Nghĩa của việc quyết định hình phạt

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 28)

Thứ nhất: Quyết định hình phạt góp phần củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để QĐHP có căn cứ và đúng pháp luật Tòa án phải nhận thức sâu sắc và toàn diện các đường lối chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tòa án là người tuân thủ nghiêm chỉnh các QĐHP và các quy định khác có liên quan. QĐHP do Tòa án tuyên phải tương xứng với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hình phạt và các phán quyết khác do Tòa án tuyên cần phải phù hợp, không quá nặng hoặc quá nhẹ đối với người phạm tội, để người đó thấy rằng việc phải chịu TNHS theo bản án đã tuyên là cần thiết. Trên cơ sở này giúp họ tuân thủ được pháp luật và có tác dụng răn đe, giáo dục người khác tuân thủ pháp luật hoặc từ bỏ ý định phạm tội hoặc không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước. Để làm tốt như những yêu cầu nêu trên, đòi hỏi QĐHP của Tòa án phải đúng pháp luật, có căn cứ, đúng người, đúng tội, không để xảy ra oan, sai cho người vô tội, tạo được lòng tin sâu rộng trong nhân dân về pháp luật, thúc đẩy sự tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Thứ hai: Quyết định hình phạt là cơ sở đầu tiên đạt được mục đích hình phạt.

Điều 27 BLHS năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/06/2009) quy định:

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo

pháp luật và các qui tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm [31]. Như vậy, mục đích của hình phạt bao gồm hai mặt là trừng trịgiáo dục. Việc QĐHP phải đạt được hai mục đích, hai yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, không đề cao việc trừng trị đối với người phạm tội bằng việc tuyên hình phạt quá nặng sẽ dẫn tới tâm lý cho người phạm tội cho rằng hình phạt đã tuyên không thỏa đáng với họ, từ đó sẽ không cố gắng tích cực lao động cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Ngược lại, nếu coi nhẹ việc trừng trị thì QĐHP không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Do đó, bản thân người phạm tội coi thường pháp luật và dư luận xã hội sẽ không tin tưởng vào pháp luật. Từ những nội dung ý nghĩa nêu trên nên cần phải có QĐHP sao cho không quá xem nhẹ tính chất trừng trị và tính chất giáo dục phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba: Quyết định hình phạt là cơ sở nâng cao hiệu quả của hình phạt.

QĐHP là một trong những hoạt động thực tiễn của Tòa án, ở giai đoạn này Tòa án nhân danh Nhà nước chính thức xác nhận về mặt pháp lý một người bị coi là có tội và tuyên hình phạt đối với bị cáo. Điều này thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với hành vi thực hiện tội phạm của bị cáo. Nên QĐHP có ý nghĩa quan trọng như sau:

QĐHP là tiền đề, là điều kiện cho việc đạt được mục đích của hình phạt. Hiệu quả của hình phạt chính là mức độ đạt được mục đích của hình phạt khi áp dụng hình phạt đối với người bị kết án. Hiệu quả hình phạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Chính sách hình sự; QĐHP, chấp hành hình phạt, việc tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong xã hội… Trong tất cả các yếu tố nêu trên chúng tôi nhận thấy rằng việc QĐHP có ý nghĩa quan trọng nhất. Việc chấp hành hình phạt có kết quả tốt, nếu Tòa án QĐHP đúng (đúng người, đúng tội, đúng với các quy định của pháp luật hình sự và

áp dụng chính xác các căn cứ quyết định hình phạt). Nếu QĐHP không đúng thì việc chấp hành hình phạt của người bị kết án sẽ không đạt được mục đích của hình phạt.

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp lý trong nhân dân để nhân dân tự giác chấp hành pháp luật không đạt hiệu quả nếu QĐHP không đúng. Như vậy, chúng có tác dụng qua lại tương hỗ với nhau để đạt được mục đích của hình phạt. Nếu QĐHP quá nặng hoặc quá nhẹ, không tương xứng với hành vi phạm tội sẽ làm cho tội phạm không thấy được tính chất nghiêm minh của pháp luật và những yêu cầu chấp hành trong bản án, dẫn tới việc không tích cực lao động cải tạo trở thành công dân tốt mà vẫn tái phạm tội. Mặt khác, gây ra những dư luận không tốt trong xã hội, làm cho nhân dân không tin tưởng vào pháp luật của Nhà nước và không động viên nhân nhân tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tất cả những điểm không tốt này làm cho QĐHP không đạt được mục đích.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 28)