Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quyết định hình phạt

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 46)

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một nguyên tắc quan trọng và cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nói đến pháp chế là nói đến sự triệt để tuân thủ pháp luật của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân. Có tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định hình phạt thì các nguyên tắc khác của luật hình sự mới được đảm bảo thực hiện.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự.

nghĩa đóng vai trò quan trọng hàng đầu, vi phạm nguyên tắc pháp chế cũng có nghĩa là vi phạm các nguyên tắc khác ở các mức độ khác nhau. Tư tưởng cơ bản bao trùm của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quyết định hình phạt được thể hiện ở chỗ, khi áp dụng hình phạt đối với người bị kết án, tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật hình sự.

Nội dung của nguyên tắc này, trước hết, được thể hiện ở chỗ khi quyết định hình phạt, tòa án phải tuân theo trình tự và các điều kiện áp dụng các loại hình phạt cụ thể và chỉ có thể tuyên những hình phạt, với mức phạt được quy định trong Bộ luật hình sự.

Hình phạt với tính chất là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người bị kết án. Do vậy, việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội phải hết sức chặt chẽ. Tòa án chỉ được phép áp dụng một hình phạt đối với người bị kết án khi hình phạt này được Bộ luật hình sự quy định cho chính tội phạm đó. Trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định cụ thể hệ thống hình phạt chính và hình phạt bổ sung, điều kiện áp dụng hình phạt, quyết định hình phạt, trong Phần các tội phạm của Bộ luật này, cũng đã quy định các cấu thành tội phạm cụ thể với các loại và mức hình phạt tương ứng có thể áp dụng đối với người thực hiện tội phạm.

Nội dung thứ hai của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong khi quyết định hình phạt là tòa án phải tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự về nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng các loại hình phạt, về tổng hợp hình phạt. Theo đó, khi quyết định hình phạt, tòa án phải viện dẫn đầy đủ các căn cứ pháp lý trong bản án, nghĩa là tòa án phải chỉ rõ các điều luật được vận dụng trong phần quyết định của bản án. Tòa án cần phải triệt để tuân thủ khi xác định và lựa chọn loại hình phạt, mức phạt cụ thể cần áp dụng cho người phạm tội. Ngoài ra, Tòa án cũng cần tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…, bởi vì đây là

những quy định có tính chất làm cơ sở pháp lý để Tòa án dựa vào đó quyết định hình phạt cho người phạm tội được chính xác.

Nội dung thứ ba của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là tính hợp lý của quyết định hình phạt. Tính hợp lý thể hiện ở chỗ trong số những phương án giải quyết khác nhau mà luật cho phép, tòa án phải lựa chọn phương án tối ưu nhất, vừa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội, vừa phục vụ yêu cầu chính trị-xã hội trong từng giai đoạn, ở từng địa phương. Do đó, tòa án phải áp dụng đúng các quy định của pháp luật hình sự. Áp dụng đúng không có nghĩa là chỉ áp dụng đúng lời văn các các quy định của pháp luật hình sự mà còn phải hiểu đúng tinh thần lời văn của pháp luật, tìm hiểu các quy phạm pháp luật hình sự theo quan điểm chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, do người thực hiện tội phạm thường gây ra những hậu quả pháp lý nhất định và bị quần chúng nhân dân căm ghét, cho nên khi quyết định hình phạt đối với họ, tòa án phải cân nhắc cả tình hình chính trị, xã hội, kinh tế ở địa phương để quyết định hình phạt cho hợp lý [15, tr. 165].

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)