Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 62 - 65)

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự không được quy định trong các cấu thành tội phạm cụ thể mà được quy định ở phần chung của Bộ luật hình sự.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được cân nhắc khi quyết định hình phạt là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về nhân thân người phạm tội được quy định cụ thể trong luật hoặc quy định cụ thể trong luật nhưng được tòa án cân nhắc với ý nghĩa làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội. Các tình tiết giảm nhẹ đó được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được cân nhắc khi quyết định hình phạt là những tình tiết khác nhau về tội phạm đã thực hiện, về nhân thân người phạm tội được quy định cụ thể trong luật có ý nghĩa làm tăng nặng trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng đó được quy định ở Điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999.

Khi cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối với bị cáo, tòa án phải tuân thủ nghiêm túc quy định có tính nguyên tắc rằng các tình tiết tăng nặng chỉ là những tình tiết được quy định trong luật (điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999), còn các tình tiết giảm nhẹ có thể là những tình tiết được quy định trong luật, cũng có thể là những tình tiết không được quy định cụ thể trong luật nhưng được Tòa án coi là tình tiết giảm nhẹ và cần phải nói rõ lý do và ghi rõ trong bản án.

Những trường hợp phạm tội có các tính chất giảm nhẹ làm cho tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạm tội ít nguy hiểm cho xã hội hơn những trường hợp phạm tội không có các tình tiết đó và trong những điều kiện khác tương đương, việc có các tình tiết giảm nhẹ làm cơ sở để tòa án quyết định loại và mức hình phạt ít nghiêm khắc hơn. Trong một vụ án, nếu có càng nhiều các tình tiết giảm nhẹ, mức độ giảm nhẹ của từng tình tiết càng lớn thì mức độ giảm nhẹ hình phạt càng lớn và trong một số trường hợp, có thể quyết định một hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật hoặc miễn hình phạt.

Ngược lại, những trường hợp phạm tội có các tình tiết tăng nặng làm cho tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạm tội nguy hiểm cho xã hội hơn những trường phạm tội không có tình tiết đó. Và đương nhiên, trong những điều kiện khác giống nhau, việc có các tình tiết tăng nặng đó là một trong những cơ sở để tòa án quyết định một hình phạt nghiêm khắc hơn. Trong một vụ án, số lượng tình tiết tăng nặng càng nhiều, ý nghĩa tăng nặng của từng tình tiết đó càng lớn thì mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm tội càng cao, do đó hình phạt được áp dụng đối với bị cáo càng phải nghiêm khắc [42, tr. 421].

Khi đáng giá, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự tòa án phải ghi cụ thể trong bản án những tình tiết nào được coi là tình tiết giảm nhẹ, những tình tiết nào được cân nhắc với ý nghĩa là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc chỉ ra một cách cụ thể các tình tiết giảm nhẹ

và tăng nặng trong bản án làm cho hình phạt được tuyên có sức thuyết phục, có căn cứ hơn đối với người bị kết án và những người khác, tạo điều kiện cho việc cải tạo, giáo dục người phạm tội, thể hiện tính công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp lý và tính có căn cứ của bản án.

Việc cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trong luật không phải là quyền và nghĩa vụ của tòa án. Nghĩa vụ đó được thể hiện ở chỗ, theo luật, trong mọi trường hợp tòa án phải cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng có trong vụ án cùng với các tình tiết khác để có đầy đủ căn cứ quyết định một hình phạt hợp lý, công bằng, phù hợp với lỗi của bị cáo.

Trong một vụ án, có nhiều tình tiết thu thập được rất đa dạng, phức tạp và mâu thuẫn với nhau có ảnh hưởng khác nhau đến việc quyết định hình phạt. Để có một phán xét và quyết định cụ thể về loại và mức hình phạt cần tuyên, thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải dựa vào ý thức pháp luật của mình để đánh giá ý nghĩa của từng tình tiết ở dạng riêng lẻ và ở dạng tổng thể của chúng. Rõ ràng, ở đây ý thức pháp luật được thể hiện như một trong những căn cứ mà thẩm phán và hội thẩm nhân dân dựa vào đó để đánh giá các tình tiết của vụ án, xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội, các tình tiết chủ quan và khách quan trong phạm vi chế tài tương ứng, chọn và quyết định một loại và mức hình phạt đúng pháp luật, công bằng có khả năng lớn nhất để cải tạo, giáo dục người phạm tội cũng như phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.

Như vậy, các căn cứ quyết định hình phạt là những cơ sở pháp lý được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành mà tòa án phái tuân thủ khi quyết định hình phạt cho người phạm tội, bao gồm: các quy định của Bộ luật hình sự, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Chương 3

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)