Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 61)

Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là một trong những ngiệp vụ kinh doanh mang lại mức lợi nhuận cao cho Ngân hàng, nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn. Do vậy, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất Ngân hàng cần xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả và phù hợp với điều kiện của Ngân hàng mình.

- Rủi ro trong hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở chủ yếu là rủi ro tín dụng, là khả năng không hoàn trả được nợ gốc và lãi cho Ngân hàng khi khách hàng gặp các rủi ro về thất nghiệp, vi phạm pháp luật chịu mức án cao, các vấn đề về sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao động có thế là do doanh nghiệp bị phá sản hay liên quan đến kiện tụng…

Vì vậy để hạn chế rủi ro này Ngân hàng cần liên kết với công ty bảo hiểm (hoặc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm) để đưa ra các sản phẩm cho vay mua nhà được bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm nhân thọ và có thể tặng thêm dịch vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro khác cho BĐS được thế chấp có giá trị bằng số tiền vay. Vốn vay sẽ được bảo hiểm dưới hình thức khi khách hàng gặp tai nạn, rủi ro không trả được nợ thì công ty bảo hiểm sẽ trả một phần hay toàn bộ khoản nợ. Thời gian bảo hiểm sẽ kéo dài từ khi Ngân hàng cho vay đế khi khách hàng trả hết nợ. Biện pháp này không những đảm bảo an toàn cho nguồn vốn vay của ngân hàng mà khách hàng còn được hưởng dịch vụ bảo hiểm và không phải đóng phí bảo hiểm, điều này sẽ góp phần thu hút khách hàng nhiều hơn.

BĐS và các thông tin về khách hàng là rủi ro lớn nhất trong việc định giá tài sản đảm bảo, đánh giá nguồn tài chính của khách hàng. Việt nam hiện chưa có hệ thống dữ liệu tín dụng đáng tin cậy để thẩm định lịch sử tín dụng cá nhân. Các Ngân hàng căn cứ chủ yếu vào bản khai của người đi vay để điều tra, thẩm định dựa trên các bản khai đó. Rủi ro ở đây là Ngân hàng không bao giờ biết được khách hàng có khai đúng không và thực sự đang có bao nhiêu khoản vay.

Để có thể hạn chế rủi ro này Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền quản lý, các cơ quan quản lý thu nhập của khách hàng (cơ quan bảo hiểm xã hội, nơi làm việc) trong việc quản lý các khoản thu nhập để trả nợ cho hợp lý.

Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa tính liên kết giữa các Ngân hàng, trao đổi thông tin về khách hàng với nhau nhiều hơn, tạo thuận lợi cho mỗi ngân hàng xem khách hàng có nhiều khoản vay nợ ở các Ngân hàng khác không. Ngân hàng cần thúc đẩy mối quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, các chủ đầu tư xây dựng, để trao đổi thông tin, nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường BĐS cũng như các thông tin về quy phạm pháp luật…

Như vậy hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở chứa đựng những nguy cơ rủi ro rất lớn, bao gồm cả những rủi ro khó có thể kiểm soát như những rủi ro từ các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước. Điều này đòi hỏi các Ngân hàng cần có chính sách tín dụng chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 61)