0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Quy trình cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở tại Chi nhánh Hà Thành

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỖ TRỢ NHU CẦU NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT & PT HÀ THÀNH (Trang 33 -33 )

Các bộ phận tham gia vào quy trình cấp tín dụng bán lẻ

- Phòng Giao dịch Khách hàng cá nhân (PGDKHCN) có chức năng và được giao nhiệm vụ giao dịch với Khách hàng. PGDKHCN thực hiện tiếp thị khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiến hành giải ngân, thu nợ theo đề nghị của PQHKHCN theo đúng quy định của BIDV.

- Phòng Quan hệ Khách hàng cá nhân (PQHKHCN) có chức năng và được giao nhiệm vụ cấp tín dụng bán lẻ. PQHKHCN có trách nhiệm tiếp thị khách hàng, bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thẩm định, trình duyệt cho vay và giải ngân theo đúng quy định về chức năng nhiệm vụ, quy định về phân cấp uỷ quyền trong hoạt động tín dụng của BIDV. Đầu mối tổng hợp báo cáo, đề xuất phát triển nghiệp vụ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.

- Phòng Quản trị tín dụng (PQTTD) có chức năng và được giao nhiệm vụ quản trị tín dụng. Phòng quản trị tín dụng là đầu mối nhập dữ liệu, theo dõi các khoản vay trên hệ thống và lưu giữ hồ sơ theo quy định và là đầu mối lập các Báo cáo tín dụng bán lẻ theo yêu cầu của Chi nhánh và Hội sở chính.

- Phòng Quản lý rủi ro (PQLRR) có chức năng và được giao nhiệm vụ quản lý rủi ro.

- Bộ phận Kho quỹ: thực hiện lưu giữ Hồ sơ tài sản bảo đảm.

Bước 1: Ngân hàng quảng cáo tiếp thị

Trước tiên, ngân hàng phải quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ này đến đông đảo khách hàng. Phương thức quảng cáo có thể có được thực hiện đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, đài, các báo, tạp chí, các bangrol, áp phích, tờ rơi hoặc nhân viên ngân hàng trực tiếp thiếp thị

với khách hàng.

Bước 2: Khách hàng đề xuất nhu cầu vay vốn

Khách hàng đến Ngân hàng sẽ tiếp xúc với CBQHKH trước tiên. CBQHKH tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng, cá nhân, hộ gia đình có mong muốn sử dụng sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Ngân hàng. Nếu CBQHKH thấy các thông tin về khách hàng như thu nhập, tài sản đảm bảo, điều kiện khác không phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện của sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở của Ngân hàng. Nếu CBQHKH thấy các thông tin về khách hàng như thu nhập, tài sản bảo đảm, điều kiện khác không phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện của sản phẩm cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở … và có thể ra quyết định từ chối thì báo cáo với trưởng phòng QHKH xem xét, quyết định trước khi thông báo với khách hàng.

Bước 3: Thẩm định các điều kiện tín dụng

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, CBQHKH ngiên cứu, thẩm định khoản vay theo những nội dung sau:

- Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tài sản, khả năng vay trả… Trên cơ sở đó thực hiện chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng mới và sửa đổi, bố sung điểm xếp hạng đối với khách hàng cũ theo quy định của BIDV (nếu có).

- Đối chiếu, đánh giá các điều kiện trên với các quy định về điều kiện cho vay của Chi nhánh BIDV Hà Thành.

- Phân tích, đánh giá về phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư đời sống và khả năng vay trả của khách hàng để xác định hạn mức, thời gian, điều kiện…vay trả cho phù hợp.

- Bảo đảm tiền vay: Việc thẩm định về bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của BIDV và các hướng dẫn.

- Đánh giá toàn diện rủi ro đối với khách hàng (khách quan, chủ quan), rủi ro sản phẩm tín dụng… Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, điều kiện phòng ngừa của khách hàng, của BIDV phù hợp, giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Bước 4 : Phê duyệt cho vay

Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng và đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện của sản phẩm tín dụng, CBQHKHCN lập Báo cáo đề xuất tín dụng và thực hiện như sau:

PQHKHCN hoặc trường hợp cần thiết phải báo cáo Lãnh đạo chi nhánh xem xét, quyết định trước khi thông báo từ chối cho vay tới khách hàng.

Nếu CBQHKHCN đồng ý cấp tín dụng thì trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.

Bước 5: Quyết định cấp tín dụng

Trên cơ sở Báo cáo đề xuất tín dụng của CBQHKHCN kèm theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín dụng. Nếu đồng ý thì sẽ ký “PHÊ DUYỆT ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG”. Nếu không đồng ý cho vay, có ý kiến và chuyển lại cho CBQHKHCN thông báo cho khách hàng.

Người có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng tại Chi nhánh bao gồm: Lãnh đạo Chi nhánh, lãnh đạo PQHKHCN.

Bước 6 : Ký kết các Hợp đồng và thực hiện thủ tục pháp lý

- Soạn thảo, đàm phán các Hợp đồng: Trên cơ sở quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền và Hợp đồng mẫu. CBQHKHCN soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp để trình lãnh đạo PQHKHCN kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền ký Hợp đồng.

- Ký kết các Hợp đồng: Đối với khách hàng, Hợp đồng phải được khách hàng vay hoặc đại diện hợp pháp của Hộ gia đình trực tiếp ký tại Ngân hàng hoặc tại Phòng công chứng theo quy định (nếu có). Đối với Ngân hàng, Hợp đồng do người có thẩm quyền trực tiếp ký.

- Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm: CBQHKHCN cùng với khách hàng thực hiện việc công chứng. chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm đối với Hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng quy định hiện hành của BIDV. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch. CBQHKHCN bàn giao toàn bộ hồ sơ cho PQTTD.

Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay (nhà ở. động sản…). chi nhánh thực hiện các thủ tục bảo đảm dưới đây sau khi đã giải ngân: Sau khi khách hàng hoàn tất các thủ tục bao gồm nộp thuế đất. sổ đỏ. chi nhánh và khách hàng ký bổ sung phụ lục Hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục giao nhận Hồ sơ tài sản bảo đảm (chính là sổ đỏ bao gồm bản gốc các chứng từ).

Bước 7: Giao. nhận hồ sơ và cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS

a. Giao. nhận hồ sơ :Khi hoàn tất các nội dung nêu trên.CBQHKHCN hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng. khoản vay (trong đó 2 bộ hồ sơ sẽ bàn

giao cho PQTTD để phê duyệt. cập nhật thông tin và chuyển cho PGDKHCN để giải ngân; 1 bộ hồ sơ chuyển cho khách hàng), cụ thể:

- Hồ sơ bàn giao cho PQTTD: CBQHKHCN lập Biên bản bàn giao hồ sơ và bàn giao cho PQTTD, trong đó:

+ Hồ sơ để phê duyệt cập nhật thông tin và lưu trữ gồm:

Toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng (trừ Hồ sơ gốc liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng, CBQHKHCN đã bàn giao cho Bộ phận Kho quỹ lưu giữ).

Báo cáo đề xuất tín dụng (01 bản gốc).

Báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng (01 bản gốc).

Phiếu lấy ý kiến phê duyệt rủi ro tín dụng/Biên bản phê duyệt rủi ro tín dụng của Hội đồng tín dụng cơ sở (01 bản gốc).

Quyết định/Công văn chấp thuận cấp tín dụng của Hội sở chính (01 bản gốc). Hợp đồng tín dụng (01 bản gốc).

Hợp đồng bảo đảm tiền vay (01 bản gốc).

Báo cáo thẩm định giá trị tài sản bảo đảm (01 bản gốc).

Giấy đăng ký giao dịch bảo đảm - nếu có (01 bản gốc).

Phiếu nhập kho tài sản cầm cố, thế chấp (01 bản gốc).

Giấy tờ về tài sản bảo đảm (01 bản photo).

Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể (01 bản gốc).

Các loại giấy tờ, tài liệu liên quan khác.

+ Hồ sơ chuyển cho PGDKHCN để giải ngân gồm: Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể (01 bản gốc).

b. Hồ sơ bàn giao cho khách hàng: Hợp đồng tín dụng (1 bản gốc); Hợp đồng bảo đảm tiền vay (1 bản gốc); Bảng kê rút vốn/Hợp đồng tín dụng cụ thể (1 bản gốc); Hồ sơ khác (nếu có).

Sau khi bàn giao hồ sơ cho PQTTD và khách hàng, CBQHKHCN không bắt buộc nhưng có thể lưu một bộ hồ sơ khoản vay (bản photo hoặc file điện tử…) đầy đủ để quản lý và theo dõi khách hàng do mình quản lý.

c. Phê duyệt cập nhật thông tin vào Phân hệ tín dụng hệ thống SIBS:

Trên cơ sở hồ sơ nhận được từ Phòng QHKHCN, lãnh đạo PQTTD phân công CBQTTD căn cứ vào các hồ sơ dưới đây để kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ trước khi cập nhật vào hệ thống.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ, nếu đồng ý thì CBQTTD thực hiện cập nhật thông tin khách hàng, thông tin khoản vay vào hệ thống SIBS theo quy định hiện hành của BIDV.

Sau khi cập nhật thông tin vào hệ thống, CBQTTD chuyển toàn bộ hồ sơ trình lãnh đạo PQTTD và phê duyệt trên Phân hệ tín dụng hệ thống SIBS.

Sau đó CBQTTD chuyển bộ hồ sơ cho PGDKHCN để thực hiện việc giải ngân. Trường hợp sửa đổi, bổ sung thông tin khoản vay (hạn mức vay, thời gian vay). CBQTTD chuyển hồ sơ sửa đổi, bổ sung thông tin khoản vay trình Lãnh đạo Chi nhánh phụ trách QTTD phê duyệt trên Phân hệ tín dụng hệ thống SIBS.

Bước 8 : Giải ngân

Khi nhận hồ sơ giải ngân từ PQTTD.PGDKHCN sẽ thực hiệnviệc giải ngân và lưu Hồ sơ giải ngân theo quy định

Bước 9 : Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay

Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và kiểm soát rủi ro đối với khoản vay. Với nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra trước khi cho vay và trong khi cho vay: trong quá trình xét duyệt cho vay. Chi nhánh thẩm định khách hàng và các điều kiện vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các hồ sơ, giấy tờ liên quan, đảm bảo sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế.

- Kiểm tra sau khi cho vay: Chi nhánh kiểm tra sau giải ngân định kỳ hàng năm về mục đích sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay.

- Chi nhánh có trách nhiệm quản lý tài sản hình thành từ vốn vay bao gồm cả đối với các trường khách hàng thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hình thức thế chấp, cầm cố tài sản khác của khách hàng hoặc của bên thứ ba nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết.

Trường hợp phát hiện khách hàng bán tài sản hình thành từ vốn vay, Chi nhánh yêu cầu khách hàng phải trả nợ trước hạn theo.

Trường hợp khách hàng vay nhu cầu nhà ở với mục đích để ở nhưng khi kiểm tra phát hiện khách hàng không ở, Chi nhánh yêu cầu khách hàng điều chỉnh thời hạn cho vay theo mục đích đầu tư hoặc yêu cầu khách hàng phải trả nợ trước hạn.

- Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc PQHKHCN chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản bảo đảm… hoặc các thông tin cảnh báo của PQLRR thì CBQHKHCN phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung điều chỉnh tín dụng bao gồm: Điều chỉnh hạn mức/số tiền vay; Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ; Điều chỉnh các điều kiện tín dụng: Biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm…; Các điều chỉnh tín dụng khác.

Trình tự, thủ tục thực hiện như xem xét, phê duyệt đối với khoản vay mới, trên cơ sở có xem xét, đơn giản thủ tục.

Trường hợp khách hàng không trả nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn hoặc đúng hạn đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, có Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay. CBQHKHCN hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ bao gồm: Giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Tài liệu chứng minh (nếu có).

CBQHKHCN kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và phân tích hồ sơ, lập Báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trình LĐPQHKHCN xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập vào báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ và quyết định phê duyệt nếu khoản vay nằm trong thẩm quyền phán quyết hoặc trình Lãnh đạo chi nhánh xem xét quyết định theo thẩm quyền (theo nguyên tắc cấp nào có thẩm quyền phê duyệt cho vay thì cấp đó có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ). Các thủ tục sau phê duyệt được thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của BIDV về cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Bước 11: Xử lý thu hồi nợ quá hạn

Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ và không được Chi nhánh xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ. CBQHKHCN chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời phối hợp với PQLRR đề xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng xem xét, quyết định.

CBQHKHCN có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện những nghĩa vụ khác của Khách hàng trong Hợp đồng tín dụng như nghĩa vụ mua bảo hiểm, nghĩa vụ bổ sung tài sản bảo đảm…(nếu có) để đôn đốc khách hàng và bên thứ ba thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

Bước 12: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu vào hồ sơ

- Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKHCN phối hợp với CBQTTD và CBGDKHCN đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.

- Giải toả các Hợp đồng bảo đảm tiền vay: PQHKHCN đầu mối thực hiện giải toả các Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với khách hàng (Tờ trình giải chấp tài sản bảo đảm). Trình tự, thủ tục giải toả thực hiện theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay hiện hành của BIDV.

CBQTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định của BIDV.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỖ TRỢ NHU CẦU NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT & PT HÀ THÀNH (Trang 33 -33 )

×