Khái niệm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 32)

tội chưa đạt

Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 đưa ra khái niệm của trường hợp phạm tội chưa đạt: "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được tới cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của

người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt" [31].

Xu hướng chung của các nhà nghiên cứu trong giới khoa học luật hình sự hiện nay đều thống nhất về khái niệm phạm tội chưa đạt quy định tại Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 (đã được sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009). Khái niệm này là cơ sở để phân biệt tội phạm hoàn thành, chuẩn bị phạm tội và tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm để có QĐHP chính xác với hành vi và mức độ phạm tội cụ thể.

Phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng do những điều kiện khách quan bên ngoài khiến cho tội phạm không thực hiện được như mong muốn. Quá trình này, có thể phân thành các giai đoạn khác nhau như: Hình thành ý định phạm tội, biểu lộ ý định phạm tội, chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành.

Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải hành vi phạm tội nào, hành vi ấy cũng diễn ra như mong muốn của người đó, cho nên có nhiều trường hợp bị cáo không thực hiện trọn vẹn hết quá trình phạm tội mà dừng lại ở nhiều giai đoạn khác nhau do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Dựa vào thực tiễn này, thấy rằng Tòa án cần QĐHP đúng với tính chất và mức độ của hành vi phạm tội, để qua đó không bỏ lọt tội phạm và làm oan, sai cho người vô tội.

Trên thế giới hiện có nhiều nước có chính sách hình sự khác nhau, ở Tây và Đông Âu quy định TNHS khi có hành vi phạm tội chưa đạt. Đối với chính sách hình sự của nước ta, dựa trên hành vi nguy hiểm cho xã hội, và TNHS đặt ra từ khi hành vi phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. QĐHP trong truờng hợp phạm tội chưa đạt Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 được xem là giai đoạn thứ hai của quá trình thực hiện tội phạm một cách cố ý trực tiếp. Có nghĩa là sau giai đoạn tìm kiếm sửa soạn công cụ phương tiện phạm tội và bắt tay vào thực hiệm tội phạm. Phạm tội chưa đạt là người phạm tội cố

ý bằng hành vi hành động hoặc không hành động của mình tác động vào khách thể của tội phạm (người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm).

Phạm tội chưa đạt là một mắt xích trong mô hình của các giai đoạn phạm tội. "Giai đoạn này người phạm tội đã sử dụng những điều kiện thuận lợi cần thiết đã chuẩn bị để thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Nhưng họ không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân khách quan ngăn cản" [9, tr. 203-204].

Như vậy, Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 có ý nghĩa to lớn giúp Tòa án trong việc xét xử, QĐHP nói riêng và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung. Tác giả cho rằng để có QĐHP trong trường hợp phạm tội chưa đạt được chính xác, công bằng đòi hỏi Tòa án là cơ quan duy nhất tiến hành hoạt động phải nhận thức sâu sắc, toàn diện về các căn cứ QĐHP này như sau:

- Các quy định của BLHS;

- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; - Thể hiện ý định phạm tội;

- Những tình tiết khách quan khác khiến cho tội phạm không thực hiện được tới cùng

Bằng việc phân tích trên đây, tác giả đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm này như sau: Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt là việc Tòa án dựa trên các quy định hình sự hiện hành, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ý chí chủ quan thể hiện mức độ của ý định phạm tội, và những tình tiết khách quan khác khiến cho tội phạm không thực hiện được tới cùng. Qua đó đưa ra mức hình phạt phù hợp với người phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt.

Phạm tội chưa đạt là giai đoạn thứ hai sau giai đoạn chuẩn bị phạm tội, chuẩn bị phạm tội phải chịu TNHS với những tội phạm do cố ý ở trường

hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm về những tội định thực hiện đó. Đối với những tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì không phải chịu TNHS.

Việc xác định các dấu hiệu của từng trường hợp phạm tội có ý nghĩa quan trọng khi QĐHP trong trường hợp phạm tội chưa đạt có căn cứ đúng pháp luật.

1.2.2. Ý nghĩa của việc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng của Tòa án, đây là giai đoạn quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và xét xử nói riêng. BLHS Việt Nam năm 1999 quy định ở Chương 7 Phần chung về QĐHP, nhưng không đưa ra định nghĩa về QĐHP, cũng không có định nghĩa pháp lý nào cho việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng như ý nghĩa về các vấn đề nêu ra ở trên. Các nội dung này, chỉ được các nhà khoa học hình sự xem xét, nghiên cứu dưới khía cạnh QĐHP nói chung và vạch ra ý nghĩa thực tiễn của hoạt động QĐHP trong từng trường hợp phạm tội khác nhau.

Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là hoạt động tư duy của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, sau khi xác định tội danh của hành vi chuẩn bị phạm tội với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, hay với các tội phạm tương ứng trong trường hợp phạm tội chưa đạt. Dựa vào cơ sở khoa học này để Tòa án có cơ sở pháp lý khi QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Hình phạt và QĐHP là hai hoạt động riêng biệt nhau. Hình phạt biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự, được áp dụng đối với từng hành vi xâm phạm tới khách thể được luật hình sự bảo vệ. Trong khi đó, QĐHP là hoạt động tư duy của Tòa

án cụ thể là Hội đồng xét xử để đưa ra phán quyết cuối cùng có giá trị pháp lý cao, tác động trực tiếp tới người thực hiện hành vi phạm tội.

Việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt có ý nghĩa quan trọng, nó khác với các trường hợp phạm tội hoàn thành. Người phạm tội chịu mức hình phạt nhẹ hơn so với tội phạm hoàn thành. QĐHP đúng, có căn cứ, cơ sở trong trường hợp này Tòa án phải dựa vào nhiều căn cứ và dấu hiệu phạm tội khác nhau để có mức hình phạt đúng người đúng tội không làm oan người vô tội và cũng không bỏ lọt tội phạm dù tội phạm đó không thực hiện được tới cùng hay chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự thực định của Tòa án, đây là cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt nói chung và từng loại tội phạm nói riêng trong truờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Bởi lẽ hình phạt nhằm: "Phục hồi công lý và công bằng xã hội, giáo dục người bị kết án đồng thời ngăn ngừa việc phạm tội góp phần giáo dục các thành viên khác trong xã hội có ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật (phòng ngừa chung). Mà còn giúp cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm" [2, tr. 22].

Việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt cũng tuân theo một trình tự nhất định như hoạt động QĐHP với tội phạm hoàn thành. Trình tự này, đầy đủ giống với hoạt động pháp lý trong tố tụng hình sự nói chung, cũng dựa trên hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và tuyên một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Sự logic này, làm cho QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt có ý nghĩa

chính trị xã hội ý nghĩa pháp lý quan trọng trong hoạt động cải cách tư pháp hiện nay.

- Quyết định hình phạt với từng trường hợp đúng chính xác, có căn cứ, công bằng với từng tội phạm cụ thể, trong hoạt động chuẩn bị công cụ, phương tiện cụ thể đối với hành vi phạm tội chưa đạt do nhiều nguyên nhân

khác nhau khiến tội phạm không thực hiện được tới cùng. Như vậy, mới có giá trị cho việc phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Nếu mỗi cơ quan Tòa án thực hiện tốt việc QĐHP này, góp phần củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần hỗ trợ việc giáo dục, tuyên truyền người dân có ý thức pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Đặc biệt giúp người dân tôn trọng các giá trị và qui tắc đạo đức trong đời sống xã hội.

- Với các qui định của BLHS Việt Nam năm 1999 về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, thể hiện những giá trị ưu việt so với trước đây, thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa và bình đẳng trước pháp luật. Có sự hợp lý khi người phạm tội chỉ chịu hình phạt ở một giai đoạn nhất định nào đó chứ không toàn bộ những quy định về tội đã xâm phạm tại điều luật được qui định trong Phần các tội phạm của BLHS Việt Nam năm 1999. - Ngoài những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi cho rằng việc QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt còn có ý nghĩa trong hoạt động đấu tranh phòng, chống và giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội

Song song với hoạt động cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền, BLHS Việt Nam trong tương lai gần, cần xây dựng chế định QĐHP với mô hình mới, cụ thể, rõ ràng về khái niệm, chính xác về căn cứ và đúng nguyên tắc chung của pháp luật hình sự Việt Nam.

1.2.3. Các đặc điểm quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)