Việc phân chia di sản thừa kế làm chấm dứt tình trạng sở hữu chung của những ngƣời thừa kế trên cùng một khối di sản. Quyền yêu cầu phân chia di sản này có thể vào bất cứ lúc nào kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, những ngƣời thừa kế có thể cùng thoả thuận duy trì tình trạng sở hữu chung theo phần trong một thời hạn hoặc ngƣời để lại di sản di chúc rằng không đƣợc phân chia trƣớc khi hết một thời hạn nhất định.
Thông thƣờng, nếu giữa những ngƣời có quyền thừa kế không có mâu thuẫn thì họ duy trì tình trạng chƣa chia di sản một cách mặc nhiên, họ có thể giao cho ngƣời đang sử dụng đƣợc tiếp tục sử dụng tài sản cho đến khi chia di sản hay thoả thuận giao cho ai đó bảo quản ( trừ trƣờng hợp trong di chúc chỉ định ngƣời quản lý và phân chia di sản). Pháp luật không qui định cụ thể thời hạn duy trì sở hữu chung khối di sản là bao lâu. Nếu các đồng thừa kế không thoả thuận cụ thể thời hạn thì một trong những ngƣời chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu phân chia di sản bất kỳ lúc nào. Nếu có thoả thuận về thời hạn thì chỉ khi hết thời hạn đó một trong những chủ sở hữu chung mới có quyền yêu cầu phân chia di sản. Tuy nhiên, nếu các thừa kế thoả thuận đƣợc thì họ có thể thay đổi, huỷ bỏ, rút ngắn thời gian đã thoả thuận về duy trì tình trạng sở hữu chung trên. BLDS Việt nam hiện hành tại khoản 2- Điều qui định: “Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản". Nhƣng trên thực tế vì nhiều lý do khác, việc họp mặt những ngƣời thừa kế
34
không thể thực hiện đƣợc, do vậy thoả thuận mặc nhiên không có văn bản diễn ra rất phổ biến.
Việc phân chia di sản thƣờng làm manh mún khối tài sản vốn là một thể thống nhất bao gồm tài sản riêng của ngƣơì chết, tài sản riêng của vợ (chồng) còn sống, tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung của con cái trong quá trình lao động sản xuất mà có đƣợc. Khối tài sản đó là một yếu tố sinh lợi và là vật chất đảm bảo cho việc nuôi sống các thành viên trong gia đình, con chƣa thành niên, con đã thành niên nhƣng không có khả năng lao động. Do vậy, nếu một ngƣời chồng hoặc vợ chết, ngƣời mà khi còn sống là chủ lực trong việc nuôi dƣỡng gia đình, thì có thể dẫn đến đời sống gia đình bị sa sút. Cho nên để duy trì tính ồn định cần thiết của kinh tế gia đình, ngƣời lập di chúc đƣa ra một thời gian thƣờng là cho đến khi ngƣời vợ hoặc chồng còn lại cũng chết thì lúc đó di sản của họ mới đƣợc phân chia. Ý nguyện này thƣờng đƣợc thể hiện trong di chúc vợ chồng.
Trong thực tiễn xét xử, đôi khi việc phân chia di sản còn bị phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục tố tụng. Nếu nhƣ các đƣơng sự yêu cầu Toà án giải quyết những tranh chấp phát sinh do không thoả thuận đƣợc việc phân chia di sản, họ có thể làm đơn kiện ra toà án nhân dân để yêu cầu giải quyết. Thông thƣờng để giải quyết một vụ án phân chia di sản phải mất hàng tháng trời có khi mất mấy chục năm, qua rất nhiều cấp xét xử. Do vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân việc phân chia di sản bị hạn chế và phải đến khi nào Toà án ra quyết định thì các đƣơng sự mới có thể tiến hành nhận hay thanh toán kỷ phần di sản thuộc về mình.
CHƢƠNG 2