Hoàn thiện quy trình tín dụng trong hoạt động cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 57)

hỗ trợ nhu cầu nhà ở

Ba giai đoạn cơ bản của quy trình tín dụng : thẩm định trước khi cho vay, quyết định và giải ngân và cuối cùng là kiểm tra sau khi cho vay cần phải bảo đảm hai điều kiện: trước tiên phải đảm bảo an toàn cho Ngân hàng tức là không gây tổn thất cho Ngân hàng bởi các rủi ro tín dụng hay rủi ro đạo đức và tiếp theo là phải nhanh chóng, thuận tiện tạo sự cạnh tranh đối với các Ngân hàng đối thủ.

a. Khâu thẩm định khách hàng:

Đây là giai đoạn khởi đầu và quan trọng nhất. Muốn giảm thiểu được rủi ro thì ở giai đoạn này, Ngân hàng phải đảm bảo những yếu tố sau:

- Hệ thống thông tin khách hàng và hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Các hệ thống này sẽ cho biết mức độ rủi ro của khách hàng để Ngân hàng có những quyết định nhanh chóng.

- CBTD phải nắm rõ về quy trình của Ngân hàng để thao tác nhanh gọn, hiệu quả, tốn ít chi phí. Ngoài ra, những cán bộ này phải nắm bắt, tìm hiểu về khung giá đất của Nhà nước và cập nhập những thông tin mua bán BĐS ở các khu vực để việc định giá BĐS thế chấp hoặc BĐS đang được mua bán một cách hợp lý nhất.

b. Giai đoạn quyết định và giải ngân:

Mặc dù hồ sơ vay được CBTD thẩm định đầy đủ, nhưng khâu xem xét phê duyệt là không thể thiếu. Vì thực tế, ngay cả một CBTD có sự hiểu biết toàn diện được cả nghiệp vụ Ngân hàng và kiến thức tổng hợp về thị trường, khoa học kỹ thuật, luật pháp... cũng có thể mắc sai lầm nên khả năng đánh giá của họ có thể

không đầy đủ và hoàn toàn đúng.

Kế toán là người kiểm soát cuối cùng trước khi giải ngân kiểm tra và lưu trữ tài sản thế chấp, cầm cố, hợp đồng tín dụng và khế ước vay tiền, trước khi phát tiền vay hoặc chuyển tiền thanh toán và lưu hồ sơ giải ngân như các loại chứng từ có giá.

c. Giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay:

Đây là giai đoạn quan trọng thiết yếu của quá trình cho vay, bởi dù có thẩm định trước về khách hàng như thế nào thì cuối cùng việc khách hàng có trả nợ đủ và đúng hạn hay không mới là điều quan trọng nhất đối với loại hình tín dụng nói chung.

Ở giai đoạn này, các CBTD phải thực hiện nhiều công tác đồng thời sau:

- Cứ sáu tháng một lần CBTD phải đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp một lần để chắc chắn TSĐB vẫn còn giá trị đủ đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. Nếu TSĐB này không đảm bảo đủ giá trị vốn vay cho khách hàng thì CBTD cần phải có báo cáo trình bày đồng thời phải có ý kiến đối với khách hàng bổ sung thêm TSĐB để đảm bảo an toàn vốn vay của Ngân hàng.

- Khi đến trước ngày thu nợ hàng tháng (ở Chi nhánh là ngày 25 hàng tháng), CBTD phải đôn đốc khách hàng đặc biệt là những khách hàng đã có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn. Việc liên lạc có thể bằng điện thoại nhưng nếu cần có thể đến gặp trực tiếp khách hàng để nhắc nhở, đôn đốc tránh tình trạng để nợ kéo dài gây tổn thất cho ngân hàng.

- Đối với những khách hàng gặp tình trạng khó khăn về nguồn trả nợ ( thu nhập hàng tháng bị mất hoặc công việc kinh doanh gặp vấn đề) thì phải nhanh chóng làm văn bản báo cáo đối với cán bộ trưởng phòng để có biện pháp gia hạn, trích lập dự phòng, hoặc có những biện pháp giúp đỡ khách hàng trong trường hợp thấy khách hàng vẫn có tiềm năng và thiện chí trả nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT & PT Hà Thành (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w