VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT 2.2.1 Thực tiễn áp dụng các quy phạm của bộ luật hình sự Việt

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 73)

b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT 2.2.1 Thực tiễn áp dụng các quy phạm của bộ luật hình sự Việt

2.2.1. Thực tiễn áp dụng các quy phạm của bộ luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội

Sau pháp điển hóa lần thứ nhất BLHS Việt Nam năm 1999 là bước đánh dấu quan trọng trong lĩnh vực lập pháp của Nhà nước ta, các quy định của pháp luật hình sự đang dần đi vào thực tế đời sống xã hội, trong đó có quy định về lĩnh vực QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, hình thức thể hiện của tội phạm rất đa dạng, phong phú, nên để tiến hành thực hiện hành vi phạm tội người đó phải tiến hành các giai đoạn chuẩn công cụ phương tiện và các điều kiện thuận lợi để chuẩn bị thực hiện tội phạm. Ở mỗi giai đoạn tội phạm khác nhau, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khác nhau và đều phải chịu TNHS với mức độ nhất định tương xứng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Ví dụ: Nguyễn Văn A có hành vi chuẩn bị súng tự tạo để giết B vì A hỏi vay tiền nhưng B không cho, hoàn thiện xong súng tự tạo thì bị người nhà phát hiện, phân tích và khuyên can nên Nguyễn Văn A không tiến thành thực hiện hành vi giết B như đã định.

Nếu cơ quan chức năng phát hiện hoặc có người có chứng cứ đầy đủ về hành vi chuẩn bị phạm tội của A và A bị đưa ra xét xử, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên phạt A về tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội (được ghi cụ thể trong bản án).

Theo quy định tại Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999 :"Nếu tù có thời hạn thì mức phạt tù không quá 1/2 mà điều luật quy định" [30], việc quy định này nhằm mục đích để hình phạt không quá nặng hoặc quá nhẹ đối với hành vi chuẩn bị phạm tội. Khi xét xử Tòa án phải dựa vào các tình tiết khác và các điều luật có liên quan để ra bản án cuối cùng có căn cứ và đúng pháp luật.

Qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng: Số lượng các vụ án ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội được truy tố và đưa ra xét xử là không nhiều, chiếm tỷ rất nhỏ. Mặc dù phần lớn các tội phạm đều có hành vi chuẩn bị phạm tội. Điều này, được hiểu là: "Trường hợp một người tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện tội phạm" [50, tr. 128]. So với phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành thì tính chất mức độ nguy hiểm ít hơn, hậu quả chưa xảy ra, chưa xâm hại tới khách thể của luật hình sự bảo vệ. Việc quy định tại Điều 17 và Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999, trong tình hình thực tế hiện nay chỉ mang tính chất răn đe, giáo dục cho những phần tử xấu trong xã hội. Tuy vây, việc quy định các chế định này áp dụng đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội thể hiện sự lên án của Nhà nước ta đối với những hành vi do họ thực hiện, đồng thời, áp dụng nghiêm chỉnh chính sách phân hóa TNHS.

Ví dụ: Nguyễn Văn Long và Ngô Mạnh Tài cùng nhau bàn bạc mua dây thừng và kìm cộng lực để đột nhập vào nhà dân lấy tài sản mang bán lấy

tiền tiêu sài và hút trích, vừa mua được các phương tiện như tính toán thì bị lực lượng công an địa phương đã khoanh vùng các đối tượng khả nghi đang cư trú tại địa phương. Đồng thời tổ chức theo dõi và đã bắt được các đối tượng này về trụ sở công an để làm rõ. Khi xét xử Tòa án nêu rõ trong bản án của Long và Tài về hành vi trộm cắp tài sản trong trường hợp chuẩn bị phạm tội.

Nội dung quy định ở trên thấy rằng đã giới hạn tối đa hình phạt (không quá 1/2 mức hình phạt quy định), việc quy định này tránh việc Tòa án tuyên hình phạt quá nặng hoặc quá nhẹ cho bị cáo. Tuy nhiên, cách thức quy định của nhà làm luật như trên sẽ dẫn tới nhiều cách hiểu khác nhau khiến cho việc QĐHP ở mỗi Tòa án là khác nhau.

Qua thực tiễn xét xử trong hơn mười năm qua (2000 - 2011) chúng tôi nhận thấy rằng, hầu hết các hành vi chuẩn bị phạm tội đối với các loại tội phạm với tính chất mức độ rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng về mặt khách quan đã biểu lộ ý trí, hành vi ra bên ngoài thì mới xem xét và bị truy cứu TNHS.

Các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi chuẩn bị truyền đơn, tài liệu chống phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân… tất cả các hành vi này dù chưa hoàn thành tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều bị xét xử là tội phạm ở giai đoạn hoàn thành, không được xem xét là trường hợp chuẩn bị phạm tội (loại tội phạm cấu thành về mặt hình thức).

Mặc khác, pháp luật hình sự Việt Nam không truy cứu TNHS đối với các hành vi và ý định phạm tội chưa thể hiện ra bên ngoài, nên không đặt ra trường hợp phạm tội. Điều này, thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta là phải đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, thiếu một trong các yếu tố cấu thành tội phạm thì không bị truy cứu TNHS. Khi xem xét hành vi chuẩn bị phạm tội có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm khác thì Tòa án QĐHP đối với hành vi tội phạm hoàn thành đó.

Từ khi có BLHS Việt Nam năm 1985 và đến BLHS Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/06/2009) đi vào thực tiễn đời sống, thực

tiễn cho thấy, thông thường trong các giai đoạn tố tụng hình sự, các hành vi chuẩn bị phạm tội thường ít được phát hiện, ít được đưa ra xét xử so với tội phạm chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Đặc biệt, qua tham khảo về số liệu của một số Tòa án ở địa phương như tỉnh Thái Bình, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Yên Bái cho thấy số lượng về các vụ việc đưa ra xét xử đối với các tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội chiếm tỷ lệ 0.01% trong tổng số các vụ án được thụ lý và đưa ra xét xử.

Con số trên đây là rất nhỏ, phần đa các vụ án đưa ra xét xử trong trường hợp chuẩn bị phạm tội thường nằm trong các vụ án đồng phạm, hoặc người chuẩn bị phạm tội tham gia đồng phạm với người thực hiện tội phạm nên bị phát hiện trong quá trình điều tra và bị đưa ra xét xử.

Như vậy, truy cứu TNHS, QĐHP cho trường hợp chuẩn bị phạm tội với diễn biến phức tạp của tội phạm và các tổ chức tội phạm trong xã hội hiện nay là rất cần thiết. Thực tiễn đã cho thấy, có các tình huống phức tạp, thậm chí rất khó phân biệt được truờng hợp chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm. Với tính chất là giai đoạn đầu tiên của quá trình thực hiện tội phạm, chuẩn bị phạm tội sẽ là động cơ và mục đích để việc thực hiện tội phạm đạt được kết quả tốt hơn. Vì vây, không đặt trường hợp chuẩn bị phạm tội và truờng hợp phạm tội chưa đạt nằm ngoài pháp luật là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, khi xét xử Tòa án cần xem xét một cách có căn cứ và đúng pháp luật để không bỏ lọt tội phạm, quyết định cho các trường hợp phạm tội này có giá trị mang tính chất răn đe và giáo dục có hiệu quả trong xã hội.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)