b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt
3.2.2. Nội dung sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tộ
về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Dựa trên cơ sở khoa học luật hình sự về những nội hàm liên quan đến các hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt để có cơ sở phân tích, đánh giá, làm rõ về các quy phạm pháp luật hình sự trong việc QĐHP cho các trường hợp này. Thực ra bản chất của hành vi (theo cách gọi của GS. TSKH. Lê Cảm) "là trường hợp hoạt động phạm tội sơ bộ" [7]. Là thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mong muốn hậu quả xảy ra, nhưng không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội. Tuy hậu quả chưa xảy ra là nằm ngoài mong muốn của người phạm tội, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội chưa đạt đó. Việc quy định TNHS, QĐHP cho các trường hợp nêu trên là cần thiết.
Theo quan điểm của chúng tôi, việc quy định ở Điều 17, Điều 18, và Điều 52 BLHS như hiện nay, đã đáp ứng những đòi hỏi cần thiết trong bối cảnh xã hội với nhiều loại tội phạm phức tạp và đa dạng, không chỉ có tội phạm hoàn thành mà cả những tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, qui định TNHS, QĐHP cho hành vi phạm tội trên, để phục vụ cho việc ngăn ngừa tội phạm, giáo dục phòng ngừa chung trong xã hội.
Tuy nhiên, sau hai lần pháp điển hóa BLHS Việt Nam năm 1999 cho đến nay mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung một số điều và có hiệu lực từ ngày
01/01/2010, song những quy phạm về QĐHP trong truờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt rất đáng tiếc vẫn chưa được các nhà làm luật quan tâm chú trọng sửa đổi. Vì vậy, chúng tôi đưa ra một số kiến giải sửa đổi, bổ sung những nội dung theo đánh giá của chúng tôi cũng như các nhà nghiên cứu lập pháp cho rằng còn nhiều điểm chưa phù hợp, chưa thống nhất áp dụng trong các Tòa án, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các nhà nghiên cứu lập pháp cần phải bổ sung vào BLHS hiện hành một cách khái quát và cơ bản về các trường hợp: Chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt; tự ý nửa trừng chấm rứt việc phạm tội; phạm tội hoàn thành; phạm tội chưa đạt chưa đạt chưa hoàn thành; phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Bởi lẽ, để có sự phân hóa TNHS rõ ràng đối với các hành vi khác nhau nêu trên thì Tòa án mới có cơ sở, có căn cứ QĐHP đúng pháp luật. Bảo đảm sự công bằng pháp lý đầy đủ trên các phương diện, tránh được sự quy chụp vào các hành vi na ná giống nhau, nhưng nội hàm bản chất khác nhau như các hành vi nêu trên.
Cụ thể, Điều 18 BLHS nên sửa như sau: "Phạm tội chưa đạt là hành vi
cố ý thực hiện tội phạm nhưng tội phạm đã không được thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội" [6, tr. 452].
Thứ hai, bổ sung vào khoản 1 Điều 52 BLHS nội dung sau: "điểm b, khung hình phạt áp dụng đối với phạm tội chưa đạt là khung mà hành vi phạm tội thỏa mãn có thể là khung cơ bản, khung tăng nặng hay khung giảm nhẹ. Đối với chuẩn bị phạm tội, khung hình phạt được áp dụng là khung cơ bản" [41, tr. 4].
Thứ ba, khoản 2 và khoản 3 Điều 52 BLHS theo quan điểm của chúng tôi để tránh sự vận dụng các quy phạm pháp luật gây ra những hiểu nhầm, thiếu thống nhất trong các Tòa án khác nhau như việc quy định (không quá 1/2 hoặc không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định), mà nên quy định
là không quá 1/2 hoặc không quá 3/4 mức phạt tù cao nhất của điều luật tương ứng quy định. Như đã phân tích ở trên, việc quy định chung chung dẫn
tới việc áp dụng không thống nhất khung hình phạt cao nhất hay thấp nhất, hay chia trung bình chung giữa mức cao nhất và thấp nhất của khung hình phạt. Bởi vì, hình phạt bao giờ cũng có khung cơ bản, khung tăng nặng và khung giảm nhẹ.
Có thể bổ sung vào khoản 3 Điều 52 BLHS như sau: "Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt nằm trong giới hạn ba phần tư mức tối thiểu và không quá ba phần tư mức tối đa của khung hình phạt mà điều luật tương ứng qui định". Qui định này, bảo đảm được sự công bằng trong QĐHP đối với người phạm tội. Khi người phạm tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ TNHS thì Tòa án áp dụng khung hình phạt trong biên độ dao động nhỏ, nên sẽ bảo đảm tính chính xác cao, trong các QĐHP của Tòa án.
Thứ tư, không nên quy định QĐHP cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, bởi vì thực tế hậu quả chưa xảy ra, tính chất mức độ không nghiêm trọng so với các tội phạm hoàn thành khác. Quy định này, rõ ràng có tính chất nghiêm khắc quá của pháp luật hình sự đối với hành vi phạm tội chưa đạt. QĐHP tù chung thân hoặc tử hình đối với các "trường hợp đặc biệt nghiêm trọng", tuy nhiên các nhà làm luật không đưa ra định nghĩa pháp lý về trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Điều này, gây nên những hiểu lầm khi QĐHP đối với các Tòa án khác nhau, khi áp dụng vào khoản 3, Điều 52 BLHS hiện hành. Do đó, vẫn còn câu hỏi bỏ ngỏ cho các nhà lập pháp hình sự là: "thế nào là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng", điều này, cần qui định cụ thể trong BLHS hiện hành.
Việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm trong trường hợp phạm tội chưa đạt sẽ phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta, phù hợp với xu hướng chung của thế giới là hạn chế bớt hình phạt tử hình.
Thực tiễn xét xử trong hơn mười năm qua (từ năm 2000 - 2011) cũng cho thấy rằng, các Tòa án chưa áp dụng mức hình phạt tử hình cho các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Xét thấy những hành vi phạm tội trong các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt ít nghiêm trọng hơn so với tội phạm hoàn thành. Nên chăng, không cần đưa vào điều luật về việc áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình.
Chúng tôi đồng tình với nhận xét của TS. Dương Tuyết Miên như sau: ''Vận dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam, chúng tôi cho rằng đối với những tội phạm có tính nguy hiểm cao độ (những tội điều luật qui định có áp dụng tử hình) thì hành vi chuẩn phạm tội phải chịu trách nhiệm và nhà làm luật sẽ qui định loại và mức hình phạt trong khung giảm nhẹ của điều đó" [25, tr. 137]. Tuy nhiên, không phải điều luật nào cũng định ra mức hình phạt cụ thể như nhận xét của tác giả đã đưa ra, mà chỉ nên quy định ở những tội phạm có tính chất nguy hiểm cao. Ví dụ: Như các tội như giết người (Điều 93), tội phản bội Tổ quốc....
Một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, thì qui định mức hình phạt cụ thể trong các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt "Người nào chuẩn bị hoặc bày mưu tính kế thực hiện một trong các nói tại các Điều 81, 82 thì bị phạt tù có lao động bắt buộc từ 1 năm đến 5 năm" [1, Điều 88].
Thứ năm, nên thu hẹp phạm vi xử lý về hình sự đối với tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt đối với những hành vi ít nghiêm trọng và những loại tội phạm về kinh tế, các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Thứ sáu, nên bổ sung thêm tại Phần chung của BLHS về nội dung "Cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội chưa đạt" theo quan điểm của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, chúng tôi cũng đồng tình với nội dung sửa đổi này, mặt hạn chế của việc bổ sung nội dung trên là ở một góc độ nào đó chưa cụ thể hóa được TNHS. Bởi vì, bản thân nội hàm khái niệm pháp lý này còn trừu tượng và
trong mỗi tội phạm cụ thể đã có cấu thành tội phạm cụ thể, Điều 8 BLHS Việt Nam hiện hành đã nêu cụ thể về khái niệm tội phạm.