Trách nhiệm đối với nghĩa vụ thanh toán nợ di sản

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 26 - 28)

Trong Luật cổ và tục lệ, nghĩa vụ của ngƣời thừa kế đối với các khoản nợ của di sản đƣợc xác định tuỳ theo vị trí của ngƣời này trong mối quan hệ đạo đức với ngƣời có di sản nhƣng đều trên nguyên tắc chung là ngƣời nắm các quyền hạn của gia đình là ngƣời có khả năng chịu trách nhiệm đối với

29

ngƣời thứ ba. Ngƣời đứng đầu này thƣờng là ngƣời chủ gia đình. Nếu hai vợ chồng cùng tạo lập tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì khi cha chết, mẹ còn sống trả tất cả các khoản nợ của gia đình, nếu cả cha và mẹ đều đã chết thì con trai trƣởng và các con khác đóng vai trò ngƣời phải trả nợ. Ngƣời chủ nợ khi muốn đòi nợ thì họ thƣờng gặp và nói chuyện với những ngƣời này mà thôi. Trong trƣờng hợp con gái đã đi lấy chồng mà cha, mẹ ruột không có con trai, nếu họ chết thì con gái có thể lãnh nợ thay cho cha, mẹ nhƣng phải có sự đồng ý của nhà chồng.

Khi gia đình tuyệt diệt thì di sản sẽ đƣợc giao cho cha, mẹ, ông, bà hoặc ngƣời thân thuộc bằng hệ. Họ đƣợc chuyển giao di sản với tƣ cách là ngƣời có quan hệ huyết thống với ngƣời đã chết. Tuy nhiên, họ không bị buộc phải gánh trách nhiệm đối với các khoản nợ di sản, họ có thể từ chối tiếp nhận di sản mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ hoặc thực hiện trả nợ trong phạm vi tài sản có của di sản.

Theo qui định của pháp luật ở hầu hết các nƣớc, việc xác định ngƣời trả nợ không còn theo tôn ti trật tự nhƣ trƣớc mà những ngƣời đồng thừa kế cùng tiếp nhận di sản một lúc và cùng đảm nhận vai trò con nợ thay cho ngƣời chết, ví dụ Điều 870 BLDS Pháp: “ Các đồng thừa kế cùng phải trả các món nợ và

nghĩa vụ khác của di sản, mỗi người theo tỷ lệ phần mình được hưởng”.

Những ngƣời có quyền thừa kế này có thể là vợ (chồng), con đẻ, con nuôi, cha, mẹ của ngƣời chết, có thể là những ngƣời trong quan hệ huyết thống đƣợc xếp vào các hàng và diện thừa kế theo luật định hoặc là những ngƣời đƣợc chỉ định trong di chúc.

Trong trƣờng hợp có di chúc, nếu di chúc chỉ định ngƣời nào đó phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các khoản nợ mà khi còn sống ngƣời để lại di sản chƣa thực hiện xong hoặc thực hiện chƣa đầy đủ, thì ngƣời này phải có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi khối di sản với điều kiện di chúc đƣợc lập hợp pháp. Trách nhiệm của ngƣời đƣợc chỉ định trong di chúc sẽ phụ thuộc vào

30

nội dung di chúc, có thể là thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi toàn bộ khối di sản để lại hoặc trong phạm vi phần di sản đƣợc hƣởng trong di chúc.

Ngƣời đƣợc di tặng cũng phải cùng gánh trách nhiệm trả nợ thông qua việc họ sẽ không đƣợc hƣởng phần di sản dành cho di tặng nếu toàn bộ khối di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ nợ.

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)