- Phần di sản không đƣợc định đoạt trong Di chúc: Đây là một trong những căn cứ để phân chia phần di sản còn lại theo pháp luật Tuy nhiên, nếu
2.4. Hạn chế phân chia di sản
Để đảm bảo sự tôn trọng ý chí của ngƣời để lại di sản đồng thời nhằm đảm bảo sự ổn định cuộc sống của những ngƣời thừa kế trong một số trƣờng hợp nhất định nên qui định về hạn chế phân chia di sản đƣợc coi là một nguyên tắc áp dụng đối với cả việc phân chia di sản theo di chúc cũng nhƣ với việc phân chia di sản theo pháp luật. Theo qui định tại Điều 686 BLDS thì di sản sẽ bị hạn chế phân chia trong những trƣờng hợp sau đây:
- Theo ý chí của ngƣời lập di chúc, di sản chỉ đƣợc phân chia sau một thời hạn nhất định hoặc khi sự kiện đã đƣợc ngƣời lập di chúc xác định trong di chúc thì khi hết thời hạn đó hoặc khi sự kiện đó xuất hiện thì di sản mới đƣợc phân chia cho những ngƣời thừa kế. Chẳng hạn, khi ông A có vợ là bà B. Trƣớc khi chết ông A có để lại di chúc và trong đó đã phân chia di sản cho những ngƣời thừa kế nhƣng trong di chúc cũng đã xác định là di sản chỉ đƣợc phân chia khi bà B chết thì mặc dù di chúc của ông A đã có hiệu lực pháp luật
63
kể từ thời điểm ông A chết nhƣng di sản của ông A chỉ đƣợc phân chia khi bà B đã chết.
- Trong trƣờng hợp có ngƣời thừa kế yêu cầu chia di sản (mặc dù không có di chúc của ngƣời để lại di sản hoặc có nhƣng ngƣời lập di chúc không thể hiện ý chí về thời hạn phân chia di sản) mà việc chia di sản ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống của ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng còn sống của ngƣời để lại di sản và của gia đình thì vợ hoặc chồng của ngƣời để lại di sản có quyền yêu cầu Toà án xác định nhƣng không quá ba năm. Nếu hết thời hạn xác định bên còn sống đã kết hôn với ngƣời khác thì những ngƣời thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án chia di sản thừa kế.
Thực tế đã nẩy sinh những trƣờng hợp khi ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng chẳng may qua đời thì con cái, bố, mẹ của ngƣời chết yêu cầu chia di sản thừa kế mà không cần biết đến tình cảnh gia đình, sự khó khăn của ngƣời chồng hoặc ngƣời vợ còn sống; họ buộc ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng còn sống phải bán nhà, bán tài sản là nguồn kiếm sống để chia thừa kế. Điều này không chỉ trái với truyền thống đạo đức tốt đẹp mà còn có khả năng ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cuộc sống của ngƣời vợ hoặc ngƣời chồng còn sống trong trƣờng hợp họ không có chỗ ở, công ăn việc làm, không có nguồn thu nhập nào khác. Trƣớc khi BLDS năm 2005 đƣợc ban hành, tại Điều 31- khoản 3 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 đã điều chỉnh vấn đề này: "Trong
trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chía sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc bên chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong thời hạn nhất định...". Nhƣ
vậy, để thống nhất với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành và hoàn thiện hơn chế định thừa kế, BLDS năm 2005 đã bổ sung qui định trên tại Điều 686.
64
CHƢƠNG 3