Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Hà Thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 40)

Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua hỗ trợ nhu cầu nhà ở cũng là một tiêu thức rất quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình.

Bảng 2.6: Tổng dư nợ cho vay bán lẻ qua các năm 2010 - 2012

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 3.135.000 3.514.800 3.002.984

Dư nợ cho vay bán lẻ 250.200 323.058 592.238

Tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ so với tổng dư nợ

7,98% 9,19% 19,72%

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

51.354 58.653 96.567

Tỷ trọng dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở / dư nợ cho vay bán lẻ

20,52% 18,16% 16,31%

Mức tăng dư nợ (tỷ đồng) - 379.800 580.590

Biểu đồ 2.2: So sánh dư nợ cho vay bán lẻ và cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

(Nguồn : Báo cáo phòng QHKH qua các năm 2010 – 2012)

Trong thực tế. tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ của Chi nhánh Hà Thành so với tổng dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng BIDV còn ở mức rất khiêm tốn lần lượt là 5,08%; 5,88% và 7,98% trong năm 2010, 2011 và 2012 nhưng cũng đang thể hiện xu hướng đi lên theo đúng định hướng của Ngân hàng BIDV đặt ra với Chi nhánh Hà thành.

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với hoạt động cho vay mua hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Chi nhánh không ngừng tăng lên. Năm 2011 đạt mức 58.653 triệu đồng tăng tới 7.299 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012, dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Chi nhánh là 96.567 triệu đồng, tăng tương ứng 37.911 triệu đồng so với năm 2011.

Xét về tỷ trọng, hiện nay cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng khá cao của Chi nhánh chiếm 16,31% dư nợ bán lẻ năm 2012.

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tăng phản ánh sự nỗ lực của Chi nhánh trong việc thực hiện công tác marketing cho hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Hơn nữa, do CBTD đang ngày càng chuyên nghiệp hơn trong việc thực hiện quy trình cho vay theo đúng các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngân hàng BIDV Việt Nam. Cụ thể là, giai đoạn tiếp xúc khách hàng rất nhanh chóng, từ nhận định đầu tiên về khách hàng dựa trên mục đích vay vốn, thu nhập hàng tháng và tài sản đảm bảo mà có khả năng trả lời đồng ý hoặc từ chối cho khách hàng. Các cán bộ cũng được đào tạo trong công tác thẩm định, định giá BĐS là tài sản đảm bảo hoặc BĐS được hình thành từ vốn vay. Do đó, quá trình có thể trả lời chính thức cho

khách hàng về quyết định cho vay vốn hay không chỉ chiếm từ 3-5 ngày. Đây là khoảng thời gian tương đối ngắn, tạo thuận lợi cho cả bên khách hàng và Ngân hàng, vì vậy mà số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu nhà ở của Chi nhánh ngày càng tăng, dẫn đến sự tăng trong dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay hỗ trợ cho vay nhu cầu nhà ở qua các năm 2010 – 2012

( Nguồn : Báo cáo phòng QHKH qua các năm 2010– 2012)

Sự đóng góp của hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở hoạt động cho vay bán lẻ của Chi nhánh được thể hiện rõ qua tỷ trọng của hoạt động này trong thời gian qua. Tỷ trọng dư nợ cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở/dư nợ cho vay bán lẻ giảm từ 20,52% năm 2010 đến 18,16% năm 2011 và giảm xuống 16,31% năm 2012.

Để thấy cụ thể hơn về tỷ trọng của loại hình cho vay mua nhà trong cơ cấu cho vay tiêu dùng, ta hãy cùng phân tích cơ cấu dư nợ bán lẻ trong năm 2012 của Chi nhánh được thể hiện rõ hơn qua bảng sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay bán lẻ 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2012 Tỷ trọng (%)

Cho vay hộ kinh doanh 8.291 1,4

Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 96.567 16,31

Cho vay mua ô tô 18.301 3,09

Cho vay cầm cố GTCG 103.650 17,5

Cho vay CBCNV 76.996 13,0

Cho vay cầm cố. UTTB CK 240.451 40,6

Cho vay thấu chi 4.151 0,7

Cho vay CBCNV mua CP lần đầu 11.254 1,9

Cho vay thẻ Visa 21.915 3,7

Cho vay sinh viên FPT 10.662 1,8

Tổng cộng 592.238 100

(Nguồn: Báo cáo phòng QHKH Bảng chi tiết dư nợ đến hết 31/12/2012)

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ Thực trạng CVTD tại BIDV Hà Thành năm 2012

(Nguồn : Báo cáo phòng QHKH qua các năm 2010 – 2012)

Nhận xét: - Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán:

Cho vay cầm cố chứng khoán và ứng trước tiền bán chứng khoán vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất của dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 40,6%. Hiện nay

nghiệp vụ cho vay cầm cố và ứng trước tiền bán chứng khoán phát triển khá mạnh. Nguyên nhân là Chi nhánh Hà Thành được chỉ định là Ngân hàng thanh toán cho thị trường chứng khoán miền Bắc, đây là cơ hội lớn để Chi nhánh tăng dư nợ cho vay một cách an toàn do cổ phiếu có tính thanh khoản cao so với BĐS, các hàng hóa khác và thời gian thu hồi vốn nhanh. Do vậy Chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh việc tiếp thị và ký hợp đồng hợp tác với các công ty chứng khoán, đặc biệt ưu tiên đối với các công ty có kết nối trực tuyến với BIDV.

- Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở:

Nhìn vào số liệu trên chỉ ra trong năm 2012 tỷ trọng sản phẩm này chiếm trong tổng dư nợ CVTD cũng tương đối lớn 16,31%. Dư nợ cho vay mua, xây sửa nhà chiếm tỷ trọng cao là do nhu cầu nhà ở là nhu cầu bức thiết được nhiều người quan tâm nhất, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi đang trong giai đoạn lập nghiệp, tập trung học tập và làm việc ở những khu đô thị lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…). Hơn nữa đời sống kinh tế ngày càng cao nên nhu cầu được sống trong các căn nhà với trang thiết bị hiện đại, kiên cố, thẩm mỹ cũng làm cho sản phẩm cho vay xây, sửa nhà chiếm tỷ trọng cao.

- Cho vay CBCNV hiện nay đang được đánh giá là phát triển mạnh với thủ tục nhanh gọn, đơn giản. Đối tượng cho vay rộng nhất, dư nợ khá lớn so với các Chi nhánh trong hệ thống chiếm 13% trong tổng dư nợ CVTD bán lẻ. Các sản phẩm này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì điều kiện cho vay đơn giản, thủ tục nhanh gọn nhưng việc ràng buộc trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng của người vay còn lỏng lẻo, không có tài sản đảm bảo. Ngân hàng hạn chế rủi ro bằng cách chỉ cho cán bộ có lương được trả qua thẻ của BIDV.

- Cho vay mua ô tô: Chiếm tỷ trọng 3,09% trong tổng dư nợ CVTD. Tỷ trọng này giảm qua các năm gần đây. Mặc dù, Chi nhánh luôn quan tâm đẩy mạnh cho vay sản phẩm này, đặc biệt trong đầu năm 2012 Chi nhánh đã có kế hoạch đi tiếp thị rất nhiều các đại lý bán xe, đã được giới thiệu với một số khách hàng nhưng không duy trì được quan hệ khăng khít lâu dài vì họ không được hưởng lợi khi giới thiệu khách cho ngân hàng. Trong khi đó, các Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh lại có các chính sách hoa hồng hấp dẫn với các gara ô tô, hay hoa hồng phí đến từng nhân viên bán hàng xe giới thiệu được khách hàng vay đến ngân hàng nên việc giới thiệu, quảng cáo tiếp thị khách hàng rất tốt, luôn là đối thủ cạnh tranh với BIDV.

- Cho vay khác bao gồm cho vay thấu chi. cho vay thẻ visa và cho vay sinh viên FPT chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ CVTD. Chi nhánh chưa có dư nợ cho vay người lao động đi xuất khẩu lao động, cho vay chứng minh tài chính đi du học. … nguyên nhân là do khách hàng có nhu cầu đều làm việc thông qua các đơn vị có chức năng tuyển người đi xuất khẩu lao động và các trung tâm tư vấn du học.

Có thể nói, xét về số lượng thì sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở thấp hơn rất nhiều so với hai sản phẩm trên vì điều kiện để cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở cũng khá nghiêm ngặt so với việc cho vay đơn giản của hai hình thức trên. Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở đòi hỏi thu nhập hàng tháng của khách hàng phải từ 15 triệu đồng trở lên và có tài sản đảm bảo cũng phải bằng BĐS. Tuy nhiên các khoản vay mua nhà thường có giá trị lớn trung bình là 1,14 tỷ đồng/01 khách hàng nên dư nợ của hoạt động này vẫn đang chiếm ở vị trí lớn trong cơ cấu cho vay tiêu dùng của Chi nhánh.

2.4.3. Nợ quá hạn của hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Hà Thành

Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng BIDV nói chung và Chi nhánh nói riêng đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, do đó tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

Bảng 2.8: Nợ quá hạn của hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở qua các năm 2010 - 2012 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Nợ quá hạn CVMN 364,6 475,1 1.593 Dư nợ CVMN 51.354 58.653 96.567 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,71% 0,81% 1,65%

(Nguồn : Báo cáo phòng QHKH qua các năm 2010 – 2012)

Như ta có thể thấy, trong 3 năm gần đây tỷ lệ nợ quá hạn đều ở mức dưới 2%. Có được kết quả này là do nỗ lực của Chi nhánh trong việc rà soát và kiểm tra khách hàng vay vốn, thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, đôn đốc khách hàng trả nợ. Số liệu này cho ta thấy chất lượng các khoản cho vay mua nhà ở Chi nhánh là tốt, phản ánh chất lượng của việc mở rộng hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Chi nhánh, mở rộng về quy mô nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của món vay và luôn coi chất lượng tín dụng làm hàng đầu. Tuy nhiên, để duy trì được kết quả này thì Chi nhánh vẫn cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo được việc

thu nợ có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 40)