- Để hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM có thể phát triển và tăng trưởng mạnh, phục vụ được đông đảo nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế, Nhà nước cần có sự hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM để loại hình tín dụng này phát triển.
- Nhà nước cần ổn định môi trường vi mô của nền kinh tế. Hành vi tiêu dùng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện vĩ mô như: tình hình phát triển kinh tế, tốc độ lạm phát, tình hình thất nghiệp… Do vậy, hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM có thể phát triển ổn định và tăng trưởng được khi mà các điều kiện kinh tế vĩ mô được duy trì theo hướng tích cực. Vì thế, Nhà nước cần phải hỗ trợ các NHTM bằng cách: duy trì ổn định môi trường vĩ mô, xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, duy trì giá cả, tỷ lệ lạm phát… ở mức hợp lý. Bên cạnh đó. Nhà
nước cũng cần tạo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và lành mạnh, nâng cao thu nhập của dân cư. Làm tốt các điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu tiêu dùng của dân cư, qua đó thúc đẩy hoạt động tín dụng tiêu dùng phát triển.
- Xây dựng khuôn hình pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, khả thi về ổn định và phát triển thị trường BĐS.
Nhà nước cần tập trung xây mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế chính sách phù hợp và quản lý có hiệu quả thị trường BĐS. Thị trường BĐS liên quan đến nhiều lĩnh vực phức tạp (từ đất đai, tài chính ngân hàng, xây dựng, tư pháp…). Vì vậy để phát triển và vận hành thị trường BĐS đòi hỏi phải có khung pháp lý đồng bộ và chặt chẽ. Khung pháp lý phải bao quát thị trường sơ cấp (thị trường quyền sử dụng đất), thị trường đầu tư phát triển đến thị trường thứ cấp (thị trường giao dịch BĐS).
Hiện nay Luật đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất thế chấp để thu hồi nợ, chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao dịch BĐS (hợp pháp) để cho vay cũng như những quy định về việc xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước được giao đất trước đây nay chuyển sang thuê… đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.
Do đó nhà nước phải sớm hoàn thiện, chỉnh sửa và bổ xung một số quy định trong hệ thống luật pháp về đất đai, BĐS để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh vào BĐS. Luật đất đai nên mở rộng việc thế chấp quyền sử dụng đất cho nhiều mục đích không chỉ có sản xuất kinh doanh mà còn CVTD, mua BĐS. Ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể, thống nhất làm cho luật kinh doanh BĐS đi vào thực tế một cách có hiệu quả hơn, có tác động nhiều tới thị trường.
- Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta tỷ lệ lạm phát tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư làm giảm nhu cầu chi tiêu, cải thiện đời sống cũng như các nhu cầu về nhà ở sẽ khó khăn hơn. Do đó chính phủ cần tăng cường những biện pháp kiềm chế lạm phát.
Trên thị trường giá BĐS vẫn diễn biến thất thường, giá cả tăng cao và khó kiểm soát vì hầu hết các giao dịch BĐS là giao dịch ngầm, để tránh nạn đầu cơ BĐS Chính phủ cần điều chỉnh bổ sung pháp lệnh thuế nhà đất hoặc sớm xây dựng luật thuế BĐS theo hướng điều tiết đối với các hộ gia đình, cá nhân sở hữu nhiều tài sản nhà đất nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân đưa tài sản nhà đất vào sử dụng.
Hiện nay giá sử dụng nhà đất quá thấp so với thực tế, lại chưa bao gồm thuế đối với nhà và tài sản trên đất nên không ngăn được tình trạng đầu cơ. Thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ quá cao làm tăng các giao dịch ngầm, gây thất thu thuế, không quản lý được việc sử dụng nhà đất.
Chính phủ nên đánh thuế lũy tiến đối với nhà đất vượt quá hạn mức, thuế suất cao đối với nhà ở bỏ không, giảm thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.
Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong phạm vi có liên quan về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất hay các thủ tục công chứng…. bên cạnh đó hạn chế sai sót, tiêu cực trong công tác này nhằm tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng hoàn thành các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo quyền lợi của ngân hàng và khách hàng.
Đấy mạnh công khai minh bạch các thông tin để ổn định thị trường: quy định rõ thời gian và địa điểm công khai quy hoạch, công khai dự án để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bình đẳng và dễ dàng tiếp cận các dự án phát triển BĐS tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Hơn nữa, chính phủ cần có sự hỗ trợ về tài chính để xây dựng nhiều khu nhà ở, cải tạo các khu chung cư cũ nát và những địa bàn mới đô thị hóa… nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân có thu nhập trung bình và thấp. Điều đó sẽ góp phần tăng cung cho thị trường nhà ở.
Thực hiện nghiêm quy định bắt buộc các tổ chức, các cá nhân kinh doanh BĐS phải bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án phải thông qua sàn giao dịch BĐS để mọi đối tượng có nhu cầu có thể tiếp cận trực tiếp các thông tin mua bán.