- Chia cho anh Trùng sở hữu hai gian nhà phía Tây và cây cối trên đất,
3.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SAI SÓT TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
CÁC TRANH CHẤP THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
Sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, kéo theo đó là sự bất ổn trong đời sống kinh tế. Nếu nhƣ trong thời kỳ trƣớc, việc kế tục gia sản đƣợc truyền theo tôn tị trật tự, phân định rõ ràng trên dƣới, đề cao vai trò của ngƣời gia trƣởng nên các vụ việc tranh chấp di sản của ngƣời đã chết không gia tăng nhƣ thời đại bây giờ. Nhƣng những qui định khắt khe đó không đảm bảo đƣợc bình đẳng trong quyền hƣởng thừa kế. Đến thời đại ngày nay, tranh chấp di sản diễn ra rất phổ biến. Nếu xét về mặt xã hội, giá trị đạo đức giữa anh em, họ hàng dƣờng nhƣ không còn đƣợc bảo lƣu vì đời sống vật chất chi phối trong mọi mối quan hệ. Mọi hành vi để đạt đƣợc lợi ích nhƣ mong muốn càng ngày càng tinh vi. Các nhà làm luật khó có thể trù tính đƣợc những gì sắp và sẽ xẩy ra trong lĩnh vực này, do đó các qui định của pháp luật nội dung liên quan không thể sửa đổi theo kịp xu hƣớng phát triển. Có thể kể đến rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc án tranh chấp về di sản thừa kế bị tồn đọng, kéo dài. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do tính ổn định không cao của pháp luật dân sự đặc biệt là
pháp luật liên quan đến quản lý quyền sử dụng đất, một trong những tài sản (di sản) có giá trị kinh tế cao nhất. Mỗi lần có sự sửa đổi, lại gây ra những lúng túng, không thống nhất, dẫn đến không ít bản án bị cải, sửa, huỷ. Mặt khác về tố tụng pháp luật qui định về giải quyết tranh chấp đất đai chƣa hợp lý, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nơi thì "ẩu" quá có nơi thì trậm chễ quá. Dẫn đến sự đùn đẩy nhau giữa Toà án và Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ví dụ nhƣ đối với đất thổ cƣ, hiện nay, theo Luật đất đai năm 2003, nếu chủ sử dụng không có tên trong Sổ địa chính, trên đất không có tài sản thì tranh chấp đó không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân, do đó Toà không đƣợc đƣa đất trên vào khối di sản để chia.
82
Thứ hai, BLDS năm 1995 đã đi vào đời sống xã hội nhƣng cho đến nay
một số qui định không còn phù hợp với thực tế. BLDS năm 2005 ra đời cũng chỉ mới có hiệu lực đƣợc gần đƣợc một năm, cho nên việc đƣa ra những vụ án tranh chấp di sản theo thống kê là những vụ án đã đƣợc thụ lý và giải quyết từ những năm trƣớc. Do đó, một số qui định trong chế định thừa kế đƣợc giải thích và áp dụng chƣa rõ rằng, có nhiều cách hiểu khác nhau, ví dụ:
- Tại Điều 640 – khoản 2, điểm b qui định về quyền của ngƣời quản lý di sản: "Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế". Trên thực tế rất hiếm vụ các bên có thoả thuận với nhau về việc trả thu lao từ trƣớc. Thực tế xét xử hầu hết các vụ án, Toà án đều trích trả thù lao cho ngƣời quản lý, sử dụng di sản một khoản thù lao (dù có thoả thuận hay không). Nhƣng có ý kiến cho rằng ngƣời quản lý do sản đồng thời là ngƣời sử dụng, khai thác lợi ích từ di sản thì chỉ đƣợc hƣởng thù lao khi có thỏa thuận, còn nếu không có thoả thuận, khi có tranh chấp, Toà án không buộc các thừa kế trả thù lao cho họ.
- Điều 683 qui định về thứ tự ƣu tiên thanh toán các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế đƣợc thanh toán, trong đó tại khoản thứ 8: "Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân, hoặc chủ thể khác”. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các bản án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế đều liên quan giữa những ngƣời thừa kế, hầu nhƣ không có vụ án thừa kế nào liên quan đến việc kiện đòi những ngƣời thừa kế thanh toán những khoản trƣớc đó ngƣời bị chết phải có nghĩa vụ thanh toán hay kiện đòi thanh toán phần chênh lệch do một trong những ngƣời thừa kế đã thực hiện vƣợt quá phần di sản mình đƣợc hƣởng. Phải chăng, giữa những ngƣời thừa kế và những chủ nợ đã giải quyết đƣợc "yên ổn". Nhƣng với sự phát triển đa dạng và phức tạp trong cuộc sống, thì những vụ kiện đòi này trƣớc sau gì sẽ xẩy ra. Do vậy, cần có qui định pháp lý để giải quyết trƣờng hợp khối di sản để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản cho chủ nợ.
83
- Điều 667- khoản 2 qui định về Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần, trong đó không qui định nếu một ngƣời lập di chúc đã định đoạt cả phần tài sản chung (của vợ, chồng, hoặc sở hữu chung theo phần) thì có công nhận di chúc này có hiệu lực một phần hay không. Thực tế, đã có Toà án công nhận di chúc đó có hiệu lực một phần, nhƣng cũng có Toà án không công nhận tính hợp pháp của di chúc.
Các qui định về nội dung liên quan đến thừa kế còn rất nhiều Điều luật không rõ rằng, lạc hậu. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 phần nào đã khắc phục đƣợc những thiếu sót trên.
Thứ ba, có thể coi đây là nguyên nhân chủ quan, vì sự hạn chế về mặt
nhận thức cũng nhƣ trình độ của các Thẩm phán khi giải quyết những vụ án dân sự nói chung và vụ án về thừa kế nói riêng. Có thể kể đến một số sai sót ví dụ nhƣ:
- Tại Quyết định số 01/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Hồng, bà Phô, bà Hào, ông Tuyến, bà Trinh và Bị đơn là ông Chiến, ông Phƣơng đã ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm giao cho Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh xét xử lại vì lý do Toà án không nắm chắc các qui định của BLDS về " Thừa kế theo pháp luật" do đó không xác định đầy đủ những ngƣời thừa kế pháp luật;
- Tại Quyết định số 19/2003/HĐTP- DS ngày 26-06-2003 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa Nguyên đơn là bà Thu ông Nhựt, bà Sƣơng và Bị đơn là các ông, bà: Mới, Rớt với những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã ra quyết định xét xử phúc thẩm lại vì vi phạm thủ tục tố tụng qui định tại điểm c, khoản 1, Điều 17 Pháp lệch thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
Thứ tư, đây là nguyên nhân gây khó khăn nhất cho công tác xét xử tại
Toà án, đó là sự thiếu trung thực của các đƣơng sự. Khi có đơn yêu cầu hay đơn kiện về giải quyết tranh chấp phân chia di sản, Toà án thụ lý và tiến hành
84
giải quyết theo qui định về tố tụng. Trong quá trình giải quyết, việc yêu cầu các bên đƣa ra những chứng cứ để xác minh làm rõ tính chất vụ việc là rất cần thiết và đòi hỏi sự trung thực của các đƣơng sự. Nhƣng vì nhiều lý do nhất là liên quan đến lợi ích cá nhân mà rất nhiều vụ án sau nhiều lần xét xử, các bên mới cho biết hoặc để "lộ" ra những chứng cứ quan trọng nhƣ xuất trình di chúc, khai thêm tài sản...Chính những nhận thức sai lầm của các đƣơng sự làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giải quyết vụ án.
Tóm lại, còn rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hƣởng đến công tác xét xử các vụ án tranh chấp về di sản thừa kế. Để khắc phục đƣợc những nguyên nhân trên, đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực của toàn ngành tƣ pháp nói riêng và của toàn xã hội nói chung.