Khái niệm quyết định hình phạt

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 38)

Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản, một trong những nội dung của quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Giai đoạn này chiếm vị trí đặc biệt trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Điều đó thể hiện trước hết ở chỗ Tòa án mới có quyền quyết định hình phạt. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 128), Tòa án xét xử những vụ án hình sự (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002). Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định". Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước được Nhà nước giao cho tòa án nhân dân nhân danh Nhà nước quyết định áp dụng với người phạm tội, không một cơ quan nhà nước nào khác ngoài tòa án nhân dân có quyền áp dụng hình phạt. Tòa án lựa chọn loại hình phạt phù hợp với mức hình phạt cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự để áp dụng cho người phạm tội.

Quyết định hình phạt là là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử. Quyết định hình phạt đúng pháp luật, công bằng là tiền đề cho việc đạt được các mục đích của hình phạt: cải tạo và giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung

không đúng pháp luật, không công bằng và không hợp lý thì không thể có khả năng đạt được các mục đích đó. Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tội có đạt được mục đích hay không, hiệu quả của hình phạt đạt được ở mức độ cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào việc quyết định hình phạt. Nếu tòa án coi nhẹ mặt giáo dục, cải tạo, xem hình phạt như là phương tiện chủ yếu để trừng trị người phạm tội thì sẽ dẫn đến việc quyết định hình phạt quá nặng. Trong trường hợp này, người phạm tội luôn luôn mang tư tưởng phải chịu một hình phạt không phù hợp với hậu quả do hành vi phạm tội của mình, gây ra oán hờn và không tin tưởng đối với các cơ quan xét xử và thi hành. Một hình phạt như vậy không thể tạo ra tiền đề và điều kiện thuận lợi cho người phạm tội được cải tạo, giáo dục để hoàn lương trở thành công dân có ích cho xã hội. Còn một hình phạt quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm sẽ làm giảm ý nghĩa phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung, đồng thời nảy sinh ở chính người phạm tội và những người khác có thái độ coi thường pháp luật ; không tạo ra sự tin tưởng, đồng tình cần thiết để giáo dục quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Do vậy, quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn rất quan trọng, một trong những nội dung của quá trình áp dụng pháp luật hình sự do thẩm phán và hội thẩm tiến hành đối với người thực hiện tội phạm theo một trật tự pháp lý nhất định. Nó còn là một dạng hoạt động pháp lý tố tụng hình sự, bởi vì để quyết định hình phạt, tòa án phải dựa vào kết quả của các giai đoạn tố tụng hình sự khác nhau như kết quả hoạt động điều tra, truy tố… và kết quả hoạt động của mình ở giai đoạn xét xử để xác định một loại và một mức hình phạt cụ thể tối ưu nhất trong việc cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Loại và mức hình phạt được quyết định áp dụng đối với bị cáo phải được thể hiện trong bản án buộc tội theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và được công bố một cách công khai khi tuyên án.

Hình phạt do tòa án quyết định tùy thuộc vào các tình tiết cụ thể của vụ án có thể là nghiêm khắc, ít nghiêm khắc hoặc nhẹ nhưng trong mọi trường hợp bao giờ cũng phải bảo đảm đúng pháp luật, công bằng và cá thể hóa. Điều đó có nghĩa, để bảo đảm sự tương xứng khi quyết định hình phạt phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, cân nhắc nhân thân người phạm tội, cân nhắc các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, hình phạt được quyết định đối với bị cáo phải bảo đảm tính xác định, tính lập luận và bắt buộc có lý do.

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm: Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng, một nội dung của quá trình áp dụng pháp luật hình sự thể hiện ở việc tòa án căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ án để lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật theo một thủ tục nhất định áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án buộc tội.

Ngay từ thời kỳ phong kiến, quyết định hình phạt trong đồng phạm đã được đề cập tới. Điều 35 Bộ luật Hồng Đức quy định: "Nhiều người cùng phạm một tội thì lấy người khởi xướng làm đầu, người a tòng được giảm một bậc". Trong trường hợp này, chính phạm vừa là thủ phạm thực tế, vừa là thủ phạm tinh thần vì vậy bị phạt nặng hơn cả. Cũng theo Bộ luật Hồng Đức, người chủ mưu hay thủ phạm về tinh thần thì bị xử ngang bằng với người thủ phạm. Trong một số trường hợp nhất định, người chủ mưu còn bị xử lý nặng hơn người khác (ví dụ Điều 103). Tuy còn ở mức sơ lược, nhưng Bộ luật Hồng Đức đã phân hóa đường lối xử lý với những người đồng phạm. Xét ở thời điểm lịch sử, thì có thể nói đây là tiến bộ lớn nhất của Bộ luật Hồng Đức.

Dưới thời Pháp thuộc, chế định quyết định hình phạt trong đồng phạm được quy định khác nhau ở hai bộ luật của Nam Kỳ và Trung Kỳ. Tại Nam Kỳ, Bộ hình luật Canh Cải năm 1912 không phân loại mức độ trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Trách nhiệm hình sự của những người

hình phạt nào thì người tòng phạm chịu hình phạt ấy. Tại Điều 59 Bộ luật Canh Cải quy định: "Các người tòng phạm trọng tội hay khinh tội đều bị phạt đồng hình với người chính phạm trừ khi luật quy định khác". Như vậy, Hình luật canh cải đã không cá thể hóa hình phạt đối với những người đồng phạm. Hình phạt áp dụng cho những người đồng phạm có tính chất "cào bằng", không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của từng người đồng phạm.

Theo Bộ hình luật Trung Kỳ 1933 tại Trung Kỳ đã có sự phân hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm nhưng còn ở mức đơn giản. Người chính phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc hơn người tòng phạm. Tại Điều 68 Hình luật Trung Kỳ quy định: Khi nào nhiều người đồng can một tội đại hình hoặc trừng trị mà xét rõ là đúng tội thời chiểu theo hướng lệ, quan tòa án phải xét trong những người ấy hoặc một người hoặc nhiều người là chính yếu phạm mà theo tội danh chính yếu phạm còn những người khác thời cho là tùng phạm mà nghĩ xử tội bằng phân nửa tội người chánh yếu phạm trừ ra khi nào luật có quy định riêng ra.

Cách mạng tháng 8 thành công, thời gian đầu sau khi giành được chính quyền, các Tòa án tiến hành quyết định hình phạt trong đồng phạm theo nguyên tắc: "Người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của các tội phạm cũng bị xử phạt như chính phạm" [40]. Nguyên tắc nói trên có hạn chế là không phân hóa trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm. Người tòng phạm cũng bị xử lý giống người chính phạm mặc dù tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau.

Miền Bắc được giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở miền bắc, các văn bản pháp luật hình sự được ban hành thời kỳ này có sự phát triển hơn hẳn so với những văn bản pháp luật hình sự trước đó. Việc quy định chế định quyết định hình

phạt trong trường hợp đồng phạm đã có bước phát triển đáng kể [31, tr. 193], thể hiện:

Thứ nhất, đã có sự phân biệt hình thức đồng phạm khác nhau thì có hình thức xử lý khác nhau (ví dụ: Nghiêm trị đồng phạm có tổ chức để phân biệt với các hình thức đồng phạm khác).

Thứ hai, đã có sự phân biệt giữa các vai trò khác nhau của những người đồng phạm để từ đó đường lối xử lý cũng khác nhau (ví dụ: Nghiêm trị bọn chủ mưu cầm đầu).

Thứ ba, đã có sự phân biệt giữa hành vi oa trữ nếu có sự hứa hẹn trước là hành vi đồng phạm, nếu không có sự hứa hẹn trước thì cấu thành một tội phạm độc lập, từ đó phân hóa đường lối xử lý khác nhau.

Ở miền Nam, Bộ luật hình sự của ngụy quyền Sài Gòn (ban hành ngày 20-12-1972) có quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm nhưng không áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm. Việc quy định như vậy là do ảnh hưởng của tư tưởng Bộ luật hình Canh Cải năm 1912. Tại Điều 103 quy định: "Tòng phạm một trọng tội hay khinh tội sẽ bị xử phạt như chánh phạm, trừ khi nào luật quy định khác".

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội, Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đã đáp ứng kịp thời yêu cầu mới của thực tiễn. Vấn đề quyết định hình phạt trong đồng phạm đã được quy định chính thức trong Bộ luật hình sự năm 1985. Điểm tiến bộ của Bộ luật hình sự năm 1985 so với những văn bản pháp luật hình sự trước đây khi quy định về chế định này là nhà làm luật đã đưa ra các căn cứ quyết định hình phạt. Theo khoản 4 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1985, các căn cứ đó bao gồm:

- Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm.

Ngoài ra, đường lối xử lý đối với những người đồng phạm đã được quy định ở Điều 3 Bộ luật hình sự 1985 - nguyên tắc xử lý tội phạm, đó là "nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy... khoan hồng đối với người tự thú, thật thà khai báo, tố giác đồng bọn, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải".

Nền kinh tế thị trường đã đưa đến những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế xã hội. Bộ luật hình sự 1985 ra đời trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mặc dù được sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn không đáp ứng được trước những đòi hỏi mới của thực tiễn. Trước thực tế đó đòi hỏi phải có bộ luật hình sự mới vừa kế thừa những thành tựu của Bộ luật hình sự năm 1985 vừa kết hợp với những tiến bộ của pháp luật hình sự hiện đại để có khả năng giải quyết được thực tiễn. Bộ luật hình sự năm 1999 đã đáp ứng được cả hai yêu cầu nói trên. Điểm mới của bộ luật này khi quy định về quyết định hình phạt trong đồng phạm là nhà làm luật đã tách khoản 4 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1985 ra khỏi chế định đồng phạm và quy định thành một chế định độc lập trong chương quyết định hình phạt (Điều 53). Quyết định hình phạt trong đồng phạm là một trường hợp đặc biệt của quyết định hình phạt. Việc sắp xếp như vậy là rất hợp lý và theo trình tự logic chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)