Thiết lập khối di sản được phân chia

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 28 - 31)

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những ngƣời thừa kế phải cử ngƣời đứng ra quản lý khối di sản hoặc theo chỉ định của ngƣời lập di chúc. Ngƣời quản lý di sản phải có trách nhiệm lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của ngƣời chết mà ngƣời khác đang chiếm giữ, bảo quản di sản... Một trong những công việc quan trọng và cần phải làm ngay của ngƣời quản lý là tập hợp di sản là tài sản có bao gồm tài sản riêng của ngƣời chết, phần tài sản của ngƣời chết trong khối tài sản chung với ngƣời khác và tài sản nợ là những khoản nợ của di sản. Cần chú ý là đối với những khoản tài sản có mà ngƣời đã chết chỉ đƣợc hƣởng khi còn sống nhƣ quyền đƣợc cấp dƣỡng... thì không đƣợc kê biên. Đối với những chi phí phát sinh sau thời điểm mở thừa kế mà không liên quan đến cái chết của ngƣời để lại di sản cũng nhƣ không phải do

31

yêu cầu thanh toán di sản nhƣ chi phí tu bổ, sữa chữa tài sản thuộc di sản... thì không phải là khoản nợ của di sản.

Trong trƣờng hợp ngƣời để lại di sản khi chết đi không có di chúc, thì đƣơng nhiên khối di sản sẽ đƣợc chia theo pháp luật. Phần của mỗi ngƣời thừa kế theo pháp luật đƣợc hƣởng sẽ bằng khối di sản trừ đi các khoản phải thanh toán nghĩa vụ nợ di sản. Trong trƣờng hợp có di chúc và giả định rằng di chúc có cả di tặng và di sản dùng vào việc thờ cúng, thì :

Di sản còn lại để phân chia = Tổng khối di sản – ( Thanh toán nghĩa vụ nợ + Di tặng + Di sản dùng thờ cúng )

Kể cả trong trƣờng hợp di sản đã đƣợc phân chia ngay từ thời điểm mở thừa kế thì các đồng thừa kế cũng phải cùng nhau gánh chịu nghĩa vụ thanh toán nợ di sản theo tỷ lệ đối với kỷ phần mình đã nhận.

Tuy nhiên,trong trƣờng hợp đã phân chia di sản, nếu di tặng là một vật đặc định thì đến thời điểm ngƣời đƣợc di tặng nhận biết quyền của mình mà không còn thì đƣơng nhiên họ không có quyền hƣởng vật ấy và cũng không có quyền đòi bồi hoàn từ những ngƣời thừa kế.

Về di sản dùng vào việc thờ cúng, đây là một trong những chế định không thể thiếu từ luật cổ và tục lệ Việt Nam cho đến nay, chỉ khác nhau ở chỗ nếu theo Luật cổ và tục lệ việc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng là bắt buộc đối với những ngƣời có quyền hƣởng thừa kế nhƣ tại Điều 388 Bộ Quốc Triều hình luật di sản thờ cúng đƣợc lập trong trƣờng hợp không để lại di chúc, đƣợc ấn định là 1/20 giá trị toàn bộ điền sản làm hƣơng hoả và tại Điều 390 qui định: “ ... Như người cha làm trưởng họ lấy ruộng đất

mấy nơi làm phần hương hoả, đến khi con làm trưởng họ, thì lại đem những ruộng đất hương hoả của cha nhập vào phần các con, chia ra xem mỗi phần được bao nhiêu mới lấy một phần hai mươi làm hương hoả. Cháu làm trưởng họ thì cũng thế. Nhưng khi có trường hợp người nhiều mà ruộng ít, thì phần hương hoả và phần các con cháu, cho tuỳ tiện mà chia, miễn là thuận tình cả không có sự tranh giành nhau, thì cho tuỳ nghi.” Luật thời Nguyễn chỉ qui

32

định mức tối đa về giá trị của di sản thờ cúng trong trƣờng hợp di sản không có ngƣời thừa hƣởng. Tại Lệnh năm thứ 4 đời Thiệu Trị, mức này là 3/10 di sản, nhƣng nếu di sản không đáng kể thì có thể dành trọn vào việc thờ cúng. Các Thẩm phán thời kỳ thuộc địa còn thừa nhận rằng nếu có con, thì di sản thờ cúng không thể vƣợt quá phần thừa kế của một ngƣời con, trừ trƣờng hợp ngƣời lập di chúc quyết định khác. Trong luật hiện đại thì chỉ khi ngƣời lập di chúc có xác định phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì mới bắt buộc những ngƣời thừa kế phải thực hiện theo nội dung di chúc này, khoản 1- Điều 670:"

Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế...". Di sản dùng vào việc

thờ cúng đƣợc lập, quản lý và chuyển dịch nhƣ vừa có chủ sở hữu riêng lại nhƣ vừa thuộc về tất cả những ngƣời có quyền lợi liên quan đến thờ cúng tổ tiên. Ngoài ra di sản dùng vào việc thờ cúng không thể đƣợc chuyển nhƣợng và không thể bị kê biên.

Nhiều khi khối lƣợng di sản dùng vào việc thờ cúng không chỉ là một số ít những vật để thờ cúng mà theo năm tháng những cổ vật thờ cúng rất có giá trị, thậm chí những ngƣời có trách nhiệm còn củng cố và đầu tƣ cho việc lập nơi thờ tự rất lớn có khi là cả một gia tài. Do vậy, nếu không có qui định cụ thể về giới hạn tối đa cho khối di sản này thì sẽ dẫn đến trƣờng hợp lạm dụng nó cho những việc trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, hay những đầu cơ xấu, ảnh hƣởng trật tự trị an xã hội. Các BLDS Bắc, Trung đã ngăn ngừa việc thực hiện quyền lập di sản thờ cúng nhằm mục đích trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản của bản thân ngƣời đứng lập đã qui định phần hƣơng hoả không vƣợt quá 1/5 di sản. BLDS Việt Nam hiện hành đã ngăn ngừa hoàn toàn việc lạm dụng di sản thờ cúng để trốn tránh nghĩa vụ bằng qui định tại Điều 670- khoản 2:“

Trong trường hợp toàn bộ khối di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dùng một phần di sản vào việc thờ cúng”.

33

Nhƣ vậy, sau khi đã trừ những khoản phải thanh toán trên, phần di sản còn lại mới đƣợc phân chia cho những ngƣời có quyền hƣởng di sản và có hai con đƣờng để họ lựa chọn trong việc giải quyết phân chia đó là: Giữa họ có sự thoả thuận chia nhƣ thế nào, ai đƣợc vật gì, ai đƣợc phần nào, thanh toán chênh lệnh ra sao, nếu không chia đƣợc bằng vật thì cùng nhau bán vật đó đi để qui thành tiền... hoặc một trong những ngƣời có quyền hƣởng di sản có thể kiện đòi phân chia tại Toà án.

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)