Các quy phạm về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 59)

b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

2.1.2. Các quy phạm về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

phạm tội chưa đạt

Nghiên cứu các quy phạm tại Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999, thấy rằng các nhà lập pháp đã quy định cụ thể hơn về khái niệm phạm tội chưa đạt là cơ sở duy nhất để phân biệt tội phạm hoàn thành, tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm; cùng với Điều 52 BLHS hiện hành, là có cơ sở pháp lý cho cơ quan tiến hành tố tụng cụ thể là Tòa án ra QĐHP chính xác với hành vi phạm tội đã thực hiện, không làm oan, sai người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.

Theo nội hàm khái niệm phân tích ở trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự, điều này được hiểu là phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm, nhưng do những điều kiện khách quan bên ngoài khiến cho tội phạm không thực hiện được như mong muốn đặt ra. Quá trình phạm tội cố ý có thể phân thành những giai đoạn khác nhau như sau: - Hình thành ý định phạm tội. - Biểu lộ ý định phạm tội. - Chuẩn bị phạm tội. - Phạm tội chưa đạt. - Phạm tội hoành thành.

Thực tế khách quan đã cho thấy rằng, không phải hành vi cố ý thực hiện tội phạm, mong muốn thực hiện tội phạm là đạt được hiệu quả như mong muốn của người đó. Nhiều trường hợp do yếu tố khách quan bên ngoài khiến cho tội phạm không thực hiện được tới cùng nên hành vi đã thực hiện chỉ dừng lại ở các giai đoạn khác nhau. Do đó, các nhà làm luật Việt Nam cho rằng: QĐHP trong mỗi trường hợp cụ thể nêu trên, cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền ra QĐHP là Tòa án, cần nghiên cứu từng trường hợp cụ thể của quá trình thực hiện tội phạm để có quyết định hình có căn cứ, đúng pháp luật. Qua các nghiên cứu thực tiễn xét xử các vụ án hình sự gần đây, các nhà khoa học hình sự Việt Nam, đã chỉ ra rằng ở mỗi nước có chính sách hình sự khác nhau nên việc quy định về QĐHP với từng trường hợp cũng khác nhau.

Xuất phát trên cơ sở, nguyên tắc hành vi nguy hiểm cho xã hội, hầu hết các nước trên thế giới cho rằng TNHS chỉ đặt ra khi có hành vi nguy hiểm

cho xã hội. Pháp luật của các nước Tây và Đông Âu lại quy định TNHS đặt ra ngay khi có hành vi phạm tội chưa đạt. Đối với BLHS Việt Nam năm 1999 và một số nước khác lại quy định TNHS khi có hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. hành vi phạm tội chưa đạt quy định tại Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 có thể xem là giai đoạn thứ hai của quá trình phạm tội. Giai đoạn này, người phạm tội đã cố ý bằng hành vi của mình tác động vào khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ. Điều đó có nghĩa là người đó đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Có thể coi trường hợp này là mắt xích trong mô hình của các giai đoạn phạm tội: "giai đoạn này người phạm tội đã sử dụng những điều kiện thuận lợi cần thiết đã chuẩn bị để thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Nhưng họ không thực hiện đến cùng do những nguyên nhân khách quan ngăn cản" [9, tr. 203-204].

Xem xét, Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 quy định cụ thể về khái niệm phạm tội chưa đạt như sau: "Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội chưa đạt" [30].

TS. Phạm Mạnh Hùng cho rằng:

Trong trường hợp một người thực hiện hành vi chưa thỏa mãn hết dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể do những nguyên nhân mâu thuẫn ngoài ý muốn của người đó thì tội phạm do người đó thực hiện là tội phạm chưa hoàn thành, hành vi của người đó là hành vi phạm tội chưa đạt [20, tr. 46].

Như vậy, việc quy định phạm tội chưa đạt là hành vi cố ý thực hiện tội phạm, nhưng người phạm tội đã không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội, nên người thực hiện hành vi phạm tội chưa đạt phải chịu TNHS.

Có thể đưa ra khái niệm khoa học về hành vi phạm tội chưa đạt như sau: Là hành vi đã được miêu tả trong cấu thành tội phạm, nhưng hành vi phạm tội đó không thực hiện được tới cùng, chưa có hậu quả xảy ra. Hoặc hậu quả đó không phù hợp với hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm. Có hậu quả xảy ra nhưng không phù hợp với mối quan hệ nhân quả, với hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà người đó thực hiện. Hoặc người đó mới thực hiện được một phần trong nhiều hành vi khách quan mô tả trong cấu thành tội phạm.

Về vấn đề này, chúng tôi đồng nhất với quan điểm chung của các nhà nghiên cứu luật pháp về cách hiểu hành vi phạm tội chưa đạt theo quy định của BLHS hiện hành: Là người đó đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm (thực hành) hành vi này đã đầy đủ các dấu hiệu khách quan của của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Phần các tội phạm cụ thể. Hành vi không thực hiện được đến cùng ngoài ý muốn của người phạm tội.

- Người phạm tội đã bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội người đó đã bắt tay vào việc thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể. Khách thể được luật hình sự bảo vệ bị xâm hại đe dọa xâm hại một cách trực tiếp. Việc thực hiện tội phạm là do thúc đẩy của ý trí mong muốn hậu quả xảy ra, động lực thúc đẩy bởi công cụ phương tiện, và các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm, được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Việc thực hiện tội phạm có thể bằng hành vi hành động hoặc không hành động, hành vi đó đã tác động lên khách thể được luật hình sự bảo vệ. PGS.TS. Kiều Đình Thụ cho rằng: "Phạm tội chưa đạt bắt đầu từ thời điểm người phạm tội bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Tức là bắt đầu thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm". Có ý kiến khác cho rằng: "Khi bắt đầu một trong những hoạt động khách quan của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong luật thực định". Nội dung này, được

hiểu là thực hiện một phần hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể. Cả hai quan điểm này đều có điểm chung giống nhau đó là giai đoạn đầu tiên tiến hành bắt đầu thực hiện tội phạm, hành vi đã vượt qua việc chuẩn bị phạm tội.

Sự bắt đầu thực hiện tội phạm còn được mở rộng nghiên cứu trong hành vi không được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Đó là hành vi đi liền trước hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm mà không tách ra được.

Ví dụ: Hành vi nhặt dao để đâm, lắp đạn để bắn trong các tội giết người; hay hành vi cậy khóa, đào tường trong tội trộm cắp tài sản… tất cả hành vi này không được ghi trong cấu thành tội phạm cụ thể. Ở một số nước ngoài coi hành vi thực hiện tội phạm là hành vi người đó sử dụng phương tiện, công cụ đã tìm kiếm sửa soạn để thực hiện ý định phạm tội của mình. Quan điểm này đã hình thành từ thế kỷ XX, tuy nhiên, cho tới nay có nhiều quan điểm khác không đồng nhất với quan điểm nêu trên, vì có những hành vi sử dụng công cụ phương tiện nhưng không chứng minh được ý định phạm tội của người đó. Trong một số hành vi nó chỉ quy định là chuẩn bị phạm tội.

Thứ hai, hậu quả phạm tội chưa xảy ra.

Dưới góc độ khoa học hình sự thì hậu quả phạm tội có nghĩa: "Là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội được pháp luậtt bảo vệ" [9, tr. 152]. Hậu quả phạm tội chưa đạt gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, hậu quả chưa xảy ra, nhưng đã xâm hại, đe dọa xâm hại tới khách thể được luật hình sự bảo vệ, chẳng hạn: hành vi dùng dao để đâm nhưng đâm trượt.

Thứ ba, phạm tội chưa đạt và không thực hiện được tới cùng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội.

- Tội phạm chưa thực hiện hành vi khách quan mà chỉ thực hiện hành vi đi liền trước hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm đó.

- Người thực hiện hành vi phạm tội chưa thực hiện hết cấu thành tội phạm được quy định trong BLHS mà mới thực hiện được một phần hay một số hành vi được quy định trong các mặt của cấu thành tội phạm.

- Người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, nhưng hậu quả chưa xảy ra, hành vi đó đe dọa tới khách thể được luật hình sự bảo vệ, chưa thỏa mãn về hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm cụ thể.

- Tuy hậu quả chưa xảy ra, nhưng không có mối quan hệ nhân quả với hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm đó.

Ví dụ: Nguyễn Văn T dùng dao định giết B, đã đâm B nhiều nhát, làm cho B bất tỉnh, thấy vậy, tưởng B đã chết, T vứt dao bỏ đi. B không chết do có người phát hiện băng bó cầm máu và đưa đi cấp cứu kịp thời.

- Người phạm tội không thực hiệt tới cùng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội. Người đó đã cố gắng hết sức, thực hiện đấy đủ các hành vi cấu thành tội phạm, nhưng hậu quả không xảy ra do tác động khách quan bên ngoài như:

+ Do người bị hại hoặc những người khác phát hiện ra hành vi phạm tội nên đã kịp thời ngăn cản, khiến cho hành vi phạm tội không thực hiện được tới cùng.

+ Do các điều kiện tự nhiên bên ngoài tác động cản trở việc thực hiện tội phạm hoặc khiến cho hậu quả mong muốn phạm tội không xảy ra.

+ Do các nguyên nhân thuộc về chủ thể của tội phạm khiến tội phạm đã không thực hiện được đến cùng. Do người phạm tội thiếu hiểu biết đối với công cụ phương tiện thực hiện phạm tội, hoặc đối tượng tác động của tội phạm, dẫn tới hậu quả phạm tội không thực hiện tới cùng như mong muốn đặt ra. Do bản thân người phạm tội ẩu đoảng, không cẩn thận, thực hiện tội phạm kém cũng dẫn tới hậu quả phạm tội không xảy ra.

Ví dụ: Chiều 27.6.2011 Nguyễn Thị Ý (18 tuổi, quê ở Nghệ An), sinh viên tại chức Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã bị bạn trai giết và cướp tài sản tại ngõ 157 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tối hôm đó. Sau khi rủ cô đi chơi, Nguyễn Duy Quang (21 tuổi, quê Thái Nguyên), sinh viên ĐH Xây dựng đã bất ngờ dùng dây thừng siết cổ và lấy gạch đập liên tiếp vào đầu, Ý bị rách đầu, trơ sọ và tím bầm vùng cổ. Hai cánh tay cô tê liệt, Quang siết cổ, cô ngã xuống đất. Theo phản xạ tự nhiên, cô vùng vẫy để thoát thân nhưng liền đó, Ý cảm thấy tiếp tục bị vật cứng đập vào đầu. Cô đã hình dung ra việc có người muốn giết mình nếu cứ cử động, do vậy, khi thấy người này đưa ngón tay lên mũi mình, Ý ngưng thở, vờ chết. Hung thủ tưởng cô đã tử vong, liền lấy hết tài sản, rồi bỏ đi. Chờ đợi một lúc lâu trong bóng tối và cơn đau buốt từ hàng chục vết thương trên người, Ý cố gắng lết ra đầu ngõ kêu cứu, và được người dân gần đó cho mượn điện thoại liên hệ với người thân và đến công an Phường Láng Thượng trình báo vụ việc. Quang đã bị bắt vài ngày sau đó tại một nhà nghỉ ở Quận Long Biên, Hà Nội [54].

Bên cạnh việc dựa vào các dấu hiệu đặc thù riêng của trường hợp phạm tội chưa đạt, QĐHP trong trường hợp này, còn dựa vào các nguyên tắc chung của QĐHP ngoài ra còn phải dựa vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cụ thể. Cho tới nay, BLHS Việt Nam năm 1999 không quy định nguyên tắc riêng khi QĐHP trong trường hợp phạm tội chưa đạt.

Do vậy, áp dụng với trường hợp phạm tội chưa đạt người phạm tội phải chịu TNHS về tội phạm thực hiện được quy định ở Phần các tội phạm. Tòa án phải xem xét hành vi thực hiện của người phạm tội và hậu quả hành vi đó dựa trên các quy định của điều luật về Phần các tội phạm. Phạm tội chưa đạt thực chất là trường hợp hành vi phạm tội đã bắt đầu thực hiện, đã xâm hại tới khách thể của luật hình sự, nhưng ở mức độ khác nhau do các nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của chủ thể phạm tội, khiến tội phạm không thực hiện được tới cùng.

Có thể khẳng định rằng, qua nghiên cứu với từng loại tội phạm khác nhau trong trường hợp phạm tội chưa đạt, Tòa án khi QĐHP phải tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, còn căn cứ vào các quy định của Luật hình sự có liên quan tới hình phạt nói chung (tại Phần chung của BLHS hiện hành), để QĐHP có căn cứ và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, hay bỏ lọt tội phạm.

Khi QĐHP trong trường hợp phạm tội chưa đạt việc tuân thủ các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là cần thiết có ý nghĩa quan trọng giúp cho bản án tuyên có căn cứ, đúng pháp luật. Hình phạt tương ứng với hành vi và hậu quả xảy ra, và ý chí mong muốn chủ quan của người thực hiện tội phạm, nguyên nhân thúc đẩy thực hiện tội phạm.

Đồng thời, cần có sự so sánh hậu quả của hành vi phạm tội chưa đạt với hậu quả của hành vi phạm tội đã hoàn thành để ra quyết định đúng đắn có căn cứ và đúng pháp luật.

Việc phản ánh nguyên tắc nhân đạo của QĐHP trong giai đoạn phạm tội chưa đạt còn thể hiện là việc truy cứu TNHS trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì mới chịu mức hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình. Đối với trường hợp quy định hình phạt với mức tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999).

Bất cứ hành vi phạm tội chưa đạt nào cũng phải chịu TNHS, không có sự phân biệt đối xử về giới tính, tôn giáo và địa vị xã hội.

Khi QĐHP trong trường hợp phạm tội chưa đạt cần có sự phân biệt với trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là: "Một dạng của phạm tội chưa đạt và có các đặc điểm: hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành phạm tội về hành vi và hậu quả" [9, tr. 203]. Còn phạm tội chưa đạt đã thành là trường hợp cố ý phạm tội nhưng không thực hiện được do những nguyên

nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội nhưng họ đã thực hiện hết hành vi mình dự định làm.

Không QĐHP quá nặng hoặc quá nhẹ với người phạm tội, điều này hoàn toàn có lý khi hành vi phạm tội chưa đạt càng nguy hiểm bao nhiêu thì QĐHP càng phải nghiêm khắc bấy nhiêu. Như chúng ta đã biết, có sự khác nhau cơ bản giữa phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm, bao giờ phạm tội chưa đạt cũng phải chịu hình phạt nặng hơn.

Trong phạm vi áp dụng luật hình sự, Tòa án QĐHP phải dựa vào

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)