Nhân thân ngƣời phạm tộ

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 60)

Dưới góc độ khoa học luật hình sự, nhân thân người phạm tội được nghiên cứu với tính chất là một căn cứ khi quyết định hình phạt. Căn cứ này đòi hỏi Tòa án khi quyết định hình phạt phải xác định loại và mức hình phạt cụ thể không chỉ tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà còn phù hợp với những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội để bảo đảm hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng trị và giáo dục cải tạo người phạm tội. Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội để quyết định hình phạt là một trong những biểu hiện nhân đạo, công bằng và cá thể hóa hình phạt được thể hiện rõ trong luật hình sự nước ta và được thực tiễn xét xử ghi nhận và áp dụng [40, tr. 142; 145].

Cân nhắc nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt không có nghĩa là chỉ cân nhắc nhân thân nói chung mà cân nhắc những đặc điểm nhất định liên quan đến mục đích hình phạt [38, tr. 80-81]. Cụ thể, để xác định những đặc điểm nào thuộc về nhân thân người phạm tội, khi xem xét, cân nhắc để quyết định hình phạt, cần phải dựa vào hai tiêu chí cơ bản sau: một , những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan trực tiếp đến tội phạm, đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hai , những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan đến việc

đạt được mục đích của hình phạt, đến khả năng cải tạo và giáo dục người phạm tội [15, tr. 171-172].

Như vậy, dựa vào hai tiêu chí trên, có thể xác định được những đặc điểm về nhân thân người phạm tội như sau:

Thứ nhất, những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đây là những đặc điểm mà khi có ở người phạm tội thì làm tăng hoặc giảm mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Những đặc điểm này được luật quy định thành những tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như: phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự; tái phạm hay tái phạm nguy hiểm; là người chưa thành niên phạm tội hoặc người đã thành niên… Tòa án phải cân nhắc những tình tiết thuộc nhóm này khi quyết định hình phạt.

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Đây là đặc điểm có liên quan đến việc đạt được mục đích của hình phạt. Cân nhắc những đặc điểm này đảm bảo cho tòa án lựa chọn được hình phạt cụ thể cho người phạm tội sao cho tạo khả năng lớn nhất để đạt được mục đích của hình phạt. Những đặc điểm này bao gồm: thành phần xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, thái độ tự thú hoặc hối cải; lập công chuộc tội hay có thái độ ngoan cố…

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ. Cân nhắc những đặc điểm này để quyết định hình phạt giúp cho tòa án lựa chọn được loại hình phạt cụ thể sao cho loại hình phạt đó có tính thực tế, tính khả thi, phù hợp với các quy định của luật hình sự và tạo điều kiện, khả năng lớn nhất để đạt được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội. Những đặc điểm này bao gồm: những người mắc bệnh hiểm nghèo,

người già yếu, phụ nữ có thai hay đang nuôi con nhỏ, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…

Những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có liên quan đến các đối tượng thuộc các chính sách ưu đãi của xã hội của Đảng và Nhà nước. Việc cân nhắc những đặc điểm thuộc nhóm này khi quyết định hình phạt giúp cho tòa án lựa chọn được loại và mức hình phạt cụ thể, chính xác và cũng không ngoài mục đích nhằm đạt được các mục đích của hình phạt. Những đặc điểm này bao gồm: người phạm tội thuộc dân tộc thiểu số ít người; người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ; gia đình có công với cách mạng, những người có chức sắc trong tôn giáo…[40, tr. 55]

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt trong đồng phạm (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)