MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 82)

- Chia cho anh Trùng sở hữu hai gian nhà phía Tây và cây cối trên đất,

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

CHIA DI SẢN THỪA KẾ

3.3.1.Trong trƣờng hợp không có thoả thuận nhƣng một trong những ngƣời thừa kế đã đứng ra thanh toán vƣợt mức thì BLDS Việt nam hiện nay có nên qui định họ có thể kiện đòi các thừa kế khác thanh toán phần vƣợt mức đó hay không?

Tại Điều 637–khoản 3: "Trong trường hợp di sản đã được chia mỗi

người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác" Pháp luật qui định trong tình huống này khá cụ thể, tuy nhiên, trong thực tế thƣờng không diễn ra đúng nhƣ vậy. Không phải lúc nào các thừa kế cũng cùng nhau thoả thuận đƣợc và nếu nhƣ việc thực hiện thanh toán nghĩa vụ là một nghĩa vụ không thể phân chia đƣợc theo phần thì sẽ phải có một ngƣời ngoài việc dùng kỷ phần mình đƣợc hƣởng thanh toán còn phải dùng cả tài sản riêng của mình mới đủ, hoặc vì tình nghĩa anh em mà tự nhận trách nhiệm thanh toán (không có thoả thuận). Trong trƣờng hợp này, nếu họ muốn kiện đòi thanh toán phần chênh lệch thì họ sẽ căn cứ vào điều luật nào để kiện. Theo chúng tôi, nên bổ sung khoản 3 nhƣ sau : "...Nếu không có

85

thoả thuận, người thừa kế đã thực hiện nghĩa vụ vượt quá phần tương ứng, thì có thể yêu cầu những người thừa kế khác thanh toán (hoàn trả) lại phần chênh lệch"

3.3.2. Trong trƣờng hợp đã thực hiện việc chuyển giao di sản là vật hoặc giá trị cho ngƣời đƣợc di tặng nhƣng sau đó mới phát hiện còn có những khoản nợ di sản chƣa đƣợc thanh toán, trong khi phần di sản còn lại của những ngƣời hƣởng di sản không đủ để trả nợ thì có đƣợc truy tìm lại di sản đã đƣợc di tặng hay không?

Điều 671– khoản 2: " Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ

tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này." Nhƣ vậy, ngƣời đƣợc di tặng không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nhƣ những ngƣời thừa kế khác. Tuy nhiên, điều luật này nên qui định rõ hơn liệu họ có phải gánh trách nhiệm đối với nghĩa vụ thanh toán cùng với những ngƣời thừa kế khác khi họ đã nhận vật hoặc giá trị đƣợc di tặng. Theo chúng tôi, nhƣ đã phân tích tại Chƣơng II, di tặng thƣờng là vật hay giá trị nhỏ mang tính tình cảm nên khi đã trao vật rồi mới phát hiện còn những khoản nợ của di sản mà khối di sản còn lại không đủ để thanh toán thì không nên truy tìm lại vật hoặc đòi lại giá trị đã giao nữa.

3.3.3. Trƣờng hợp khối di sản để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản, thì những chủ nợ đƣợc qui định tại Điều 683 BLDS khoản thanh thứ 9, 10 đƣợc giải quyết nhƣ thế nào?

Điều 683 qui định về thứ tự thanh toán nghĩa vụ tài sản và và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế. Theo thứ tự trên có thể hiểu rằng những khoản thanh toán nào đƣợc xếp thanh toán trƣớc thì phải đƣợc thực hiện hết rồi mới đến khoản thanh toán xếp sau. Tuy nhiên, đối với những chủ nợ đƣợc xếp cùng hàng thì thực tế chƣa có văn bản pháp lý nào hƣớng dẫn cách giải quyết trong trƣờng hợp khối di sản không đủ để thanh toán hết nghĩa vụ. Việc áp

86

dụng hình thức chia nợ theo tỷ lệ là một cách phân xử nhiều rủi ro vì nếu các chủ nợ không đồng ý chia nợ theo tỷ lệ thì giải quyết nhƣ thế nào. Trên thực tế, rất ít khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán cùng một lúc, vì họ có thể không biết thông tin “con nợ” của mình đã chết hay vì nhiều lý do khác. Trong trƣờng hợp này, chúng tôi kiến nghị nên bổ sung thêm khoản 2 - Điều 683 nhƣ sau:

- Phƣơng án 1 : “ 2- Trong trường hợp di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản qui định tại mục 9, 10 của điều này, thì những khoản nợ được thông báo trước sẽ được ưu tiên thanh toán trước”

- Phƣơng án 2: “ 2- Trong trường hợp di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản qui định tại mục 9, 10 của điều này, thì những khoản nợ nào được thông báo trước và gần đến ngày hết hạn nợ thì được ưu tiên thanh toán trước”

3.3.4. Định giá di sản

Phân chia di sản đƣợc thực hiện theo di chúc hay theo pháp luật, nếu không chia đƣợc bằng hiện vật thì những ngƣời thừa kế có thể yêu cầu chia bằng giá trị của khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia. Vấn đề đặt ra là việc định giá khối di sản vào thời điểm nào?. Điều 684-khoản 3 qui định: “Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với

tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”, Điều 685 - khoản 2 qui định: “Những người thừa kế có quyền yêu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia” Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp phân chia theo pháp luật, pháp luật qui định cụ thể hơn so với chia theo di chúc nhƣng di chúc xác định theo tỷ lệ. Cái khó ở đây là xác định giá trị khối di sản vào thời điểm phân chia nhƣ thế nào? Rất nhiều trƣờng hợp, việc phân chia kéo dài qua nhiều tháng, năm. Giá trị di sản qua tháng, năm đó cũng khác rất nhiều, nên nếu qui

87

định “thời điểm phân chia” thì chƣa cụ thể. Chúng tôi có ý kiến là nên giải thích “thời điểm” là “ngày phân chia, hoặc ngày ra quyết định, bản án có hiệu lực của pháp luật”.

Trên đây là một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn về các qui định của BLDS năm 2005 về thanh toán và phân chia di sản. So với BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 mới đi vào đời sống đời sống dân sự đƣợc gần một năm, do vậy, nhƣng vƣớng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế chƣa phát sinh những vấn đề bức xúc mới. Chính vì thế, những kiến nghị trên đây của chúng tôi chỉ dừng lại một số vấn đề mà trong BLDS năm 2005 chƣa đề cập tới.

88

KẾT LUẬN

Chế đinh thừa kế là một trong những chế định đƣợc những nhà nghiên cứu luật học quan tâm và đặt nhiều tâm huyết. Do vậy, khi chọn đề tài: “Thanh toán và phân chia di sản trong pháp luật dân sự Việt Nam” chúng tôi mong muốn đƣa ra những nét khái quát chung nhất về lý luận cũng nhƣ thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về vấn đề này vì trong thời gian qua, những vụ án tranh chấp di sản liên quan đến thanh toán nghĩa vụ tài sản do ngƣời chết để lại và phân chia di sản cho từng ngƣời thừa kế càng ngày càng trở nên phức tạp. Hơn nữa, đây là một trong những qui định về thừa kế còn bỏ ngỏ, có ít công trình nghiên cứu về chế định này nên chúng tôi cũng mạnh dạn nghiên cứu và hy vọng sẽ góp một phần công sức vào thực tiễn áp dụng pháp luật.

Nội dung nghiên cứu đề tài đã tập trung làm rõ về mặt lý luận hai khái niệm Thanh toán di sản và Phân chia di sản để từ đó rút ra đƣợc những yếu tố liên quan đến việc thực hiện thanh toán và phân chia di sản. Từ đó, chúng tôi đã tập chung nghiên cứu những điểm phù hợp và chƣa phù hợp của các qui định về chế định này trong pháp luật dân sự Việt Nam và những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn các qui định về thanh toán và phân chia di sản.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy đây là một trong những đề tài không dễ vì tính chiều sâu của phạm vi nghiên cứu. Khi phân tích, chúng tôi không chỉ tập trung vào việc nghiên cứu thanh toán nghĩa vụ di sản hay phân chia di sản đơn thuần mà phải nghiên cứu nó liên quan đến hầu

89

hết các qui định về Thừa kế. Chính vì thế, việc hoàn thiện đề tài sẽ không thể không có những thiếu sót, chúng tôi hy vọng sẽ nhận đƣợc những đóng góp quí báu trong quá trình bảo vệ đề tài và mong rằng sẽ nghiên cứu đề tài ở cấp độ chuyên sâu hơn.

Chúng tôi xin trân thành cảm ơn Hội đồng !

Một phần của tài liệu Thanh toán và phân chia di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 82)