- Phần di sản không đƣợc định đoạt trong Di chúc: Đây là một trong những căn cứ để phân chia phần di sản còn lại theo pháp luật Tuy nhiên, nếu
Bảng thống kê hoạt động xét xử sơ thẩm của Toà án về thừa kế
3.1.2. Xác định thời điểm định giá di sản
Điều 684 –khoản 3: “ Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia
di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”. Theo qui định tại
Điều luật này, thì khối di sản phải đƣợc định giá tại thời điểm phân chia di sản chứ không phải thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, thời điểm phân chia là thời điểm do các thừa kế cùng thoả thuận nếu thoả thuận đƣợc, còn nếu phải phân chia qua con đƣờng Toà án thì thời điểm phân chia đƣợc xác định là thời điểm Toà án ra quyết định, hoặc bản án vì có những vụ án phân chia di sản kéo dài hàng tháng, hàng năm, qua rất nhiều cấp xét xử. Do đó theo thời giá thị trƣờng và theo giá trị sử dụng của di sản, qua nhiều năm tháng nhƣ vậy đến khi thi hành quyết định, bản án của Toà thì không thể tránh khỏi việc giá trị di sản đã có rất nhiều thay đổi so với phần họ đƣợc nhận theo pháp luật. Đặc biệt, đối với di sản là quyền sử dụng đất.
Theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2000 và Luật đất đai năm 2003 thì Nhà nƣớc đã giao cho ngƣời dân quyền sử dụng đất hợp pháp gồm bẩy quyền. Quyền sử dụng đất là đối tƣợng của giao dịch dân sự do đó nó phải đƣợc vận động theo qui luật của thị trƣờng. Chính vì đã nhận thức chƣa đúng thị trƣờng “đất đai” này nên tại Công văn số 16 ngày 1-2-1999 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng khẳng định: “...quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt, cho nên việc định giá quyền sử dụng đất không phải theo khung giá thị trƣờng nhƣ đối với các loại tài sản khác mà phải thực hiện theo đúng các qui định của Nhà nƣớc (cụ thể là Nghị định số 87/CP ngày 17-8- 1994 và Nghị định số 17/1998/NĐ- CP ngày 21-3-1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2, điểm 4 Nghị định 87/CP qui định về giá các loại đất”. Chính vì thế, thực tiễn xét xử những năm qua, có vụ án tranh chấp di sản thừa kế là nhà, đất thì Toà án định giá theo khung giá, có vụ án Toà lại định giá theo giá thị trƣờng. Thậm chí ngay trong một tỉnh, có Toà cấp huyện
72
định giá theo giá thị trƣờng, Toà án cấp tỉnh định giá theo khung giá. Dẫn đến tình trạng rất nhiều vụ án bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm và đƣợc giải quyết theo hƣớng công nhận giá thoả thuận của các bên hoặc chia hiện vật nếu có thể chia đƣợc. Thế nhƣng không phải hiện vật lúc nào cũng có thể chia đƣợc vì diện tích nhà, đất quá hẹp không đảm bảo cho các bên sinh hoạt hàng ngày, hoặc một trong các bên không chấp nhận hiện vật.
Trƣớc vấn đề này, tại Công văn số 109/2001/KHXX ngày 4-9-2001 của Viện khoa học xét xử - Toà án nhân dân tối cao đã có hƣớng dẫn khi giải quyết các tranh chấp về nhà, đất thì xác định theo giá trị trƣờng, khung giá của nhà nƣớc và của từng địa phƣơng nhƣ Hà Nội chỉ là căn cứ để Hội đồng định giá tham khảo. Tuy nhiên, việc áp dụng Công văn trên cần phải có hƣớng dẫn cụ thể dƣới hình thức Thông tƣ liên ngành giữa Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát NDTC, Tổng cục địa chính, Bộ Tƣ pháp để đƣợc áp dụng thống nhất. Nhƣ đã biết, thực tế thị trƣờng nhà đất biến động liên tục, các tranh chấp nẩy sinh cũng chính vì sự biến động không biết trƣớc đƣợc của loại thị trƣờng này. Trong khi đó thủ tục giải quyết những tranh chấp về thừa kế hầu nhƣ không có vụ nào không qua ít nhất là hai cấp xét xử . Nếu không có hƣớng dẫn cụ thể về cách thức định giá tài sản thì không tránh khỏi những bất ổn trong đời sống dân sự. Chúng tôi xin nêu ví dụ về vấn đề này:
Tóm tắt Quyết định số 24/2003/HĐTP- DS ngày 30-07-2003 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế giữa:
Nguyên đơn là: Bà Doãn Thị, sinh năm 1924, trú tại nhà số 15 Ngọc Lâm, Gia Lâm, Hà Nội và Bị đơn là: Anh Thạch Minh Ngọc, sinh năm 1970, trú tại số 42 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Những ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Doãn Văn Hiếu, chị Thạch Thị Bích, Chị Thạch Kim Ngân, Chị Thạch Thị Mỹ, Thạch Kim Dung, Thạch Thị Thuý và Phạm Thị Tƣơng.
73
Cụ Doãn Văn Hoà (chết năm 1960) có vợ là cụ Nguyễn Thị Chắt (chết năm 1992), hai cụ có ba ngƣời con: Bà Hải, Bà Hà (chết không có chồng con), bà Hiền (chết năm 1984) có chồng là ông Châu (chết năm 1985) có 5 ngƣời con chị Bích, Ngân, Mỹ, Dung, anh Ngọc. Ngoài ra cụ Hoà còn có một ngƣời con nuôi là ông Hiếu. Tài sản chung của cụ có một căn nhà cấp 4 trên diện tích 78,3m2 tại số 42 Nguyễn Hữu Huân, Hà Nội, mang bằng khoán điền thổ số 437 khu Đồng Xuân.
Năm 1960 cụ Hoà chết không để lại di chúc, nhà đất do cụ Chắt và gia đình bà Hiền sử dụng. Bà Hiền đã sửa 1/2 mái ngói phần phía trong nhà thành 2 tầng lợp ngói.
Năm 1984 bà Hiền chết, năm 1985 ông Châu chết, nhà đất có cụ Chắt cùng anh Ngọc, chị Mỹ con bà Hiền quản lý.
Năm 1984 cụ Chắt có di chúc nhƣợng lại ngôi nhà trên cho anh Ngọc đƣợc quyền sử dụng, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phƣờng Lý Thái Tổ ngày 17-5-1984.
Ngày 9-10-1986 cụ Chắt lại lập di chúc với nội dung: Phần tài sản của cụ có 1/2 và cụ đƣợc 1/3 hƣơng hoả của chồng cho anh Ngọc đƣợc hƣởng phần hƣởng hoả của bà tại ngôi nhà 42 Nguyễn Hữu Huân, có xác nhận của UBND phƣờng ngày 9-10-1986.
Năm 1992 cụ Chắt chết, năm 1993 và năm 1998 anh Ngọc sửa nhà thành mái bằng 2 tầng rƣỡ i. Nă m 1997 bà Hải khở i kiệ n xin chia thừa kế theo phá p luật. Anh Ngọc không đồng ý và cho rằ ng c ụ C hắ t đã có di chúc cho anh nhà đất.
Vì chị Ngân đang ở nƣớc ngoài nên ngày 9-4-1999 Toà án nhân dân quân Hoàn Kiếm chuyển vụ án cho Toà án nhân dân Hà Nội giải quyết.
Tại bản án sơ thẩm số 4 ngày 25-1-2000, Toà án nhân dân TP Hà Nội quyết định: Xác định khối di sản của cụ Doãn Văn Hoà, Nguyễn Thị Chắt là ngôi nhà 2 tầng rƣỡi tại 42 Nguyễn Hữu Huân, Hà nội có tổng giá trị là 1.033.577.882 đồng, trong đó 15.917.184 đồng là công sức của bà Hiền và
74
88.060.964 đồng là công sức của vợ chồng anh Ngọc. Giá trị di sản thực còn: 929.053.734 đồng.
- Không chấp nhận chúc thƣ cụ Chắt do anh Ngọc xuất trình
- Xác định cụ Hoà chết năm 1960, cụ Chắt chết năm 1992, chia thừa kế theo pháp luật.
- Xác định ông Doãn Văn Hiếu là con nuôi cụ Hoà và cụ Chắt.
- Xác định hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hoà và cụ Chắt là: Bà Hiền (chết năm 1984 nên hàng thừa kế thứ nhất của bà Hiền gồm: Chị Bích, Ngân, Thuý, Mỹ, Dung, anh Ngọc), bà Hải, ông Hiếu. Mỗi ngƣời đƣợc hƣởng kỷ phần thừa kế có giá trị 309.684.578 đồng.
Phần tiếp theo của bản án là phân chia cụ thể bằng hiện vật và thanh toán phần chênh lệch giữa những ngƣời thừa kế. Ngày 31-01-2000 anh Ngọc kháng cáo yêu cầu chấp nhận di chúc năm 1986 là di chúc hợp pháp. Không thừa nhận ông Hiếu là con nuôi cụ Chắt, cụ Hoà.
Tại bản án phúc thẩm số 55 ngày 12-4-2002, Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội sửa bản án sơ thẩm nhƣ sau:
- Xác định khối di sản của cụ Doãn Văn Hoà, Nguyễn Thị Chắt là ngôi nhà 2 tầng rƣỡi tại 42 Nguyễn Hữu Huân, Hà nội có tổng giá trị là 1.033.577.882 đồng, trong đó 15.917.184 đồng là công sức của bà Hiền và 88.060.964 đồng là công sức của vợ chồng anh Ngọc. Giá trị di sản thực còn: 929.053.734 đồng.
- Chấp nhận chúc thƣ cụ Chắt lập ngày 9-10-1986 do anh Ngọc xuất trình. - Xác nhận cụ Hoà chết năm 1960 không để lại di chúc, cụ Chắt chết năm 1992 có di chúc. Do đó di sản của cụ Hoà đƣợc chia theo luật, di sản của cụ Chắt đƣợc chia theo di chúc.
75
- Xác định hàng thừa kế của Hoà là: cụ Chắt, bà Hiền, Bà Hải. Mỗi ngƣời đƣợc hƣởng kỷ phần có giá trị là: 154.842.289 đồng (anh Ngọc đƣợc nhận phần thừa kế của cụ Chắt).
Phần tiếp theo của bản án là việc chia hiện vật cụ thể cho từng ngƣời thừa kế và thanh toán phần chênh lệch.
Tại Quyết định số 79 ngày 13-6-2003, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm số 55 ngày 12-4-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội với nhận xét: Bản án xác định thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế, ngƣời thừa kế, áp dụng chia thừa kế là có căn cứ. Tuy nhiên kỷ phần đƣợc hƣởng thừa kế có giá trị không bằng nhau, di sản không thể chia đều bằng hiện vật. Toà án cấp sơ thẩm định giá di sản vào tháng 11 năm 1999, nhƣng đến tháng 4 năm 2002 mới xét xử phúc thẩm, giá trị nhà đất tại 42 Nguyễn Hữu Huân có sự chêng lệch đáng kể. Toà án cấp phúc thẩm không định giá lại tại thời điểm xét xử phúc thẩm là chƣa đảm bảo công bằng cho anh Ngọc và các thừa kế khác khi nhận thanh toán chênh lệch bằng giá trị. Đề nghị xét xử giám đốc thẩm theo hƣớng dẫn tại Công văn số 109/2001/KHXX ngày 4-9-2001 của Toà án nhân dân tối cao.
Toà phúc thẩm toà án nhân tối cao tại Hà Nội đã giữ nguyên Bản án phúc thẩm số 55 vì các thừa kế không yêu cầu định giá lại và đã tiến hành đúng pháp luật.
Câu hỏi đặt ra là: Nếu trong trƣờng hợp anh Ngọc không chấp nhận theo định giá trên vì sau 2 năm, ngôi nhà tại số 42 Nguyễn Hữu Huân đang có giá thực tế rất cao, trong khi về tố tụng, Toà án đã tiến hành định giá từ năm 1999 và đúng pháp luật thì có Toà cấp phúc thẩm có tiến hành định giá lại tài sản hay không? Nên chăng cần có hƣớng dẫn thêm việc định giá theo giá trị trƣờng nhƣng tại thời điểm xét xử.