Các quy phạm quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tộ

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 49)

b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

2.1.1. Các quy phạm quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tộ

THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. CÁC QUY PHẠM VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

2.1.1. Các quy phạm quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội bị phạm tội

Nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, những nội dung này được thể hiện trong các Điều 17 và khoản 2 Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo chúng tôi, những nội dung trong các điều luật là những căn cứ là dấu hiệu cho việc QĐHP của Tòa án đối với những người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm phạm tội. Có thể nói, nội hàm khái niệm chuẩn bị phạm tội được nêu trên là khái niệm chuẩn xác: "Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm" [28].

Đối chiếu các quy định tại Điều 15 BLHS Việt Nam năm 1985 và các Điều 17, Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999, chúng tôi thấy rằng những quy định ở BLHS hiện hành, đưa ra cụ thể và rõ ràng hơn so với các quy định trước đây, bởi lẽ, điều này thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật Việt Nam. Bên cạnh đó còn được thể hiện trong các quy định của Bộ luật hiện hành, nội dung cụ thể về chế định phạm tội chưa đạt đã mang tính cụ thể hơn và chính xác hơn về mặt khoa học cũng như chặt chẽ về mặt lập pháp.

BLHS hiện hành đã tách riêng hành vi phạm tội chưa đạt thành điều riêng là Điều 17 và (khoản 2 Điều 52 BLHS). Trong khi đó BLHS năm 1985 quy định chung về hành vi chuẩn bị phạm tội, và QĐHP trong một điều luật (Điều 15 BLHS), rõ ràng cho thấy sự chưa phù hợp về kỹ thuật lập pháp, chưa kể gây ra khó khăn cho việc áp dụng vào thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cụ thể.

Theo quy định tại Phần chung BLHS hiện hành, việc chuẩn bị phạm tội chưa trực tiếp tác động tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, chưa trực tiếp gây nguy hại cho khách thể của luật hình sự nhưng đây là giai đoạn đầu tiên và là tiền đề, là điều kiện cho việc thực hiện hành vi phạm tội được diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ, rút ngắn thời gian thực hiện hành vi phạm tội nhanh nhất vì:

- Chuẩn bị phạm tội càng chu đáo bao nhiêu, cẩn trọng trong tính toán thực hiện tội phạm, thì khả năng và kết quả thực hiện tội phạm càng lớn. Nếu chuẩn bị phạm tội lơ là thì thì khả năng thực hiện ý định phạm tội ít, mục đích đạt được (gây hại) thấp.

- Pháp luật hình sự Việt Nam không truy cứu TNHS đối với người có ý định phạm tội, nếu như ý định đó chưa thể hiện ra bên ngoài khách quan, bằng hành vi và ý định phạm tội cụ thể. Vậy, việc chuẩn bị phạm tội là việc chuẩn bị về vật chất và tinh thần như: Tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện, tìm đồng bọn, vạch kế hoạch phạm tội, cổ vũ động viên khích lệ tinh thần trước khi thực hiện tội phạm.

Từ sự phân tích ở trên, có thể nói, đối với mỗi tội phạm khác nhau, việc chuẩn bị công cụ phương tiện chuẩn bị phạm tội là khác nhau. Qua thực tiễn điều tra, xét xử cho thấy, trong trường hợp chuẩn bị thực hiện phạm tội hết sức đa dạng, không tội phạm nào giống tội phạm nào và chỉ tồn tại đối với những tội phạm cố ý. pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của một số nước cũng có những điểm chung nêu trên: Trong khoa học hình sự của Liên bang Nga, các giai đoạn thực hiện tội phạm là giai đoạn chuẩn bị phạm

tội, phạm tội trực tiếp cố ý. Hay giai đoạn thực hiện tội phạm là giai đoạn nhất định của việc chuẩn bị chuẩn bị và thực hiện tội phạm một cách cố ý.

Còn các quan điểm của các luật gia Việt Nam, tuy có nhiều cách thể hiện khác nhau, song tựu trung lại cơ bản đề thống nhất cho rằng: Các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành, gọi chung là giai đoạn thực hiện tội phạm. Điều hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ, cho thấy rõ ràng hành vi thực hiện tội phạm là hành vi thống nhất giữa mặt khách quan và chủ quan của người thực hiện tội phạm.

Như vậy, sự thể hiện nội dung trên, được thông qua hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ phương tiện thực hiện tội phạm cũng như tìm kiếm những người đồng phạm cấu kết với nhau hoặc cố ý tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm, tuy nhiên, tội phạm đó đã không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Về cơ bản có các dạng của hành vi chuẩn bị phạm tội như sau:

- Tìm kiếm công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm: Là hành vi của người chuẩn bị tội phạm thể hiện bằng dấu hiệu khách quan như mua sắm, mượn hay bằng bất kỳ con đường nào khác để có công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm. Hành vi tìm kiếm công cụ phạm tội có thể hợp pháp hay không hợp pháp

Ví dụ: Hành vi của chiến sĩ cảnh vệ mang súng về nhà để thực hiện hành vi trả thù cho người hàng xóm thường xuyên đánh trộm cá ở ao nhà mình đã nhiều lần nhắc nhở và cảnh cáo nhưng người đó vẫn không dừng hành vi đánh trộm cá.

- Sửa soạn công cụ phương tiện thực hiện tội phạm: Đây là hành vi của người chuẩn bị tội phạm bằng việc chế tạo, sửa chữa, làm mới, thay thế hình dạng kích thước của công cụ, phương tiện giúp cho việc thực hiên tội phạm hay che giấu tội phạm…

- Cố ý tạo ra các điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm: Là hành vi tổ chức các băng nhóm tội phạm, soạn thảo kế hoạch, nghiên cứu địa điểm phạm tội, thời gian, lộ trình, quy luật đi lại của nạn nhân để tạo ra những điều kiện khách quan dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm có kết quả như mong muốn và ý trí đã vạch ra ban đầu. Hình thức chuẩn bị phạm tội này khác với hai hình thức chuẩn bị phạm tội được nêu ra ở trên.

Từ những phân tích trên đây, về hành vi chuẩn bị phạm tội, với tính chất mức độ và hành vi chuẩn bị phạm tội là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, do đó phải chịu TNHS về hành vi thực hiện. Khi QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cần phải nghiên cứu cụ thể những nội dung của quy định này, để thấy rõ hành vi nguy hiểm cho xã hội, có những phán quyết có căn cứ và đúng pháp luật.

Ngoài ra, do tính chất đặc thù riêng, nên Điều 52 BLHS hiện hành quy định TNHS trong trường hợp này nhẹ hơn so với trường hợp phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. "Người phạm tội mới chỉ có hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm, nhưng chưa thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm" [24, tr. 34]. Xu hướng hiện nay, nhìn chung quan điểm này của tác giả cũng đồng nhất với nhiều quan điểm khác về bản chất pháp lý khi QĐHP cho hành vi chuẩn bị phạm tội, nếu chỉ có hành vi chuẩn bị phạm tội thì chưa thể gây ra nguy hiểm gì nghiêm trọng cho xã hội được luật hình sự bảo vệ. Rất có lý, khi khoản 2 Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định: Khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội áp dụng cho các trường hợp điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt quy định không quá 20 năm tù (mức tối đa). Nếu tù có thời hạn mức hình phạt không quá 1/2 (mức tối đa) mức phạt tù mà điều luật quy định.

Trên cơ sở thống kê toàn bộ tội phạm trong BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành của tác giả Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn (chưa được sửa đổi,

bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ngày 19/6/2009 của Quốc hội) nhận thấy sự phân loại hình phạt cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê các loại tội phạm theo BLHS Việt Nam năm 1999

Loại hình phạt

Số

điều luật Gồm những điều luật cụ thể

Tù có thời hạn 264 78, 79, 80, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 87, 88, 89, 90, 91, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 123, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 123, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147, 148, 149, 150, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 161, 162, 163, 164, 165, 166, 167, 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178, 179, 180, 181, 182, 183, 184, 185, 186, 187, 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200,201, 203, 204, 205, 206, 207, 208, 209, 210, 211, 212, 213, 214, 215, 216, 217, 218, 219, 220, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 227, 228, 229, 230, 231, 232, 233, 234, 235, 236, 237, 238, 239, 240, 241, 242, 243, 244, 245, 246, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 257, 258, 259, 260, 261, 262, 263, 264, 265, 266, 267, 268, 269, 270, 271, 272, 273, 274, 275, 276, 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 286, 287, 288, 289, 290, 291, 293, 294, 295, 296, 297, 298, 299, 300, 301, 302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319, 320, 321, 322, 324, 325, 326, 327, 328, 329, 330, 331, 332, 333, 334, 335, 336, 337, 338, 339, 340, 341, 342, 343, 344. Tù chung thân 56 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85, 90, 91, 93, 104, 111, 112, 114, 118, 120, 133, 134, 136, 137, 138, 139, 140, 143, 153, 157, 180, 193, 194, 195, 197, 200, 201, 206, 221, 230, 231, 232, 236, 238, 254, 278, 279, 280, 283, 289, 316, 322, 323, 324, 334, 341, 342, 343, 344. Tử hình 29 78, 79, 80, 82, 83, 84, 85, 93, 111, 112, 133, 139, 153, 157, 180, 193, 194, 197, 221, 231, 278, 279, 289, 316, 322, 334, 341, 342, 343. Nguồn: [14].

Tóm lại, BLHS Việt Nam năm 1999 quy định việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội theo điều luật là phù hợp, bởi lẽ, Tòa án xem xét các căn cứ, tình tiết cụ thể của vụ án, để ra quyết định hình phạt trong trường hợp giảm nhẹ đặc biệt đối so với các trường hợp phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành, theo các điều tương ứng của BLHS. Tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mức độ thực hiện ý định phạm tội và các tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được tới cùng. Mức cao nhất của khung hình phạt tù chung thân, tử hình thì không quá 20 năm tù; tù có thời hạn không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Như vậy, QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm cần phải xác định rõ bản chất hành vi chuẩn bị phạm tội, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội bằng những định lượng chính xác, để có QĐHP có căn cứ, công bằng đối với người phạm tội.

Nghiên cứu về QĐHP là giai đoạn quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng là một mắt xích quan trọng nên không nằm ngoài các quy định QĐHP nói chung.

Điều kiện QĐHP với hành vi chuẩn bị phạm tội: Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, quy định các điều kiện TNHS đối với tội phạm nói chung, và tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là giống nhau. Vì, giữa những quy định mang tính nguyên tắc ở Phần chung bao giờ cũng bao trùm bổ sung cho các quy định ở Phần các tội phạm. Chúng tôi cho rằng, hành vi chuẩn bị phạm tội cũng có một số điều kiện sau đây là căn cứ để truy cứu TNHS và QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội.

Một là, khi QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội người đó phải có năng lực TNHS, là chủ thể của TNHS. Người có hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện gây nguy hiểm cho xã hội hay quan hệ bình thường của xã hội. Người đó có khả năng nhận thức đầy đủ tính chất pháp lý của hành vi do mình thực hiện hay có khả năng điều khiển được hành vi của mình.

Hai là, người chuẩn bị phạm tội phải đủ tuổi chịu TNHS do luật hình sự quy định.

Ba là, tại thời điểm thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội thì người đó phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi do mình thực hiện. Người đó biết hành vi chuẩn bị công cụ phương tiện, tinh thần và vật chất là bàn đạp và điều kiện tốt cho việc thực hiện tội phạm.

Bốn là, hành vi chuẩn bị phạm tội đã thể hiện ra bên ngoài khách quan, là hành vi chuẩn bị phạm tội cho những tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Năm là, người chuẩn bị phạm tội phải có lỗi cố ý trong việc chuẩn bị phạm tội. Ý chí bên trong và ý chí bên ngoài có sự thống nhất với nhau, được thể hiện ra bên ngoài khách quan và đe dọa nguy hiểm cho xã hội.

Sáu là, hành vi chuẩn bị phạm tội đối với những tội được quy định trong BLHS, xâm hại tới khách thể được luật hình sự bảo vệ.

Như vậy, trên đây là các điều kiện để truy cứu TNHS đối với người chuẩn bị phạm tội, trên cơ sở này, cơ quan tiến hành tố tụng là Tòa án ra QĐHP có căn cứ, đúng pháp luật đối với hành vi chuẩn bị phạm tội.

Bên cạnh đó, mục đích căn cứ vào quy định ở Phần chung của BLHS hiện hành để xác định hành vi chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội, tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, mức độ thể hiện ý định phạm tội tới cùng và cơ sở để truy cứu TNHS cho hành vi chuẩn bị phạm tội này. Đặc biệt, đối với Phần các tội phạm là cơ sở là thước đo để xác định mức hình phạt cho tội phạm tương ứng. Trên cơ sở này, có thể đưa ra sơ đồ khi QĐHP cho giai đoạn chuẩn bị phạm tội như sau:

Xem xét quy định Phần chung  Xem xét quy phạm ở Phần các tội phạm  Xác định loại tội phạm  Xác định loại hình phạt  Xác định mức hình phạt  QĐHP.

Theo quy định tại Điều 52 BLHS hiện hành: "Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt tù không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định" [31]. Theo quan điểm của chúng tôi ở đây đưa ra giới hạn tối đa hình phạt Tòa án áp dụng. Việc quy định này về mặt tích cực đã giới hạn, nhằm mục đích tránh việc QĐHP quá nặng với hành vi chuẩn bị phạm tội, bởi lẽ, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn với tội phạm chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Ngoài ra, phải căn cứ vào các tình tiết khác để quy định hình phạt thấp nhất phù hợp với hành vi chuẩn bị phạm tội. Như vậy, quy định trên gây nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn áp dụng của các Tòa án, tác giả sẽ trình bày ở rõ hơn ở phần sau.

Có thể nhận thấy, để có QĐHP hợp lý cần có sự phân biệt tính chất mức độ nguy hiểm giữa hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)