b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt
1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự năm
khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự năm 1985
Sự kiện Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công đánh dấu một bước quan trọng về mọi mặt của Nhà nước ta, trong đó pháp luật giai đoạn này cũng đánh dấu một thời kỳ mới. Thời gian này, bước đầu Nhà nước mới thành lập đã cho ra đời các qui định, pháp luật nhằm bảo vệ và duy trì ổn định một Nhà nước còn non trẻ, mang tính sáng tạo, nhân văn và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong hàng loạt các qui định pháp luật thì các quy định về pháp luật hình sự cũng được Nhà nước non trẻ này quan tâm chú trọng ngay từ đầu.
Nghiên cứu lịch sử cho thấy, từ năm 1946 đến năm 1954 chúng ta phải đương đầu với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sau đó lại trải những năm dài gian khổ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cả nước ra trận, miền Bắc độc lập, tập trung cho miền Nam kháng chiến chống Mỹ. Một nửa đất nước độc lập, xây dựng xã hội mới không thể thiếu pháp luật. Trước tình hình đó, xã hội có nhiều diễn biến hết sức phức tạp với các loại tội phạm nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam thời kỳ đầu còn non yếu về kinh tế, chính trị, pháp luật. Các tội gián điệp, mật vụ, chỉ điểm, tội trốn đi nước ngoài để chống phá Nhà nước Việt Nam còn non trẻ trong trứng nước. Bên cạnh đó nhóm tội phạm về xâm phạm sở hữu, tội phạm về kinh tế, xâm phạm về các trật tự công cộng, các tội trộm cắp, cướp của giết người hiếp dâm cũng diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh đất nước vừa có chiến tranh vừa hòa bình thì không thể có điều kiện xây dựng BLHS điều chỉnh đầy đủ các hành vi xâm phạm nói trên được. Đặc biệt là các quy phạm về tội phạm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt một cách đầy đủ toàn diện như BLHS Việt Nam năm 1985 và BLHS Việt Nam năm 1999 sau này. Pháp luật trong giai đoạn này cũng đề cập tới trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong các các tội phạm cụ thể, để Tòa án có căn cứ QĐHP khi xét xử các tội phạm xâm phạm tới các khách thể được Nhà nước bảo vệ, tiêu biểu như các quy định sau: Sắc lệnh số 02/SLT ngày 18/06/1957 quy định về một trong những trường hợp khẩn mà cơ quan Công an có thể bắt giữ trước khi có lệnh viết của cơ quan Tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc của Tòa án binh khi có hành vi chuẩn bị làm việc phạm pháp, trên cơ sở quy phạm pháp luật này, thì bất kỳ người nào có hành vi nguy hiểm cho xã hội, mục đích làm những việc phạm pháp xâm hại tới khách thể được Nhà nước bảo vệ như: Chính quyền nhân dân, tính mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân và tập thể thì dù chỉ là hành vi chuẩn bị công cụ phương tiện "phạm pháp" thì cũng bị bắt giữ, để điều tra và xử lý. Với những quy định này sẽ góp phần ngăn chặn tội phạm xảy ra, có tính chất răn đe giáo dục người khác để ổn định trật tự xã hội và công bằng trong việc xác định TNHS.
Đối với những tội phạm phản cách mạng thì hành vi "âm mưu phạm tội và hành động phạm tội đều bị trừng trị" [37]. Theo nguyên tắc xét xử các tội phản cách mạng thì người nào có hành vi âm mưu và hành động phản cách mạng thì đều bị trừng trị. Như vậy, việc QĐHP đối với các tội phạm này từ khi người đó có âm mưu, đây là giai đoạn đầu tiên của tội phản cách mạng. Đó là tội phạm rất nguy hiểm trong giai đoạn này, nên cần phải trấn áp, ngăn chặn kịp thời. Mặc dù, là âm mưu nhưng âm mưu đó đã được thể hiện ra bên ngoài bằng việc tìm mối quan hệ, bắt mối với các đối tượng khác, trao đổi tư tưởng, bàn bạc… Như vậy, hành động đó đã thể hiện ra bên ngoài, không còn nằm trong ý trí của người đó nữa.
Khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967 cũng quy định "kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà dọa giết cán bộ, nhân viên Nhà nước, bộ đội, công an trong khi họ đang thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm" [45]. Như vậy, hành vi đe dọa để thực hiện mục đích phản cách mạng cũng bị Tòa án quyết định cho hành vi đó từ hai đến mười năm, dù hành vi đó chưa gây ra hậu quả gì và được cấu thành như một tội ở giai đoạn hoàn thành.
Điều 3 Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/03/1976 của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời quy định các tội phạm và hình phạt quy định như sau: "Phạm tội phản quốc hoặc âm mưu lật đổ chính quyền thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình" [19]. Như vậy, việc QĐHP cho tội phạm có âm mưu lật đổ chính quyền thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc bị tử hình.
Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp thì hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định các tội phạm và QĐHP cho các trường hợp ít nghiêm trọng hoặc những tình tiết giảm nhẹ trong tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người là "… nạn nhân chưa chết và cũng chưa bị thương nặng" [38, tr. 249]. Ở đây, nhận thấy rằng việc QĐHP cho trường hợp phạm tội chưa đạt đã giảm nhẹ TNHS nếu "nạn nhân chưa chết". Khi QĐHP Tòa án phải căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để QĐHP cho trường hợp phạm tội chưa đạt có căn cứ đúng pháp luật, không QĐHP quá nặng hay quá nhẹ cho người phạm tội. Việc quy định này, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật cho các trường hợp phạm tội chưa đạt, nhưng cũng không QĐHP quá nặng đối với phạm tội trong trường hợp này.
Bên cạnh các Sắc luật của Nhà nước quy định và hướng dẫn về QĐHP cho các trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, Tòa án nhân dân tối cao, cũng có những văn bản hướng dẫn cho các Tòa án cấp dưới khi xét xử thì việc QĐHP đối với những tội phạm trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt trong các Báo cáo tổng kết hàng năm như:
Báo cáo tổng kết của Tòa án tối cao năm 1962 đã có hướng dẫn xét xử và QĐHP cho tội giết người (nhưng chưa đạt) "đối với những tội cố ý giết người chưa đạt, tuy chưa làm chết người vẫn là một tội cực kỳ nghiêm trọng theo nguyên tắc hình pháp thì Tòa án rất có thể xử phạt như đối với tội giết người đã hoàn thành" [35, tr. 25].
Trong Báo cáo tổng kết số 452-HS2 ngày 10/08/1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử tội giết người, có đoạn viết như sau: "Dự mưu về việc chuẩn bị kế hoạch giết người của can phạm phải được suy nghĩ tương đối kỹ càng trước khi bước vào hành động" [36] hay "tội giết người hoàn thành khi người bị nạn chết, đối với trường hợp giết người nhưng không chết nên thống nhất gọi là "giết người chưa đạt" [36], hoặc báo cáo còn có giải thích về hậu quả, giết người đã hoàn thành thường bị xử nặng hơn giết người chưa đạt vì hậu quả nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp giết người chưa đạt người bị hại bị thương tích nặng hoặc chỉ thương tích nhẹ, khi QĐHP Tòa án cũng có QĐHP nhẹ hơn so với tội giết người đã đạt.
Trong bản Tổng kết thực tiễn vận dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong công tác xét xử của Tòa án khi QĐHP, có kèm theo Công văn số 38-NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao đã nêu: "Hoạt động phạm tội ở giai đoạn nào, mức độ thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, tội phạm đã hoàn thành hay chưa, các nguyên nhân khiến cho tội phạm không thực hiện được tới cùng…" [38, tr. 101].
Tựu chung lại, trong giai đoạn đất nước vừa có chiến tranh và vừa có hòa bình, Nhà nước vừa phải lo chiến tranh vừa phải lo bình ổn xã hội ở miền Bắc, hoặc một thời kỳ đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, với nhiều khó khăn trồng chất, vì những hạn chế về lịch sử và lập pháp, nên chưa có văn bản nào quy định về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt có logic và có hệ thống. QĐHP cho các trường hợp này chỉ quy định giải giác trong các văn bản có tính chất hướng dẫn của Tòa án tối cao về QĐHP,
trong đó có QĐHP với các tội phạm cụ thể nhưng chưa đạt hoặc tội phạm có (âm mưu, biểu hiện ý định phạm tội…) tất cả đều bị Tòa án xét xử và có QĐHP cho những trường hợp này, bởi tính chất và mức độ nguy hiểm tội phạm chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đó.
Theo quan điểm của chúng tôi khi nghiên cứu về các quy định pháp luật đó, dù là các văn bản chưa thống nhất, chưa hoàn thiện nhưng được đánh giá cao những quy định về QĐHP đối với những tội phạm chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Bởi vì, nó hợp lý với hoàn cảnh lịch sử của Nhà nước ta lúc bấy giờ, bản thân những văn bản này đã có nhiều tiến bộ hơn so với những văn bản thời kỳ trước năm 1945 và thời kỳ Phong kiến tàn bạo trước đó. Mọi hành vi "âm mưu phạm tội", "biểu lộ ý định phạm tội" chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt đều phải bị Toà án xét xử và ra QĐHP tùy thuộc vào từng giai đoạn và tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội và các nguyên nhân khách quan khiến cho tội phạm đó không thực hiện được đến cùng. Nhiều nội dung các Sắc luật và bản Tổng kết xét xử của Tòa án tối cao trong giai đoạn (1945 - 1985) vẫn còn nguyên giá trị không chỉ là những giá trị khoa học mà bao gồm cả giá trị thực tiễn cho việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt của Tòa án khi xét xử.
Theo TS. Dương Tuyết Miên cho rằng: ư
"Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, từ sau cách mạng tháng Tám đến trước khi Bộ luạt hình sự Việt Nam ra đời chưa có văn bản pháp luật nào quy định về trường hợp này. Mặc dù có các hướng dẫn của Tòa án tối cao hay các quy định trong Sắc luật chỉ là những quy định có tính chất chỉ là trường hợp riêng lẻ - trường hợp giết người chưa đạt,
hoặc được đề cập với tính chất là một hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chị trách nhiệm hình sự" [25, tr. 25-26].
Có thể nói, đây là thời kỳ đánh dấu những khởi đầu quan trọng cho việc ban hành BLHS Việt Nam năm 1985 và BLHS Việt Nam năm 1999 sau này.