Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 50 - 51)

Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt là nguyên tắc chung của luật hình sự, đồng thời cũng là nguyên tắc của quyết định hình phạt. Yêu cầu của nguyên tắc này là mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện và trừng phạt, không bỏ lọt tội phạm.

Cá thể hóa hình phạt là nguyên tắc tất yếu của việc quyết định hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Nguyên tắc này được nhà làm luật thể hiện trước hết ở Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999. Hình phạt được áp dụng đối với những tội nghiêm trọng và ít nghiêm trọng là khác nhau. Người phạm tội nghiêm trọng có thể phải chịu hình phạt tù, còn đối với người phạm tội ít nghiêm trọng có thể áp dụng một trong những hình phạt từ cảnh cáo, phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính), cải tạo không giam giữ cho đến hình phạt tù. Nội dung của cá thể hình phạt cũng được thể hiện ở các điều luật quy định các giai đoạn phạm tội, đồng phạm, hệ thống các hình phạt và các điều kiện áp dụng chúng, cũng như quy định việc quyết định hình phạt đối với một số người phạm tội như người chưa thành niên, người già yếu, phụ nữ có thai.

Do đó, cá thể hóa hình phạt là một trong những nguyên tắc quan trọng của chế định hình phạt và là nguyên tắc đặc thù của quyết định hình phạt. Khi quyết định hình phạt, tòa án phải cân nhắc tất cả các tình tiết có trong vụ án

để đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Nếu tội phạm xảy ra xâm hại tới quan hệ xã hội càng quan trọng thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi đã thực hiện càng lớn và do vậy, tòa án phải quyết định một hình phạt nghiêm khắc hơn (so với trường hợp khác có các tình tiết tương đương). Trong trường hợp tội phạm thực hiện dưới hình thức đồng phạm, khi quyết định hình phạt, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của từng người đồng phạm. Tòa án không chỉ xem xét hình thức phạm tội mà còn phải xem xét giai đoạn phạm tội; xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng; xem xét các tình tiết khác phán ánh tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như tính nguy hiểm của công cụ, phương tiện phạm tội, thủ đoạn phạm tội, hoàn cảnh phạm tội, mức độ lỗi, động cơ, mục đích phạm tội… để từ đó quyết định hình phạt đúng đắn đối với người phạm tội.

Khi quyết định hình phạt, tòa án phải cân nhắc những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội như trình độ học vấn, lối sống, ý thức chính trị, ý thức pháp luật, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Tất nhiên, hình phạt đối với tội phạm luôn luôn là hình phạt đối với các hành vi phạm tội đã thực hiện, chứ không phải nhân thân người phạm tội [15, tr. 167]. Xem xét nhân thân người phạm tội để phục vụ cho việc cá thể hóa hình phạt đối với tội phạm, xem xét những đặc điểm nhất định có ảnh hưởng tới tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)