quả giải quyết theo Điều 137 và Điều 146 BLDS.

Trị giá 02 căn nhà trên sau khi trừ đi phần công sức đóng góp của ông Thành là di sản thừa kế chia cho ông Thành và còn chia cho Huỳnh Hảo và Châu Muối.

Ông Thành kháng cáo yêu cầu xác định 02 căn nhà trên thuộc sở hữu của ông, qua đó công nhận hợp đồng mua bán giữa ông với ông Thái là hợp pháp, bác yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn.

Nguyên đơn yêu cầu y án sơ thẩm nhƣng xin chia thừa kế bằng hiện vật. Án phúc thẩm quyết định:

- Công nhận Hợp đồng mua bán nhà giữa ông Thành và ông Thái – xác định tiền bán 2 căn nhà đó là di sản thừa kế mà bà Nga và ông Kiệt sau khi đã trừ đi phần công sức san nền của ông Thành cũng nhƣ công cất, xây dựng căn nhà ấy.

- Xác định ngƣời thừa kế theo luật là ông Thành và hai con của ông Thuỷ. Vụ án tranh chấp di sản qua hai cấp xét xử thể hiện tính thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm là hợp lý, Toà án cấp phúc thẩm áp dụng sai qui định của pháp luật về "định đoạt tài sản có giá trị lớn thuộc sở hữu chung của nhiều ngƣời". Cách giải quyết này bộc lộ tính mâu thuẫn trong việc nhận thức của Toà án. Nếu công nhận 2 căn nhà di sản thừa kế của cụ Kiệt và cụ Nga thì không thể công nhận Hợp đồng mua bán 02 căn nhà đó giữa ông Thành và ông Sơn Hà là hợp pháp. Ngƣợc lại, nếu công nhận hợp đồng này là hợp pháp thì phải công nhận 02 căn nhà đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ông Thành.

Theo chúng tôi, để thấu tình đặt lý thì 02 căn nhà đã bán cho ông Sơn Hà phải bị tuyên là vô hiệu và vi phạm ý trí của đồng chủ sở hữu. Không thể

78

lấy tiền bán nhà để phân chia vì trị giá hai căn nhà trên từ năm 1992 so với năm 2001 đã có chênh lệch rất lớn. Nếu chia số tiền bán đƣợc từ năm 1992 sẽ rất thiệt thòi cho hai ngƣời hƣởng thừa kế thế vị. Theo yêu cầu của nguyên đơn là đƣợc hƣởng thừa kế bằng hiện vật để đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt thì Toà án nên giải quyết theo yêu cầu của họ sau khi trừ đi phần công sức của ông Châu Thành.

3.1.3.2.Trƣờng hợp Di chúc để lại phân chia bằng hiện vật nhƣng Toà án lại chia giá trị cho các bên:

Tại Điều 684- khoản 2: "Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di

sản theo hiện vật thì những người thừa kế được nhận hiện vật ken theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại". Tuy

nhiên, có Toà án đã không xét xử theo hƣớng của Điều luật này.

Nội dung vụ án: Cụ Võ Văn Khiểm và vợ là Nguyễn Thị Dƣa có chín ngƣời con là các ông bà: Bà Gặp, bà Chòi, ông Hội, ông Phùng, bà Mậu, ông Trong, bà Vui, ông Thiệu. Ngày 1-7-1972 ông Khiểm có lập di chúc với nội dung: Giao căn nhà và tài sản trong nhà cho ông Trong quản lý để thờ cúng bố mẹ, còn 1,26 ha đất ruộng sẽ chia đều cho chín ngƣời con. Di chúc này đƣợc cụ Dƣa và các con đồng ý và đƣợc chính quyền cũ xác nhận. Cuối năm 1972 cụ Khiểm chết, năm 1983, cụ Dƣa chết, cho đến khi chết, cụ Khiểm và cụ Dƣa vẫn không có thay đổi di chúc lập năm 1972. Phần đất ruộng trong di chúc sau này đƣợc ông Trong lập thành vƣờn ổi đo đƣớc 6.870 m2 và đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1992.

Do có mẫu thuẫn, năm 1999, các thừa kế của cụ Khiểm và cụ Dƣa yêu cầu chia thừa kế. Tại bản án sơ thẩm số 111, Toà án nhân dân huyện C.T đã chấp nhận di chúc và chia đều thửa đất trên cho các thừa kế và buộc các thừa kế phải thanh toán giá trị cây và công bồi đắp đất cho ông Trong. Tuy nhiên, tại bản án phúc thẩm số 137 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã giao cho

79

ông Trong toàn bộ thửa đất trên vì ông đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và buộc ông Trong phải thanh toán cho các thừa kế khác bằng giá trị mỗi thừa kế 2.500.000 đồng. Theo chúng tôi, Bản án cấp sơ thẩm đã xử đúng theo tinh thần của di chúc. Trong thời gian chƣa phân chia di sản, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan có thẩm quyền là một việc là thiếu sót vì chỉ căn cứ vào hồ sơ khai của ngƣời đƣợc cấp, cơ quan cấp giấy chứng nhận sở hữu đã không tiến hành xác minh nguồn gốc đất nên đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trong. Việc làm thiếu sót này không thể là căn cứ để Toà phúc thẩm công nhận quyền sở hữu của ông Trong.

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)